Trao tiền giúp các hoàn cảnh khó khăn
"Hừm, nếu mỗi lần tôi biết mình có thêm anh chị em cùng cha khác mẹ qua Reddit mà được một đồng xu, thì tôi đã có hai đồng rồi. Không phải là nhiều, nhưng việc này xảy ra đến hai lần thì cũng kỳ lạ nhỉ?", Vivian Wilson viết trên video TikTok của mình vào ngày 15.2 vừa qua.Bài đăng của Vivian Wilson xuất hiện chỉ một ngày sau khi Ashley St. Clair - nhà hoạt động xã hội kiêm nhà văn, tuyên bố rằng cô đã sinh con cho CEO tập đoàn Tesla.Chưa dừng lại ở đó, vào ngày 16.2, Vivian Wilson - con gái 21 tuổi của Elon Musk với người vợ đầu tiên Justine Wilson - tiếp tục đăng video trên TikTok, kể lại trải nghiệm tương tự khi cô phát hiện ra sự tồn tại của người em trai cùng cha khác mẹ khác là Techno Mechanicus, thông qua một bài đăng trên Reddit."Tôi phát hiện ra mình có thêm một người em trai nhờ Reddit. Đây là chuyện có thật đã xảy ra với tôi", Vivian Wilson bàng hoàng nhớ lại.Theo Vivian Wilson, sự việc này xảy ra vào năm 2022, khi cô và Grimes (bạn gái cũ của Elon Musk) không liên lạc với nhau trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, Vivian Wilson khẳng định rằng giữa họ không hề có mâu thuẫn hay bất hòa, chỉ đơn giản là không nói chuyện vào thời điểm đó. Dù vậy, Grimes cũng không chủ động thông báo cho cô biết về việc mình đang mang thai.Vào tháng 3.2022, Vivian Wilson tình cờ đọc được một bài đăng có nội dung: "Không thể tin được là Grimes lại sinh thêm một bé Axolotl nữa". "Tôi hoàn toàn không biết chuyện này vì chẳng ai nghĩ đến việc thông báo cho tôi!", Vivian Wilson nói trong video với vẻ đầy bất ngờ. Cô chia sẻ rằng mình đã bị "sốc hoàn toàn" khi biết tin.Mặc dù thừa nhận rằng cô là "người cuối cùng biết chuyện" về sự ra đời của Techno Mechanicus, nhưng Vivian Wilsoncho cho rằng điều đó cũng "hợp lý".Trong khi đó, Ashley St. Clair khẳng định rằng cô đã sinh con cho Elon Musk vào năm ngoái: "Năm tháng trước, tôi đã chào đón một thiên thần nhỏ đến thế giới này. Elon Musk là cha của đứa bé", cô viết trên nền tảng X vào ngày 14.2.Người đại diện của Ashley St. Clair cũng đưa ra tuyên bố trên X, cho biết rằng cô và Elon Musk đã âm thầm làm việc để đi đến một thỏa thuận về việc nuôi dưỡng đứa trẻ.Vợ chồng đang nuôi con nhỏ vẫn theo đồng bọn chém người
Trận chung kết giữa hai đội Vietnam Airlines và đội Đài Truyền hình Việt Nam diễn ra hấp dẫn, kịch tính khi hai hiệp thi đấu chính thức kết thúc với tỷ số hòa 1-1. Và Vietnam Airlines đã lần đầu tiên lên ngôi vô địch giải bóng đá các cơ quan T.Ư mở rộng tranh Cúp Báo Đại biểu Nhân dân sau khi giành chiến thắng 5-3 ở loạt đá luân lưu 11 m.
