4 tỉnh miền Trung top 10 địa phương học sinh vào ĐH cao nhất, vì sao?
Theo TechSpot, Microsoft đang hứng chịu làn sóng phàn nàn từ người dùng sau khi các bản cập nhật Windows tháng 1.2025 gây ra hàng loạt sự cố cho thiết bị. Các vấn đề được báo cáo bao gồm lỗi kết nối USB, trục trặc trình điều khiển DAC, Bluetooth, Wi-Fi và nhiều lỗi phần mềm khác.Cụ thể, các bản cập nhật KB5049981 (Windows 10), KB5050009 (Windows 11 24H2) và KB5050021 (các phiên bản Windows 11 trước đó) được cho là nguyên nhân gây ra các lỗi trên. Mặc dù Microsoft đã thừa nhận một số vấn đề liên quan đến Open Secure Shell và Citrix, người dùng cho biết họ gặp phải nhiều lỗi hơn thế, ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng hằng ngày.Một số lỗi phổ biến bao gồm:Các lỗi này xuất hiện trên cả Windows 10 và Windows 11, làm dấy lên lo ngại về chất lượng của các bản cập nhật gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh Windows 11 24H2 vẫn đang gây tranh cãi với nhiều lỗi nghiêm trọng.Microsoft khuyến cáo người dùng chưa cập nhật nên tạm thời trì hoãn việc cài đặt các bản vá này. Người dùng đã cập nhật và gặp sự cố có thể gửi phản hồi qua ứng dụng Feedback Hub hoặc thử quay lại phiên bản Windows trước đó.Sự cố lần này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi phát hành các bản cập nhật hệ thống. Người dùng hy vọng Microsoft sẽ sớm khắc phục các lỗi này để đảm bảo trải nghiệm ổn định và đáng tin cậy trên Windows.Bộ đôi Xiaomi 14 và 14 Pro ra mắt với chip Snapdragon 8 Gen 3
Chiều 14.1, trận đấu derby phố biển giữa Trường ĐH Nha Trang và Trường ĐH Khánh Hòa đã thu hút hàng trăm sinh viên đến cổ vũ. Trong trận bóng tâm điểm xác định tấm vé thứ 2 vào bán kết, cả hai đội đã có màn trình diễn trên sân cỏ rất đẹp mắt, tôn trọng đối thủ. Hai đội bóng phố biển đã thể hiện và lan tỏa thông điệp "Chơi đẹp – Thắng đẹp – Cổ vũ đẹp" của giải đấu. Mặc dù thời tiết trong trận derby phố biển có mưa lớn gây ảnh hưởng đến việc triển khai bóng nhưng cả hai đội đều thể hiện tinh thần vì màu cờ sắc áo, thi đấu nhiệt huyết, cống hiến những pha bóng đẹp dành tặng khán giả đang theo dõi. Điều khiển trận derby phố biển là trọng tài chính Nguyễn Kim Việt Bảo. Ông cho biết, trận đấu giữa Trường ĐH Nha Trang và Trường ĐH Khánh Hòa là trận bóng đẹp trong khuôn khổ bảng C (vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên). Cả 2 đội đều thể hiện tinh thần thể thao fair-play và các cầu thủ có chất lượng chuyên môn cao hơn năm trước. "Hai đội thể hiện đúng slogan của giải là "Chơi đẹp – Thắng đẹp – Cổ vũ đẹp". Các em thi đấu trên tinh thần quyết liệt nhưng tôn trọng mọi quyết định của trọng tài đưa ra trên sân. Cả hai đội thi đấu đều tập trung chuyên môn, không có những tình huống tiểu xảo, không có thẻ vàng nào được rút ra trong trận đấu", trọng tài Bảo chia sẻ.