Tâm sự ngày 8.3 của những chị em trẻ tuổi tự tin dù mái tóc bạc trắng
Chiều 2.1.2025, Công an TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của tỉnh Lâm Đồng đến Km 227+100 (QL20) trên đèo Prenn, thuộc địa bàn P.3 (TP.Đà Lạt) tổ chức khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ người đàn ông tử vong trong tư thế treo cổ bên đèo Prenn.Thông tin ban đầu, trưa cùng ngày, người dân phát hiện có một người tử vong trong tư thế treo cổ ở dưới triền đồi bên phải đèo Prenn, hướng từ H.Đức Trọng lên TP.Đà Lạt.Tại hiện trường, người đàn ông tử vong trong tư thế treo cổ trên 1 cành cây, đầu đội mũ, mặc áo trắng bên trong, bên ngoài khoác áo mưa mỏng màu xanh lá cây. Gần đó, cơ quan chức năng phát hiện bóp và giấy tờ tùy thân đã bị đốt cháy đen. Do đó vẫn chưa xác định được nhân thân người xấu số. Sau khi khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng đưa thi thể người xấu số về nhà từ biệt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay Công an TP.Đà Lạt đang phối hợp với các cơ quan chức năng để tìm nhân thân của người đàn ông tử vong.Messi khiến ngôi sao bóng đá kiểu Mỹ phải lo lắng, điều gì đã xảy ra?
Tờ South China Morning Post ngày 19.3 dẫn tài liệu nội bộ cho biết lãnh đạo 80 doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 22-24.3.Trong số đó, các công ty Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất. Cụ thể, những nhân vật nổi bật của Mỹ có tên trong danh sách gồm Tổng giám đốc Tim Cook của Apple, ông Stephen Schwarzman của Blackstone, ông Hock E. Tan của Broadcom, ông Kenneth Griffin của Citadel Investment, ông Bob Sternfels của McKinsey, ông Brian Sikes của Cargill, ông Albert Bourla của Pfizer và ông Rajesh Subramaniam của FedEx.Đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn khác như Saudi Aramco, BHP, Maersk, BMW, Mercedes-Benz, Prudential, Rio Tinto, Schneider Electric, SK Hynix, HSBC, Standard Chartered, Tata Group và Temasek Holdings cũng sẽ có mặt.Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, Đại học Harvard, Đại học Oxford cũng được mời.Theo South China Morning Post, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thường họp cùng các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh mỗi năm sau khi kỳ họp "lưỡng hội" bế mạc.Sự kiện lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài để củng cố nền kinh tế và đối phó với nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất đưa hoạt động sang Mỹ.Bất chấp những hoạt động mở cửa và khuyến khích nhà đầu tư bên ngoài, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tiếp tục giảm.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2025, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chỉ đạt 171,2 tỉ nhân dân tệ (23,7 tỉ USD), giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2024, tổng mức đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc giảm 27%. Bắc Kinh cho rằng việc này là do các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vay vốn tại Trung Quốc, vì họ có thể vay nhân dân tệ với chi phí thấp hơn so với vay USD.Các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp gần 7% tổng số việc làm tại Trung Quốc, 14% thu thuế và 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Chưa rõ các lãnh đạo doanh nghiệp có gặp Chủ tịch nước Tập Cận Bình hay không. Bloomberg hôm đầu tuần đưa tin một số lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài có thể gặp ông Tập vào ngày 28.3 nhưng chi tiết có thể thay đổi.
Chuyện gì đang xảy ra với du lịch Phú Quốc?
Theo thông báo của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đơn vị sẽ chấm dứt toàn bộ hoạt động từ 15.1. Các kênh thuộc VTC như: VTC1 HD, VTC2, VTC3 HD, VTC4 HD, VTC5 HD, VTC6 HD, VTC7 HD, VTC8, VTC9 HD, VTC10 HD, VTC11, VTC14 HD, VTC16 HD sẽ ngừng sản xuất, phát sóng trên tất cả hạ tầng tiếp phát sóng.Nhiệm vụ, chức năng của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC được chuyển về Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).VOV TV và Truyền hình Nhân Dân cũng chính thức dừng hoạt động từ 0 giờ ngày 15.1. Trước đó, Quốc hội TV và Truyền hình Thông tấn dừng hoạt động từ đầu tháng 1.2025.Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC thành lập ngày 19.8.2004 nhằm ứng dụng, thử nghiệm kỹ thuật số trong phát sóng truyền hình. Năm 2015, đài được bàn giao về Đài Tiếng nói Việt Nam quản lý. VOV TV ra đời năm 2008, còn Truyền hình Nhân Dân ra đời năm 2015.Truyền hình Quốc hội được phát sóng thử nghiệm từ tháng 10.2014 - 1.2015. Từ tháng 1.2015, kênh truyền hình chuyên biệt về Quốc hội chính thức khai trương, với nhiệm vụ truyền tải thông tin về Quốc hội, các hoạt động của Đảng và Nhà nước đến các cử tri trên khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.Việc chấm dứt hoạt động của các kênh truyền hình trên được thực hiện theo Nghị quyết 178 của Bộ Chính trị và Kế hoạch 141 của Chính phủ về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy.