Quyền Linh xót xa khi mẹ đơn thân xinh đẹp khóc nghẹn trên show hẹn hò
Trận đấu giữa đội Trường ĐH Sài Gòn và Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM diễn ra lúc 15 giờ ngày 5.1, sau đó là trận còn lại ở lượt thứ 2 nhóm 5 diễn ra giữa đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM gặp đội Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn lúc 17 giờ 30 cùng ngày.Ở lượt ra quân, đội Trường ĐH Sài Gòn là tân binh của giải TNSV, nhưng ra mắt tưng bừng khi thắng đậm đội Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn với tỷ số 3-0, trong khi đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cũng thắng đậm đội Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM với tỷ số 4-0 để tạm giữ ngôi đầu bảng.Do đó, ở lượt thứ 2, nhờ thi đấu trước, đội Trường ĐH Sài Gòn sẽ phải nỗ lực giành tiếp chiến thắng trước đội Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM để giành ngôi đầu bảng. Qua đó, tạo áp lực cho đội cạnh tranh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM trong trận đấu sau khi gặp đội Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn.Tuy nhiên, đội Trường ĐH Sài Gòn sẽ gặp thử thách không nhỏ, khi đội Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng sẽ hết sức nỗ lực để tìm trận thắng nuôi hy vọng. Trên hết, các đội đều không bao giờ có ý định buông xuôi, trong khi cơ hội vẫn còn và yếu tố bất ngờ luôn xảy ra ở giải TNSV vốn là đặc điểm lâu nay.Nếu giành chiến thắng, đội Trường ĐH Sài Gòn sẽ bước vào trận cuối gặp đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM lúc 9 giờ ngày 10.1 mang tính quyết định cho ngôi đầu lấy suất dự vòng play-off. Trong khi đội Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM chỉ có chiến thắng mới giữ hy vọng, và lượt cuối gặp đội Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn lúc 15 giờ cùng ngày cũng phải giành tiếp chiến thắng.
Tham gia đoàn công tác với Tổng Bí thư Tô Lâm có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các lãnh đạo một số số bộ, ban, ngành…Theo báo cáo của tỉnh Gia Lai, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân 6,21%/năm, GRDP bình quân đầu người ước đạt trên 75 triệu đồng. Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Gia Lai kiến nghị T.Ư quan tâm bố trí vốn cho các dự án hạ tầng quan trọng thúc đẩy liên kết vùng như: Dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku; nâng cấp cảng hàng không Pleiku lên cấp 4C; bố trí nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số; nâng tỷ lệ bổ sung nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước…Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đánh giá: Giao thông kết nối địa phương ở Gia Lai còn khó khăn, nhất là các trục ngang kết nối Gia Lai với vùng duyên hải Nam Trung bộ; không có nhà đầu tư chiến lược, thu hút đầu tư hạn chế…Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Gia Lai cần sớm đầu tư các trục ngang kéo Tây nguyên về với biển, trong đó có tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đã thống nhất chuyển dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sang đầu tư công, nếu có nguồn vượt thu trong năm 2025 sẽ bố trí làm ngay.Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình thông tin thêm: Chính phủ đã giao 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định làm chủ đầu tư dự án này. Để đẩy nhanh tiến độ, phần giải phóng mặt bằng được tách thành dự án riêng, giao cho các địa phương làm trước để thuận lợi trong thực hiện dự án.Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao vai trò vị trí chiến lược quan trọng của Gia Lai về chính trị xã hội, an ninh quốc phòng ở khu vực Tây nguyên cũng như cả nước. Theo Tổng Bí thư, Gia Lai là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển như nguồn lực đất đai dồi dào, khí hậu tốt, là tiền đề của nông nghiệp quy mô lớn, du lịch, năng lượng tái tạo. Tổng Bí thư yêu cầu tỉnh Gia Lai đẩy mạnh phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột: Nông nghiệp, du lịch, thu hút đầu tư. Gia Lai phải tăng cường mời gọi doanh nghiệp vào đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.Tổng Bí thư Tô Lâm cũng bày tỏ sự lo ngại và sốt ruột khi thời gian qua nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội Gia Lai đặt ra không hoàn thành, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tổng Bí thư chỉ đạo đưa định hướng quyết tâm phát triển Gia Lai thành tỉnh khá dựa trên nông nghiệp hữu cơ, đa dạng sinh thái và văn hóa. "Gia Lai cần nhanh chóng rà soát các chỉ tiêu chưa thực hiện được, tháo gỡ các điểm nghẽn phát triển để tạo bước đột phá mới trong thời gian tới", Tổng Bí thư lưu ý.Tổng Bí thư cũng yêu cầu tỉnh Gia Lai phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế số, đổi mới sáng tạo, hạ tầng giao thông, thủy lợi; thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao đóng góp khu vực kinh tế này vào GRDP của tỉnh; nâng cao hiệu quả các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã; chú trọng đầu tư phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, cải thiện an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân.Tổng Bí thư đề nghị các bộ, ban, ngành xem xét, nghiên cứu giải quyết cụ thể các kiến nghị của tỉnh, hỗ trợ tối đa cho Gia Lai phát triển nhanh, hiệu quả trong thời gian tới. Tổng Bí thư tin tưởng tỉnh Gia Lai sẽ có những bứt phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo những nền tảng vững chắc để phát triển nhanh, bền vững, toàn diện trong thời gian tới, nhân dân có cuộc sống ấm no, vui tươi, hạnh phúc, vững bước cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh.Dịp này, Tổng Bí thư đã tặng công trình trạm y tế trị giá 5 tỉ đồng cho xã Glar, H.Đak Đoa (Gia Lai) nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân.Cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác tới thăm, làm việc với Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng).
