Quản chặt môi giới bất động sản
Vườn sen quanh nhà là không gian quây quần của gia đình chị Thảo. Bên tiếng nói cười đùa cùng hương thơm ngào ngạt của hoa, cả gia đình chị Thảo thưởng trà và trò chuyện cùng nhau vào buổi tối.Thạch 'đá' làm rau
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Giải bóng đá tranh Cúp Báo Đại biểu Nhân dân đã tìm ra nhà vô địch
Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Lê Minh tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST) vừa đưa ra một phương pháp mới, hứa hẹn giúp các ứng dụng về hỏi đáp tự động và trợ lý ảo trở nên "thông minh" hơn. Nghiên cứu vừa được giới thiệu tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo châu Âu lần thứ 27 (ECAI) diễn ra ở Tây Ban Nha từ ngày 19 - 24.10.Giải thích rõ hơn khi trả lời Thanh Niên, Giáo sư Minh cho biết: "Các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại thường tạo ra các câu trả lời dài dòng và thiếu tin cậy. Để giải quyết những vấn đề này, chúng tôi đã giới thiệu một phương pháp mới gọi là ANSPRE. Phương pháp này tạo ra một "tiền tố câu trả lời" cho LLM, hướng dẫn LLM tạo ra các cụm từ trả lời ngắn gọn và chất lượng cao cũng như đáng tin cậy".Theo đó, các kết quả của ANSPRE có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn. Chẳng hạn nhóm của Giáo sư Minh sẽ ứng dụng vào việc phát triển các hệ thống hỏi đáp và trợ lý ảo trong lĩnh vực văn bản pháp luật và y tế.Về các kế hoạch nghiên cứu AI sắp tới, nhóm dự định tiến hành xây dựng một LLM phục vụ cộng đồng trong dữ liệu pháp luật và mở rộng các ứng dụng của ANSPRE trên nhiều miền dữ liệu và các điều kiện khác nhau.Là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học sâu và các mô hình học thống kê, Giáo sư Nguyễn Lê Minh tại JAIST đã dẫn đầu nhiều nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực AI. Ông còn là lãnh đạo Nguyen Lab thuộc JAIST chuyên nghiên cứu về học sâu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Không chỉ phụ trách công tác chuyên môn tại Nguyen Lab và JAIST, ông còn tích cực hỗ trợ quê hương, trong đó có việc phối hợp với nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước xây dựng các chương trình thí điểm liên quan ứng dụng AI trong giảng dạy, tham gia nhiều hội thảo chuyên đề. JAIST có quan hệ rất tốt với các trường đại học ở Việt Nam và Giáo sư Minh cùng viện đã hỗ trợ nhiều du học sinh VN sang Nhật du học, hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ.Theo Giáo sư Minh, Việt Nam có dân số trẻ nên việc đưa AI vào cuộc sống có vai trò rất quan trọng và thực sự cần thiết. Chẳng hạn như làm sao có thể dùng AI để giải quyết những bài toán ưu tiên hiện nay như về giao thông thông minh, mua bán qua mạng, thương mại điện tử... Ngoài ra, ông cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng về nguồn dữ liệu (big data) nên việc kết hợp điều này với AI là rất hợp lý.Giáo sư Minh và gia đình đang sống tại một vùng rất đẹp gần TP.Kanazawa (tỉnh Ishikawa). Cộng đồng người Việt ở đây vẫn giữ tinh thần đoàn kết tốt đẹp được gầy dựng bởi Giáo sư Hồ Tú Bảo (Giáo sư danh dự của JAIST từ 4.2018 - NV), người Việt đầu tiên đến đây.
Trên sân nhà Thống Nhất, CLB TP.HCM không chơi phòng ngự phản công như thường lệ mà tích cực kiểm soát bóng. Thời lượng cầm bóng của "Chiến hạm đỏ" nhỉnh hơn một chút so với CLB Thanh Hóa (51% so với 49%) và họ dứt điểm nhiều hơn (4 so với 2). Tuy nhiên, thầy trò HLV Velizar Popov mới là những người có bàn thắng duy nhất trong 45 phút đầu tiên. Ngay phút thứ 7, Igor Silva chạy chỗ khôn ngoan, chọn vị trí tốt để có thể bắt vô-lê thành bàn sau pha đá phạt của Viết Tú. CLB Thanh Hóa có lợi thế về mặt tỷ số sau khi hiệp 1 kết thúc nhưng họ bất lợi về mặt nhân sự. Phút 45+3, trọng tài Lê Vũ Linh rút thẻ vàng thứ 2 dành cho HLV Popov, truất quyền chỉ đạo của chiến lược gia người Bulgaria. Ông Linh cho rằng truyền trưởng của CLB Thanh Hóa đã phản ứng thái quá. Phút 45+9, trợ lý HLV Hoàng Thanh Tùng cũng bị thẻ đỏ vì lỗi phản ứng. Trọng tài Linh còn rút tổng cộng 6 thẻ vàng.Sang hiệp 2, CLB TP.HCM tiếp tục tích cực chơi tấn công để tìm kiếm bàn gỡ. Những nỗ lực của họ mang lại thành quả ở phút 53. Sau một pha dàn xếp tấn công biên tương đối tốt, Mạnh Cường có mặt đúng lúc, đúng chỗ để đệm bóng tung nóc lưới khung thành thủ môn Trịnh Xuân Hoàng, đưa trận đấu về thế cân bằng. Phút 77, Nguyễn Thái Quốc Cường, em họ tiền đạo Nguyễn Công Phượng, tung cú sút rất căng từ ngoài vòng cấm. Bóng vô tình chạm vào người Thanh Long và đổi hướng, khiến thủ thành Xuân Hoàng không thể cản phá. CLB TP.HCM vươn lên dẫn trước 2-1. Nhưng cũng chỉ 5 phút sau, Doãn Ngọc Tân tỏa sáng rực rỡ với siêu phẩm sút xa, gỡ hòa 2-2 và thắp sáng cơ hội giành 3 điểm cho CLB Thanh Hóa. Tuy nhiên, trong những phút còn lại, cả 2 đội đều bất lực trong việc làm rung mành lưới đối phương và chấp nhận chia điểm. Với kết quả này, CLB Thanh Hóa không thể đòi lại ngôi đầu bảng từ tay đội Nam Định. Thầy trò HLV Popov có 23 điểm, kém đội dẫn đầu 1 điểm nhưng đá ít hơn 1 trận nên vẫn còn nhiều cơ hội vươn lên. Trong khi đó, CLB TP.HCM đã có 15 điểm và đứng ở vị trí thứ 9. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Top 10 kem dưỡng trắng da ban đêm chống lão hóa từ các thương hiệu nổi tiếng
Tại TP.HCM, sức tiêu thụ ổn định, lượng heo về các nhà máy tăng nhẹ để chuẩn bị đó kỳ nghỉ lễ dài ngày. Lượng heo về thành phố đạt khoảng 6.000 con/ngày. Giá heo mảnh tại chợ đầu mối dao động 71.000 - 76.000 đồng/kg. Giá thịt heo phổ biến như: thịt ba rọi 110.000 đồng/kg, sườn non từ 143.000 đồng/kg, sườn già 98.000 đồng/kg, nạc vai 99.000 đồng/kg, chân giò rút xương 108.000 đồng/kg, ba rọi rút xương 168.000 đồng/kg…