Sau Tết Giáp Thìn, bí quyết nào giúp da sáng mịn?
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Manh mối mới về nơi khởi nguồn của loài người
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.
Báo Thanh Niên dự giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc
Mới đây, HLV Shin Tae-yong tỏ ra bức xúc và đã có động thái phản pháo lại trên trang cá nhân mạng xã hội. Vị HLV người Hàn Quốc cho rằng ông đã chịu những tin đồn ác ý từ truyền thông Indonesia. Ông Shin cho biết trong lần đầu tiên lên tiếng kể từ khi rời Indonesia: “Xin chào mọi người, tôi đã trở về Hàn Quốc an toàn và có một kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vui vẻ nhờ sự đón tiếp nồng hậu từ người hâm mộ Indonesia. Tôi vẫn còn nhớ sự hiếu khách tôi nhận được tại sân bay Soekarno Hatta, Jakarta”.“Tôi trở về mà không cần bất kỳ lời giải thích nào vì tôi yêu Indonesia và bóng đá Indonesia. Tuy nhiên, một số phương tiện truyền thông Indonesia vẫn đang đưa tin không đúng sự thật về tôi. Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng không có tin đồn nào hiện nay là sự thật. Nếu tình trạng này tiếp tục, lần sau sẽ không kết thúc dễ dàng như vậy đâu”, HLV người Hàn Quốc nhấn mạnh, nhưng không tiết lộ cụ thể về vấn đề mà ông đang gặp phải.HLV Shin Tae-yong bất ngờ bị Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) chấm dứt hợp đồng vào đầu tháng 1. Trước đó, ông Shin vừa gia hạn hợp đồng dẫn dắt đội bóng xứ vạn đảo đến năm 2027. Theo đó, người được lựa chọn để thay thế cho HLV Shin Tae-yong là cựu danh thủ người Hà Lan - Patrick Kluivert.Theo truyền thông Indonesia, HLV Shin Tae-yong dù đã rời đi nhưng những câu chuyện xung quanh vị “thuyền trưởng” này vẫn là đề tài được bàn tán sôi nổi ở đất nước xứ vạn đảo. Báo chí Indonesia ghi nhận rằng trên thực tế vẫn có lượng lớn người hâm mộ tỏ ra ủng hộ HLV Shin, sau những gì mà ông đã làm được cho bóng đá Indonesia.Cũng trong nội dung đăng tải trên trang cá nhân, HLV Shin Tae-yong bày tỏ: “Cuối cùng, tôi muốn hỏi những người đang tấn công tôi bằng những câu chuyện không đúng sự thật rằng: Các bạn có mục đích phá hủy những gì tốt đẹp mà tôi và bóng đá Indonesia đã đạt được không? Và điều đó sẽ giúp ích gì cho bóng đá Indonesia?”.Liên quan đến HLV Shin Tae-yong, Shin Jae-won (con trai ông Shin) cũng đã bày tỏ sự khó chịu sau khi cha mình vướng phải những tin đồn ác ý, dù đã bị PSSI sa thải và trở về Hàn Quốc. Bên dưới bài đăng của ông Shin, Shin Jae-won bình luận: "Tôi nghĩ đã đến lúc tiết lộ sự thật rồi? Nếu những điều này cứ tiếp diễn, chúng tôi cũng sẽ không im lặng nữa".Trước đó, Shin Jae-won đã từng ám chỉ sẽ vạch trần "mặt tối" của PSSI, về những câu chuyện liên quan đến HLV Shin Tae-yong. Ngay sau khi ông Shin bị PSSI sa thải, Shin Jae-won ngay lập tức chia sẻ: "Chúng ta hãy xem họ sẽ tiến xa thế nào khi không có ông ấy. Ông ấy đã cống hiến hết mình để đưa bóng đá Indonesia có được như hôm nay".HLV Shin Tae-yong bắt đầu gắn bó với bóng đá Indonesia từ năm 2020. Ông được đánh giá đã mang đến bước ngoặt, giúp bóng đá xứ vạn đảo có bước chuyển mình lớn trong thời gian gần đây. Với chính sách chiêu mộ những cầu thủ lai, thành tích của bóng đá Indonesia đã được cải thiện rõ rệt, nhất là khi đội tuyển quốc gia góp mặt ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026 khu vực châu Á.
Tại hội nghị, thượng tá Nguyễn Quang Hương, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh Bình Thuận, công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc giải thể công an 10 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Đồng thời, công bố các quyết định của Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận về sắp xếp, bố trí công tác đối với 17 trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện và 40 phó trưởng phòng, phó trưởng công an cấp huyện.Trước đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sắp xếp, tổ chức tinh gọn bộ máy, có 23 lãnh đạo (10 trưởng phòng, 7 phó trưởng phòng, 6 phó trưởng công an huyện, thị xã) tự nguyện viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi.Để vận hành tổ chức bộ máy mới được thông suốt, mang lại hiệu quả cao hơn, đại tá Lê Quang Nhân, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận đề nghị các đơn vị công an tỉnh, công an cấp xã phải nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy mới, phân công lại nhiệm vụ đối với lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ chiến sĩ một cách phù hợp. "Công an cấp xã khi được tăng cường biên chế cần giải quyết tốt tình hình an ninh trật tự ngay từ cơ sở. Qua đó, góp phần đưa tổ chức bộ máy mới với 2 cấp công an hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn trước đây", đại tá Lê Quang Nhân chỉ đạo.
Hỗ trợ trên 21.600 hồ sơ trực tuyến cho người dân
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.