Trường Sa - Tuyến đầu tổ quốc: Điểm nóng Huy Gơ, Ken Nan
Sáng 12.2, sau khi nghe các tờ trình tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều luật Tổ chức Quốc hội và luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Góp ý dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại tổ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nói, dự thảo luật như một "cuộc cách mạng" trong công tác xây dựng, ban hành văn bản pháp luật khi rút ngắn thời gian từ khi khởi thảo cho tới lúc thông qua từ 22 tháng xuống còn 10 tháng. "Thậm chí theo quy trình rút gọn chỉ còn 2 tháng", bà Hoa nói, cho rằng việc thay đổi này đáp ứng thực tiễn diễn biến nhanh hiện nay.Cũng đánh giá việc rút ngắn, linh hoạt việc soạn thảo, ban hành văn bản pháp luật là thay đổi lớn trong dự án luật sửa đổi lần này, song quyền Chủ tịch UBND Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chỉ ra, việc này cũng có "mặt mất" là rủi ro chất lượng văn bản pháp luật sẽ thấp."Khi ban hành ra sẽ lại có nhiều vướng mắc thực thi do quy định chưa hết các trường hợp hoặc ngôn từ chưa minh bạch. Chưa đánh giá kỹ tác động nên đưa ra quyết định cực đoan. Làm gấp nên người dân và doanh nghiệp không có thời gian chuẩn bị thích ứng, gây xáo trộn sản xuất, thương mại, đời sống", ông Đồng nêu các rủi ro có thể phải đối mặt khi rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản.Cùng đó, ông Hà Sỹ Đồng nhìn nhận, việc rút ngắn thời gian lấy ý kiến, tham vấn, đăng tải công khai cũng làm giảm cơ hội tham gia ý kiến, thậm chí không cho phép tham vấn ý kiến khi thực hiện theo thủ tục rút gọn. Ông Đồng đề nghị, việc đăng tải công khai các dự thảo và lấy ý kiến cần phải được làm kỹ để bổ khuyết cho những rủi ro của quy trình linh hoạt.Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) thì tán thành khi dự thảo luật bổ sung quy định nâng cao chất lượng báo cáo đánh giá tác động chính sách. Tuy nhiên, ông đề nghị bổ sung yêu cầu cơ quan thẩm định phải đánh giá chất lượng của báo cáo đánh giá tác động chính sách, vì không thẩm định thì vẫn là hình thức.Thảo luận tại tổ TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị quán triệt tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", giao thẩm quyền nhiều hơn cho HĐND cấp tỉnh trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo ông Mãi, tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định cần được cụ thể hóa ngay ở khâu xây dựng thể chế. "Cần giao thêm thẩm quyền cho HĐND cấp tỉnh; mở rộng năng lực xây dựng chính sách cho chính quyền địa phương. Đây là việc hoàn toàn khả thi đối với những địa phương như Hà Nội, TPHCM", ông nói.Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận, T.Ư không nên "ôm" quyền, đặc biệt là trong việc ban hành những văn bản, nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh thường xuyên trong thực tế.Ông phân tích, ngay cả kinh phí xây dựng pháp luật của địa phương, vốn không lớn, cũng được quy định là vừa thực hiện theo cơ chế khoán sản phẩm, vừa theo luật Đầu tư công, dẫn đến nhiều khó khăn, chậm trễ."Kinh phí xây dựng pháp luật không lớn nên làm theo quy định về chi thường xuyên thôi. Giờ vài trăm triệu cũng phải đấu thầu, khám sức khỏe cho cán bộ cũng đấu thầu. Một bệnh viện ở Bình Dương trúng thầu, thế là cán bộ TP.HCM rồng rắn lên Bình Dương để khám", ông Mãi phản ánh.Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM nói, kinh phí xây dựng, ban hành một nghị quyết của HĐND cấp tỉnh chỉ có 30 triệu đồng, mà thực hiện theo luật Đầu tư công thì phải trải qua rất nhiều quy trình thủ tục.Một nội dung khác cũng khiến bà Hạnh băn khoăn là dự thảo luật không quy định rõ việc HĐND ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù. Trong 3 năm qua, TP.HCM ban hành 30 nghị quyết về chính sách đặc thù. Tuy nhiên, nay dự thảo hiện hành lại không quy định rõ là tới đây HĐND thành phố có được ban hành chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương hay không. "Tôi đọc hết hồ sơ chưa hiểu lý do vì sao không quy định HĐND ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù, trong khi hình thức văn bản pháp quy này rất cần thiết", bà Hạnh phát biểu.Kiều hối chuyển về TP.HCM hơn 2,8 tỉ USD trong 3 tháng qua
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
‘Máy tính bỏ túi’ thẻ tre, nghệ thuật tính toán sơ khai độc đáo thời cổ đại
Làm khách trên sân Vinh của SLNA, CLB Công an Hà Nội (CAHN) đặt mục tiêu giành trọn 3 điểm để chen chân vào tốp 4. Đội bóng ngành công an cũng được dự đoán sẽ không gặp nhiều khó khăn khi sở hữu dàn cầu thủ chất lượng và phong độ tốt hơn hẳn SLNA.Tuy nhiên, trong hiệp 1, đội bóng của HLV Polking gặp nhiều khó khăn ở mặt trận tấn công. Phải nhờ đến sai lầm của thủ thành Văn Việt phía SLNA ở phút 39, CLB CAHN mới tìm được bàn mở tỷ số. Lợi thế dẫn bàn của đội khách cũng không duy trì được lâu khi đến phút 45, ngoại binh Kuku của SLNA đánh đầu chính xác, đưa trận đấu về vạch xuất phát. Đến hiệp 2, CLB CAHN đẩy cao sức ép nhằm tìm thêm bàn thắng. Dù tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng các chân sút của CLB CAHN lại kém duyên, không thể xuyên thủng lưới của SLNA và chấp nhận trận hòa 1-1.Bị cầm chân 1-1 trên sân Vinh, CLB CAHN bỏ lỡ cơ hội chen chân vào tốp 4. Đội bóng của HLV Polking có 21 điểm, tiếp tục đứng vị trí thứ 6. Đồng thời, khoảng cách giữa họ và đội đầu bảng Nam Định giờ đây đã được nới rộng lên thành 9 điểm. Phía đối diện, CLB SLNA có 13 điểm, đứng vị trí thứ 13.Trận thắng quan trọng trên sân Bình Định giúp CLB Bình Dương có 24 điểm sau 15 trận, vươn lên đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng. Ở chiều ngược lại, CLB Bình Định có 13 điểm, đứng vị trí thứ 12. CLB Bình Định hiện đã bị đội xếp sau là CLB SLNA cân bằng về điểm số và chỉ có thể xếp trên nhờ có hiệu số tốt hơn. Cuộc chiến nhóm cuối, tránh rớt hạng đang rất căng thẳng.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Ngày 8.1, đoàn công tác Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.HCM phối hợp Công an Q.Bình Tân tổng kiểm tra an toàn về PCCC, cứu nạn, cứu hộ tại Bến xe miền Tây.Báo cáo công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ, đại diện Công ty cổ phần Bến xe miền Tây cho biết, bến xe có tổng diện tích đất 47.398 mét vuông, trong đó diện tích bãi đậu xe là 42.290 mét vuông, diện tích văn phòng, quầy bán vé, phòng chờ là hơn 5.000 mét vuông, với tổng số 153 nhân viên.Theo báo cáo, từ lâu, Bến xe miền Tây đã xây dựng phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, hệ thống chữa cháy trong và ngoài nhà. Công tác kiểm tra PCCC tại văn phòng làm việc, điểm thuê mặt bằng được diễn ra hằng tháng. Bến xe cũng có một đội chữa cháy gồm 40 thành viên được đào tạo, có khả năng ứng phó tình huống cháy ban đầu...Sau khi thông qua báo cáo, lúc 9 giờ cùng ngày, đoàn công tác đã kiểm tra thực tế.Kết quả kiểm tra cho thấy, nhìn chung công tác PCCC tại Bến xe miền Tây được đảm bảo, nhưng tại khu vực bãi giữ xe còn tồn tại những hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.Cụ thể, đoàn công tác phát hiện bên trong bãi xe có nhiều xe máy do người dân đến gửi, rồi "bỏ quên" nhiều năm, hiện trạng đã cũ nát tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao; xe đậu san sát nhau thành 3 hàng, gây khó trong quá trình xử lý sự cố cháy nổ; xe điện và xe xăng xếp chung nhau, chưa có khu vực riêng; khách đến còn sử dụng nguồn nhiệt là thuốc lá vứt tàn tại chỗ; hệ thống chữa cháy tự động tại bãi xe chưa đạt tiêu chuẩn.