Ông Bảo thông tin thêm, các trận bóng diễn ra tại vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên đều là những trận bóng hay. Các bàn thắng tại giải đấu đều là những tình huống phối hợp, triển khai từ sân nhà đến khung thành đối phương và từ những pha sút phạt, chứng tỏ các cầu thủ đã tập luyện tốt chiến thuật của đội nhà. Trận derby phố biển là trận bóng với thế trận đôi công, cả hai đội đều có những pha phối hợp treo bóng bổng uy hiếp khung thành đối phương. Không thể không kể đến tinh thần cổ vũ của đội ngũ cổ động viên, bầu không khí tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang luôn sôi động từ những tiếng hò reo, tiếng trống giòn giã trên khán đài.Kết thúc trận đấu, Trường ĐH Nha Trang giành chiến thắng chung cuộc 2-0 trước Trường ĐH Khánh Hòa, giành suất thứ 2 vào bán kết vòng loại. Mặc dù, Trường ĐH Khánh Hòa phải dừng chân tại giải đấu nhưng các cầu thủ vẫn chung vui, chúc mừng Trường ĐH Nha Trang vào bán kết. Với tinh thần thể thao fair-play, cả 2 đội nhận được những tràng pháo tay, tán dương của khán giả sau trận đấu derby kịch tính...Tại khuôn khổ bảng C (vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên) đã có 4 đội bóng vào bán kết, gồm: Trường ĐH Nha Trang, Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Đà Lạt và Trường CĐ Du lịch Nha Trang. Trận bán kết 1 là trận đấu giữa Trường ĐH Nha Trang và Trường CĐ Du lịch Nha Trang; trận bán kết 2 là trận đấu giữa Trường ĐH Quy Nhơn và Trường ĐH Đà Lạt sẽ diễn ra vào chiều 16.1.Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
Công cụ chỉnh sửa AI của Huawei gây lo lắng vì có thể cởi bỏ quần áo
Tại AFF Cup 2024, một số đội bóng cử thành phần rất trẻ tham dự, với mục đích là chuẩn bị cho SEA Games 33 năm 2025. Số các đội sử dụng lực lượng trẻ có thể kể đến Indonesia, Lào và Myanmar. Ông Kim Sang-sik biết rõ điều đó.Dù vậy, đây chưa hẳn là phương pháp tốt ở cấp độ đội tuyển quốc gia. Thực tế cho thấy, cả 3 đội bóng dùng lực lượng quá trẻ vừa nêu đều là bại tướng của đội tuyển Việt Nam ở vòng bảng AFF Cup. Đồng thời, có một thực tế khác từng xuất hiện với chính đội tuyển Việt Nam thời HLV Troussier: chúng ta từng sử dụng lực lượng nòng cốt cho đội tuyển quốc gia là các cầu thủ rất trẻ, để rồi các cầu thủ này không những không tiến bộ như ý muốn, mà còn khiến đội tuyển quốc gia suy yếu. Theo các chuyên gia bóng đá nổi tiếng, giàu kinh nghiệm tại Việt Nam, như HLV Phan Thanh Hùng, Hoàng Anh Tuấn, cựu HLV Đoàn Minh Xương, cầu thủ trẻ chỉ nhanh tiến bộ một khi họ được thi đấu cạnh các cầu thủ dày dặn kinh nghiệm, được các đàn anh dày dặn kinh nghiệm dìu dắt. Còn khi cầu thủ trẻ tự chơi với nhau ở cấp độ đội tuyển quốc gia, dễ phản tác dụng, bởi các khi đó các cầu thủ còn quá trẻ dễ bị "ngợp" trước áp lực lớn, trước đối thủ mạnh hơn và khôn ngoan hơn.Thành ra, việc các đội như Lào hay Myanmar sử dụng lực lượng trẻ măng dự AFF Cup 2024 không có gì đảm bảo rằng chính lực lượng trẻ đấy sẽ rực sáng tại SEA Games 33 năm 2025. Bằng chứng là bóng đá Myanmar liên tục thực hiện công tác trẻ hóa hơn chục năm qua, nhưng chưa bao giờ họ trở thành đội thực sự mạnh ở các giải đấu từ SEA Games cho đến AFF Cup, nguyên nhân là do họ trẻ hóa sai phương pháp.Riêng với Indonesia, việc họ sử dụng lực lượng U.22 tham dự AFF Cup 2024 cho đến giờ bị chỉ trích nhiều hơn được khen ngợi. Chính truyền thông xứ sở vạn đảo còn nghi ngờ việc Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) chỉ cung cấp cho HLV Shin Tae-yong lực lượng U.22 dự AFF Cup, nhằm tìm cách "chơi xấu" vị HLV người Hàn Quốc, lấy cớ để sa thải ông Shin Tae-yong, chứ không phải vì thành tích chung của bóng đá Indonesia.Trong bối cảnh đó, những người quan tâm đến bóng đá Việt