Nhận định bóng đá Anh vs Ba Lan (1 giờ 45 ngày 1.4): 'Tam sư' giăng bẫy chờ 'Đại bàng'
Ngày 4.3, theo thông tin từ Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, một nữ sinh của trường vừa bị kẻ xấu lừa đảo số tiền 65 triệu đồng với thủ đoạn giả danh cơ quan chức năng để đe dọa.Cụ thể, tối 2.3, N.T.T. (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế) nhận được cuộc gọi từ số lạ, xưng là cơ quan chức năng đe dọa với nội dung T. có liên quan đến đường dây rửa tiền.Nữ sinh viên bị đe dọa, thao túng tâm lý nên đã chuyển vào số tài khoản do người này cung cấp số tiền 65 triệu đồng.Sau khi biết mình bị lừa, nữ sinh T. đã báo cáo với nhà trường, sau đó đã được nhà trường hướng dẫn đến cơ quan công an để trình báo sự việc.Theo nữ sinh này, dù từng biết đến thủ đoạn lừa đảo trên nhưng vì quá lo lắng, hoang mang và bị thao túng tâm lý nên đã bị lừa.Tiến sĩ Lê Hồ Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, cho biết đây là tiền tích góp của sinh viên và tiền nhận từ chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên ngành sư phạm theo Nghị định 116/2020.Qua sự việc trên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cũng khuyến nghị sinh viên cần liên tục cập nhật thông tin chính thống và cơ quan công an để nhận diện và phòng tránh các chiêu trò lừa đảo.Nhờ hiệu ứng Messi, ngôi sao từ châu Âu nườm nượp đến giải MLS
Theo đó, mạng xã hội xuất hiện các đoạn clip, hình ảnh nhóm người chạy xe máy lôi tự chế, rảo quanh các tuyến đường để trộm cắp như khung sắt, xe hủ tiếu nhà dân.Cùng ngày, trao đổi với Báo Thanh Niên, anh N.V.N (35 tuổi) người bị kẻ gian lấy trộm khung sắt bậc tam cấp cho biết, lúc 1 giờ 30 ngày 27.2, có nhóm 3 người chở nhau trên xe máy lôi tự chế chạy vào hẻm 221 Bình Thành (P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân).Hai người sau đó đi bộ đến trước nhà anh N., đứng quan sát rồi khiêng khung sắt bậc tam cấp bỏ lên xe, rời đi. Việc bị lấy mất khung sắt bậc tam cấp khiến gia đình anh N. khó khăn trong việc đẩy xe ra vào nhà. Theo anh N. việc làm lại khung sắt bậc tam cấp mới cũng phải mất hơn 1 triệu đồng.Sau khi lấy cắp bậc tam cấp nhà anh N., đến khoảng 2 giờ 50 cùng ngày, một nhóm người lạ có ngoại hình tương đồng với nhóm trên, xuất hiện ở hẻm 93 đường Liên Khu 5-6 (P.Bình Hưng Hòa B) lấy xe hủ tiếu của người dân để bên đường."Chúng đẩy xe hủ tiếu đi được khoảng 100 mét thì người dân phát hiện nên bỏ lại, lên xe tẩu thoát", một người dân cho biết.Toàn bộ quá trình trộm cắp của nhóm người này được camera an ninh ghi lại. Sau khi xảy ra vụ việc, anh N. đã trình báo với lực lượng chức năng của P.Bình Hưng Hòa B. Vụ việc đang được công an xác minh, xử lý.
Những trường THPT nào ở TP.HCM thường có chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 nhiều nhất?
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Hôm nay (20.2), thời tiết TP.HCM âm u, có sương mù từ sáng sớm. Khoảng 7 giờ 30, trời có nắng nhẹ, nhưng sương vẫn chưa tan hết. Trước đó, tối qua, TP.HCM bất ngờ có những cơn giông, gió tây bắc, bắc tây bắc - hướng gió thường xuất hiện trong mùa mưa.Những ngày nửa đầu tháng 2, thời tiết TP.HCM được đánh giá bất thường vì xuất hiện trận mưa trái mùa với lượng mưa lớn nhất trong 41 năm. Vòng chu kỳ: mưa trái mùa - nắng nóng - mưa trái mùa... liên tục xuất hiện khiến người dân ra đường cảm thấy khó chịu. Theo ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, hôm qua, áp cao lạnh lục địa lệch đông hoạt động ổn định. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới lấn tây có trục vắt qua Trung và Nam Trung bộ. Nhiễu động gió đông trên cao hoạt động mạnh tác động đến thời tiết của Nam bộ.Do đó, thời tiết TP.HCM hôm qua nhiều mây, ngày nắng, chiều có mưa, mưa rào rải rác, nhiệt độ giảm 1 - 2oC so với ngày trước đó, sáng sớm có mù nhẹ. Nhiệt độ cao nhất trong ngày khoảng 31oC. Toàn khu vực Nam bộ hôm qua có mưa nhiều nơi, miền Tây cục bộ có mưa vừa, mưa to.Cơ quan khí tượng dự báo, trong đợt mưa trái mùa này, TP.HCM có mưa đến ngày 23.2, sau đó chuyển qua có nắng, nắng nóng với mức nhiệt cao nhất khoảng 34oC ở các quận trung tâm. Sau những trận mưa, nắng nóng xuất hiện sau đó, nhưng nắng nóng không kéo dài mà sau tiếp tục có những cơn mưa trái mùa.Hôm nay, áp cao lạnh lục địa di chuyển dần ra phía đông suy yếu dần. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có trục vắt qua Trung và Nam Trung bộ hoạt động ổn định. Nhiễu động gió đông trên cao hoạt động yếu đi.Dự báo thời tiết Nam bộ mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi, cục bộ có mưa mừa. Nhiệt độ cao nhất phổ biến 30 - 34oC, có nơi trên 34oC.Riêng thời tiết TP.HCM hôm nay ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa rào rải rác. Dự báo từ 2 - 3 ngày tới, Nam bộ có mây thay đổi, ngày nắng. Sáng sớm có nơi có mù nhẹ, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi, cục bộ có mưa vừa, mưa to và giông.
Chiến sự Ukraine ngày 755: Nga sơ tán tại Belgorod, Kyiv chờ liên minh thiết giáp
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.