Theo báo cáo của Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định gửi Cục CSGT Bộ Công an, khoảng 15 giờ ngày 30.1, bà Nguyễn Thị D. (61 tuổi, trú P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) lái xe ô tô 7 chỗ mang biển số 30G - 156.XX chở theo 8 người khác di chuyển trên QL21, hướng TT.Cổ Lễ (H.Trực Ninh, Nam Định) về TP.Nam Định (Nam Định). Khi đến Km153+500 QL21 thuộc địa bàn P.Nam Vân (TP.Nam Định) thì chiếc xe ô tô lao xuống sông.Vụ việc khiến 7 người chết tại chỗ, gồm bà D, ông Nguyễn Đức C. (69 tuổi, chồng bà D), Nguyễn Ngọc A. (36 tuổi, con bà D), Trần Ngọc Minh K. (8 tuổi, con chị Ngọc A), anh Nguyễn Văn T. (39 tuổi, trú H.Thanh Oai, Hà Nội), chị D. (34 tuổi, vợ anh T), Nguyễn Quang M. (2 tuổi).Chị Nguyễn Ngọc Q. (34 tuổi, con bà D) và cháu Nguyễn Ngọc D. (học sinh lớp 6) bị thương, được đưa đi cấp cứu.Bước đầu, Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định xác định chiếc xe 7 chỗ di chuyển tốc độ chậm để rẽ phải rồi tự đâm vào lan can đường và lao xuống mương, không va chạm với phương tiện nào khác.Công an tỉnh Nam Định đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.Theo thống kê của Cục CSGT, trong ngày 30.1 (tỉnh đến 15 giờ ngày 30.1), toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 50 người. So với ngày cùng kỳ năm 2024 giảm 41 vụ, giảm 9 người chết và giảm 31 người bị thương.Về kết quả xử lý vi phạm, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 3.308 trường hợp vi phạm; tạm giữ 36 xe ô tô, 1.592 xe mô tô, 25 phương tiện khác; tước 191 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 427 giấy phép lái xe.Trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 1.405 trường hợp; vi phạm về tốc độ 567 trường hợp ; chở hàng quá tải trọng 1 trường hợp; quá khổ giới hạn 2 trường hợp; chở quá số người quy định 12 trường hợp; vi phạm ma túy 6 trường hợp.
Bản đồ cổ thời La Mã tái hiện trong bảo tàng ở Rome
"Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.Lễ trao giải năm nay được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 ngày 15.1.2025.Tại mỗi hạng mục giải thưởng, BTC sẽ chọn ra 10 sản phẩm trao giải và lựa chọn Top 3 để trao giải vàng, bạc, đồng. Xuất sắc vượt qua hàng trăm hồ sơ tham dự, giải pháp quản lý và vận hành KCN thông minh T.SIE của TNTech vinh dự đạt giải bạc tại hạng mục "Sản phẩm công nghệ số xuất sắc trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng" - 1 trong 5 hạng mục mới của Make in VietNam 2024.Việc chinh phục giải thưởng Make in Vietnam khẳng định chất lượng vượt trội của sản phẩm T.SIE và vị thế của TNTech trong ngành công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp giải pháp cho KCN thông minh. Trước đó, giải pháp quản lý và vận hành KCN thông minh T.SIE cũng nhận được sự công nhận rộng rãi từ các tổ chức uy tín qua các giải thưởng danh giá như "Thành phố thông minh Việt Nam 2023" và "Sao Khuê 2024".Theo đại diện của TNTech, khởi đầu của giải pháp T.SIE bắt đầu từ nghiên cứu nền tảng công nghệ để giải quyết các bài toán về quản lý an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quản lý năng lượng và tối ưu hóa vận hành các KCN truyền thống.Trong hơn 3 năm phát triển giải pháp, TNTech đã tận dụng mọi nguồn lực, đặc biệt là các nguồn lực chuyên gia ngành từ các đối tác là đơn vị phát triển KCN ROX iPark và công ty quản lý vận hành KCN IMC. Công ty cũng vận dụng những tri thức công nghệ mới và những kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển thành phố thông minh vào phát triển giải pháp quản lý và vận hành KCN. Nhờ đó, giải pháp T.SIE liên tục được tối ưu, đảm bảo tính linh hoạt và triển khai hiệu quả cho các KCN.Khi ứng dụng T.SIE, các KCN sẽ được tích hợp các công nghệ giám sát chất lượng không khí, nước thải, khí thải; hệ thống giám sát năng lượng; hệ thống giám sát và cảnh báo sớm về các nguy cơ cháy nổ (PCCC) và tai nạn lao động. Nhờ đó, các KCN sẽ quản lý hiệu quả hơn các yếu tố môi trường, tối ưu hóa sử dụng năng lượng, giảm thiểu rủi ro về cháy nổ, tai nạn, đảm bảo an toàn về tài sản và con người. Các dữ liệu giám sát thu thập được sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kịp thời và chính xác, nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn lao động.Ngoài việc tối ưu vận hành, T.SIE còn tích hợp các nguyên tắc ESG (Environment - môi trường, Social - xã hội và Governance - quản trị doanh nghiệp), giúp các KCN hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn ESG.Theo ước tính, thời gian triển khai giải pháp quản lý và vận hành thông minh T.SIE cho mỗi khu công nghiệp sẽ từ 2-5 tháng, bao gồm khảo sát hiện trạng, lắp đặt hệ thống đến đào tạo vận hành. Tuy nhiên, thời gian triển khai còn phụ thuộc vào tầm nhìn dài hạn và cam kết mạnh mẽ về chuyển đổi số của các đơn vị quản lý khu công nghiệp.Hiện giải pháp T.SIE đã được triển khai tại KCN Quang Minh (Hà Nội) và sẽ được nhân rộng tại các KCN do ROX iPark phát triển. Trong tương lai, TNTech sẽ tiếp tục cải tiến và nâng cấp giải pháp T.SIE để phù hợp hơn với yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Công ty dự kiến sẽ phủ sóng sản phẩm tới các tỉnh thành trọng điểm về khu công nghiệp, từ đó hướng ra toàn quốc.