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả chóng mặt, rối loạn tiền đình
Ngày 5.1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước phối hợp Thị ủy Phước Long, tổ chức hội thảo khoa học "Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc chiến lược của chiến thắng Chiến dịch Đường 14 - Phước Long" với sự tham dự của các nhà khoa học, tướng lĩnh, sĩ quan quân đội, cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử...Tại hội thảo, đã có 33 bài tham luận đều có chung nhận định, chiến thắng Chiến dịch Đường 14 - Phước Long đã khẳng định ta có đầy đủ tinh thần và lực lượng mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam. Chiến thắng cũng thể hiện bước phát triển mới về nghệ thuật quân sự Việt Nam, nhất là nghệ thuật tổ chức và thực hành tác chiến chiến dịch. Chiến thắng Phước Long cũng được coi là đòn trinh sát chiến lược cực kỳ xuất sắc và thành công, làm thay đổi cục diện trên địa bàn chiến lược quan trọng.Thiếu tướng, PGS-TS Vũ Quang Đạo, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cho biết: "Thắng lợi của Chiến dịch Đường 14 - Phước Long có giá trị và ý nghĩa trên nhiều mặt, trực tiếp tác động tới quyết tâm của Đảng ta để tiến tới kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước"."Bài học về xây dựng và sử dụng đòn trinh sát chiến lược không chỉ có giá trị trong lĩnh vực quân sự, trong sự nghiệp xây dựng và củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; mà còn hết sức ý nghĩa trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", thiếu tướng Vũ Quang Đạo khẳng định.Tương tự, PGS-TS Hà Minh Hồng, nguyên Trưởng khoa Lịch sử Đảng, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho rằng, giá trị chiến lược của trận thắng Phước Long đã làm cho Mỹ không thể vào lại miền Nam và chấp nhận thực tế chiến tranh Việt Nam đã kết thúc. Chính quyền và quân đội Sài Gòn cho dù còn đầy đủ bộ máy và lực lượng, nhưng không còn khả năng chiếm giữ và chịu thất bại hoàn toàn. "Chiến dịch Đường 14 - Phước Long giải phóng hoàn toàn một tỉnh ở miền Nam, đưa đến quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam bằng sức mạnh của cả dân tộc 'một ngày bằng 20 năm'. Thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên Tư lệnh các lực lượng vũ trang Quân giải phóng miền Nam từng nhận định, không có chiến thắng Phước Long thì chưa có Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam ngày 30.4.1975", PGS-TS Hà Minh Hồng nhấn mạnh.Mùa khô 1974 - 1975, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền quyết định sử dụng Quân đoàn 4 để mở Chiến dịch Đường 14 - Phước Long, làm bàn đạp tạo thế đe dọa, tiến công hệ thống phòng thủ của quân đội ngụy Sài Gòn, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng, mở rộng tuyến hành lang vận chuyển nối thông với Tây nguyên.Sau 3 đợt tấn công với 25 ngày chiến đấu, Chiến dịch Đường 14 - Phước Long kết thúc thắng lợi vào ngày 6.1.1975 (ngày giải phóng Phước Long - PV). Quân ta đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân; tạo bàn đạp chiến lược quan trọng uy hiếp hệ thống phòng thủ phía bắc thủ phủ Sài Gòn của địch. Lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta đã giải phóng hoàn toàn một tỉnh ở gần Sài Gòn. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long đã góp phần củng cố vững chắc thêm quyết tâm chiến lược của Đảng ta là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.