Quốc gia NATO duy nhất không có quân đội
Đây là một trong những thông tin quan trọng vừa được chia sẻ trong chương trình “Giao lưu và trao đổi kinh nghiệm giữa các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới và các nhà điều hành Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ lõi 4.0”, do Đại học Quốc gia TP.HCM và Tập đoàn CT Group phối hợp tổ chức với sự tham gia của nhiều tập đoàn công nghệ và các đại học quốc tế, lãnh đạo các ban, ngành, địa phương.Tại sự kiện, các chuyên gia và nhà điều hành cũng đã phân tích về cơ hội, lợi ích của công nghệ bán dẫn mới đối với Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, ngành công nghiệp bán dẫn đang đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao. “Một ngành công nghiệp bán dẫn phát triển mạnh sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam thông qua tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tiến bộ công nghệ và tăng khả năng cạnh tranh toàn cầu, khiến nó trở thành động lực chính cho sự thịnh vượng và đổi mới của quốc gia” - ông Vinh Nguyễn - nguyên Phó chủ tịch ECI Technology chia sẻ.Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ bán dẫn Việt Nam dưới ánh sáng Nghị quyết 57, vươn mình làm chủ công nghệ với sự ủng hộ quốc tế. Ngày 22.12.2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết số 57-NQ/TW đã tạo ra một làn sóng mạnh mẽ, thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn phát triển, là động lực để các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển. Ông Wan Azmi - Giám đốc vận hành CT Semiconductor chia sẻ: “Là công ty thành viên thuộc Tập đoàn CT Group, CT Semiconductor là công ty chuyên về ATP (Semiconductor Assembly - Test - Packaging), là thương hiệu Việt Nam đầu tiên trong lĩnh vực này. CT Semiconductor quyết tâm vươn mình thành một tập đoàn Việt Nam thực sự làm chủ công nghệ bán dẫn”. Cùng bàn luận về các chiến lược phát triển, chương trình nghiên cứu, giáo dục, cơ hội hợp tác quốc tế, các chuyên gia, diễn giả đã chia sẻ nhiều chủ đề và nội dung quan trọng tại Hội thảo như: Sản xuất thông minh trong các công ty OSAT và lợi ích với Việt Nam; Chiến lược R&D và phát triển quy trình; chương trình nghiên cứu/giáo dục về bán dẫn tại các trường đại học quốc tế và chương trình trao đổi sinh viên Việt Nam…Về chiến lược R&D và Phát triển Quy trình, tiến sĩ Changhang Kim - Giáo sư nghiên cứu tại Đại học HanYang chia sẻ rằng: “Để định vị Việt Nam làm chủ trong lĩnh vực bán dẫn, các doanh nghiệp, trường đại học và Chính phủ cần có sự phối hợp chặt chẽ. Các công ty cần nâng cấp năng lực OSAT, đầu tư vào phát triển quy trình dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) và dẫn đầu trong việc áp dụng các công nghệ đóng gói 3D IC và chiplet. Các trường đại học nên tập trung vào phát triển chương trình giảng dạy đóng gói tiên tiến, nghiên cứu đột phá về vật liệu mới và quy trình đóng gói, xây dựng sự hợp tác mạnh mẽ với doanh nghiệp. Các sáng kiến của chính phủ và quan hệ đối tác giữa ngành công nghiệp và học thuật sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực đóng gói bán dẫn tại Việt Nam, giải quyết cả những thách thức hiện tại và những cơ hội trong tương lai”.Sự kiện đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xác định chiến lược phát triển dài hạn cho ngành OSAT tại Việt Nam. Tập đoàn CT Group cam kết tiếp tục đầu tư vào đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. Đồng thời, hội thảo cũng nhấn mạnh các phương án có tính thực tiễn cao để Nghị quyết 57 thúc đẩy ngành OSAT, giúp Việt Nam dần khẳng định vị thế của mình trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. CT Semiconductor là mô hình thí điểm thương hiệu Việt trong ngành bán dẫn toàn cầu.Subscene - website phụ đề phim lớn nhất thế giới đóng cửa
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.