Đại diện Công an Q.Bình Tân cũng yêu cầu công ty trang bị mặt nạ phòng độc, cải thiện hệ thống chữa cháy tự động; tập huấn về PCCC và cứu nạn cứu hộ cho tài xế đối với loại xe trên 29 chỗ ngồi.Đặc biệc, công ty cần tăng cường giám sát nhà xe, lái xe, tránh việc vận chuyển các mặt hàng nguy hiểm, trong đó có pháo.Đoàn công tác đề nghị công ty sớm khắc phục những hạn chế nói trên, phòng tránh nguy cơ cháy nổ, đặc biệt là trong dịp cận tết, lượng phương tiện và người dân tăng đột biến.
Joel Embiid phong độ hủy diệt, nối dài chuỗi trận 30-10 lên con số 12
Bắt đầu từ năm 2025, hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị tăng mức xử phạt hành chính, bên cạnh đó còn có thêm các mức hình phạt bổ sung như trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX) hoặc tước quyền sử dụng GPLX.Cụ thể, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168/2024) từ ngày 1.1.2025 (thời điểm Nghị định 168/2024 có hiệu lực), mức xử phạt với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông được chia thành 3 ngưỡng, gồm: nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở; vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở; vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.Trong đó, nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở bị phạt hành chính từ 2 - 3 triệu đồng với người điều khiển xe máy và 6 - 8 triệu đồng với người điều khiển ô tô. Ngoài ra, người vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng này còn bị trừ 4 điểm GPLX.Trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng với người điều khiển xe máy và 18 - 20 triệu đồng với người điều khiển ô tô. So với quy định trước đây tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt với hành vi này quy định tại Nghị định 168/2024 tăng từ 2 - 4 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng này còn bị trừ 10 điểm GPLX.Với trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở. Ngoài việc bị xử phạt từ 8 - 10 triệu đồng với người điều khiển xe máy, hay từ 30 - 40 triệu đồng với người điều khiển ô tô, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.Mức phạt này được cho là khá cao nhưng thực tế, trong những ngày nghỉ Tết nguyên đán 2025, nhiều người vẫn chủ quan, dẫn đến việc vi phạm luật giao thông liên quan đến lỗi nồng độ cồn. Cụ thể, theo báo cáo nhanh của Cục CSGT Bộ Công an, trong ngày 31.1 (tức mùng 3 tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông khiến 33 người chết và 52 người bị thương.Về công tác xử lý vi phạm, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 4.814 trường hợp vi phạm; tạm giữ 62 xe ô tô, 2.222 xe mô tô, 34 phương tiện khác; tước 283 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 808 trường hợp. Trong đó, 2.012 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 974 trường hợp vi phạm tốc độ, 8 trường hợp vi phạm về ma túy, 27 trường hợp chở quá số người quy định… Riêng trên tuyến QL1A, lực lượng CSGT đã bố trí 152 ca, kiểm soát 6.600 phương tiện, qua đó phát hiện, lập biên bản xử lý 662 trường hợp vi phạm. Trong số này, có tới 203 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.Như vậy, có thể thấy dù mức xử phạt với hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn khá cáo nhưng thực tế nhiều người vẫn vi phạm dẫn đến việc bị xử phạt.