Bảo vệ chủ quyền trên biển - Kỳ 2: Giữ Trường Sa
Sau gần 20 năm giải nghệ, Ngọc Thúy thực hiện bộ ảnh đón năm mới, gây ấn tượng bởi vóc dáng thon thả cùng thần thái cuốn hút. Cựu người mẫu cho biết cô vẫn thường chụp ảnh với chồng con khi đón tết ở Mỹ và chụp ảnh áo dài xuân với bạn bè khi về quê nhà. Tuy nhiên đã lâu rồi cô mới quyết định thực hiện một bộ hình theo hơi hướng high fashion.Gần hai thập niên từ giã sự nghiệp người mẫu, người đẹp có chút lo lắng, e ngại khi làm người mẫu ảnh. Cô nói ban đầu bản thân lúng túng vì sợ quên cách tạo dáng. Tuy nhiên khi tiếng nhạc bật lên, dưới ánh đèn và ống kính, cô như được trở lại những giây phút thăng hoa của thời đỉnh cao.
Live concert Trạm yêu dự kiến diễn ra tại Cung thể thao điền kinh Mỹ Đình vào ngày 8.3. Trước đó, khi chương trình công bố mở bán vé đã gặp tình huống hệ thống quá tải, khiến ban tổ chức phải lên tiếng trấn an khán giả. Một trong những lý do khiến Trạm yêu nhận được sự quan tâm là vì sở hữu dàn nghệ sĩ đình đám, trong đó phải kể đến những gương mặt quen thuộc của show Anh trai vượt ngàn chông gai như NSND Tự Long, Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven, Rhymastic.Trong đó, Soobin Hoàng Sơn là cái tên cuối cùng được ban tổ chức công bố. Năm 2024, nam ca sĩ liên tục gặt hái thành công khi công phá tại các lễ trao giải như Mai vàng, Wechoice Awards, Làn sóng xanh… Trong chương trình “mở bát” này, giọng ca 9X sẽ cùng NSND Tự Long, Cường Seven, Rhymastic ôn lại những kỷ niệm đẹp thời tham gia Anh trai vượt ngàn chông gai, nghiên cứu phát triển thêm những màn trình diễn dành tặng khán giả. Trên trang cá nhân, NSND Tự Long hào hứng chia sẻ về cuộc hội ngộ với các “anh tài” trong live concert sắp tới. Anh chia sẻ: “Táo tôi đã lên thiên đình tham dự buổi chầu cuối năm báo cáo về tình hình hạ giới. Cả thiên đình nghe nói năm qua có chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai hot lắm, vé concert săn hụt hoài ai cũng tiếc hùi hụi. Thế là tôi mời luôn dàn táo ngày 8.3 xuống Cung thể thao điền kinh Mỹ Đình xem Trạm yêu”. Không tham gia Anh trai vượt ngàn chông gai nhưng Hoàng Dũng là người có cá tính, mang dấu ấn riêng đậm nét trong giọng hát và các sáng tác. Hai năm khá im hơi lặng tiếng vừa qua chính là thời gian để anh ấp ủ, cho ra mắt những ca khúc mới như La bàn hay Cuối tuần. Sự có mặt của anh hứa hẹn mang tới những màn kết hợp mới lạ, bùng nổ trong live concert.Trạm yêu - Hẹn ước thời không được chia thành 4 chương, thể hiện 4 giai đoạn tình cảm mà ai cũng có thể đã trải qua. Live concert bắt đầu bằng những rung động ngây ngô - qua những tình yêu nồng thắm, đến những lỡ hẹn cách xa nhau, và cuối cùng là đúng người, đúng thời điểm để vun đắp hạnh phúc. Các nghệ sĩ cũng được sắp xếp xuất hiện ở những trạm dừng này, với những ca khúc phù hợp, để nâng đỡ cảm xúc của khán giả.
Việt Nam có thể đón 20 triệu khách quốc tế trong 2024?
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.