Nam cần hết sức bình tĩnh, chúng ta vẫn còn nguồn cầu thủ trẻ để hướng về SEA Games 33 và vòng loại giải U.23 châu Á 2026 (diễn ra vào tháng 9 năm nay). HLV Hoàng Anh Tuấn bình luận: "Đến thời điểm thích hợp, HLV Kim Sang-sik sẽ sử dụng lực lượng thích hợp cho từng nhiệm vụ. Chúng ta vẫn còn lứa cầu thủ từng tham dự giải U.23 châu Á năm ngoái và lứa cầu thủ từng tham dự giải U.20 châu Á cách nay 2 năm. Đây là những cầu thủ trong độ tuổi tham dự SEA Games 33 năm 2025 và giải U.23 châu Á 2026".Về lực lượng từng dự giải U.23 châu Á năm ngoái, bóng đá Việt Nam có thủ môn Huy Hoàng, hậu vệ Lê Nguyên Hoàng, Minh Trọng, Hồ Văn Cường, tiền vệ Thái Sơn, Nguyễn Văn Trường, Phi Hoàng, tiền đạo Văn Tùng… chưa xuất hiện ở AFF Cup 2024. Còn với lứa U.20 dự giải châu Á cách nay 2 năm, bóng đá Việt Nam có thêm thủ môn Cao Văn Bình, hậu vệ Mạnh Hưng, Đức Anh, tiền đạo Quốc Việt, Thanh Nhàn, Đình Bắc…Số này nếu cộng thêm các thủ môn Văn Việt, Trung Kiên, Khuất Văn Khang và Bùi Vĩ Hào (riêng Trung Kiên, Văn Khang và Vĩ Hào vừa dự AFF Cup 2024), bóng đá Việt Nam sẽ có lực lượng cầu thủ U.23 rất tốt, sẵn sàng cho việc chinh phục ngôi vô địch nội dung bóng đá nam SEA Games 33 năm 2025 và vòng loại U.23 châu Á 2026. Điều quan trọng còn lại là họ được trui rèn thêm tại giải V-League trong năm nay, để sẵn sàng về mặt kinh nghiệm và phong độ, hướng đến các giải đấu quốc tế vừa nêu!
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm ngày 7.2 tuyên bố cương quyết phản đối điều mà họ gọi là "sự bôi nhọ và phá hoại của Mỹ" đối với Sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI), theo Reuters. Ông Lâm cáo buộc Mỹ đã sử dụng các biện pháp gây áp lực và cưỡng ép khiến Panama quyết định rút khỏi BRI.Hôm 6.2, Tổng thống Panama Jose Raul Mulino xác nhận Panama đã chính thức rút khỏi BRI, chương trình mà nước này tham gia từ năm 2017. Panama là nước Mỹ Latinh đầu tiên tham gia và rút khỏi sáng kiến hạ tầng của Trung Quốc.Người phát ngôn nói rằng Trung Quốc cực kỳ lấy làm tiếc về quyết định của Panama và hy vọng nước này suy nghĩ kỹ, lưu tâm về tổng thể mối quan hệ song phương và lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước, loại bỏ sự can thiệp từ bên ngoài.Quyết định của Panama được công bố sau khi Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio có chuyến công du đầu tiên từ khi nhậm chức đến Trung Mỹ, gồm Panama. Ông Rubio đã đe dọa sẽ có hành động đối với Panama nếu nước này không thay đổi ngay lập tức nhằm giảm sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với kênh đào Panama.Sau đó, ông Rubio ca ngợi quyết định rút khỏi BRI của Tổng thống Mulino là bước tiến lớn cho quan hệ Mỹ-Panama. Ông Mulino nói Panama đã gửi tài liệu chính thức cho Trung Quốc để rút khỏi sáng kiến nhưng bác bỏ thông tin cho rằng quyết định được đưa ra theo yêu cầu của Mỹ.Ngoài ra, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa đòi lại quyền kiểm soát kênh đào Panama, Tổng thống Mulino cũng đã ra lệnh thanh tra công ty Hutchison Holdings (trụ sở Hồng Kông) vận hành các cảng ở hai đầu kênh đào. "Nếu họ vi phạm điều khoản nhượng bộ hoặc gây tổn hại kinh tế trực tiếp cho đất nước, chúng tôi sẽ hành động phù hợp nhưng tính đến lúc này, cuộc thanh tra đang diễn ra", ông Mulino nói hôm 6.2.
Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết thăm sinh viên tình nguyện Tiếp sức mùa thi
Ghé một hàng xôi trên đường đi làm buổi sáng, Phan Hạnh (27 tuổi, TP.HCM) miệng vừa đặt hàng, tay vừa giơ điện thoại lên quét mã thanh toán. Một bảng nhỏ in mã QR được người bán đặt ngay ngắn trước sạp hàng, đủ để các khách hàng bận rộn với vài phút ghé qua như Hạnh nhìn là "hiểu ý" ngay quán có nhận chuyển khoản."Em MoMo rồi nhé", Hạnh giơ màn hình điện thoại có dấu tích giao dịch thành công, hàm ý "đã trả tiền". Xác nhận bằng cái gật đầu gọn lẹ của người bán, toàn bộ quá trình giao dịch diễn ra trên điện thoại, không cần tiền mặt trao tay, trong chưa đầy 1 phút.Quỳnh Lê (23 tuổi, TP.HCM) thậm chí không còn thói quen mang theo tiền mặt từ nhiều năm nay. "Bây giờ ra đường, muốn mua từ bánh mì, cốc cà phê,... đều có các app thanh toán chuyển trả được hết. Ngồi nhà thì mua sắm online, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, mua vé máy bay, xem phim,... cũng chỉ cần lên ví điện tử, app ngân hàng", Quỳnh cho hay.Hạnh hay Quỳnh nằm trong hơn 200 triệu tài khoản thanh toán khách hàng cá nhân của người Việt năm 2024, ghi nhận mức tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong năm nay, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt 17 tỉ đồng, theo số liệu từ NHNN. Lượng người dùng và giá trị giao dịch khẳng định sự lên ngôi của thanh toán không dùng tiền mặt. Mã QR gần như phủ sóng từ trung tâm thương mại, siêu thị lớn… đến từng chợ dân sinh, hàng phở, hàng cửa hàng tạp hóa, gánh xôi, xe cà phê lưu động...Không chỉ phổ biến từ nhà ra ngõ, "thanh toán điện tử" cũng trở thành cụm từ khóa được bàn tán sôi nổi trên… mạng xã hội, theo báo cáo fintech cuối năm 2024 do Reputa công bố. Giới trẻ đặc biệt yêu thích hình thức này, rỉ tai nhau nhiều bí kíp tận dụng thanh toán online tích điểm đổi quà, săn ưu đãi, hoàn tiền, nhận voucher ưu đãi... Chỉ riêng trên ứng dụng như MoMo, người dùng đã có thể đổi nhiều thẻ quà từ ăn uống, đi lại, mua sắm,... trên 180.000 đối tác đa ngành hàng từ làm đẹp, giải trí, thời trang, du lịch,...Nhưng để thực sự phủ sóng diện rộng, các ứng dụng như MoMo, Zalopay, Viettel Money,... - tận dụng sự phát triển của internet di động và dữ liệu, đã tạo nên cuộc cách mạng trong thanh toán nhờ vươn được tới các vùng sâu, vùng xa…, giúp người dân chưa có điều kiện mở tài khoản ngân hàng có thể tận hưởng sự tiện lợi của "không dùng tiền mặt". Số lượng tài khoản Mobile-Money của người Việt Nam đến tháng 6.2024 đã đạt 9,13 triệu tài khoản, theo báo cáo mới nhất từ EY. Trong đó, khoảng 70% được mở tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.Cũng giống như cách khiến việc "ra đường không cần mang theo ví" thành bình thường, các ứng dụng tài chính đang tiếp tục biến những dịch vụ phức tạp thành giản đơn, nhờ "chìa khóa" công nghệ và dữ liệu.Từ những thanh toán nhỏ hằng ngày, ứng dụng tài chính ngày nay với công nghệ AI có khả năng tự động phân loại hóa đơn vào từng danh mục, từ đó tổng hợp nên bức tranh chi tiêu, phản ánh chính xác tình hình tài chính cá nhân để giúp người dùng quản lý dễ dàng, hiệu quả.Đến các dịch vụ hành chính công, vốn "gắn mác" là nhiều thủ tục, rườm rà như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí trước bạ ôtô, xe máy, đóng phạt vi phạm giao thông,.... nay hóa nhẹ tênh khi "lên app", hoàn thành phút mốt, mọi nơi, mọi lúc... Theo thống kê của MoMo, trong năm 2024, bên cạnh các cổng thanh toán khác, kênh thanh toán này chiếm 35% tổng số giao dịch không dùng tiền mặt trên cổng dịch vụ công quốc gia..Cũng với cách tiếp cận "đơn giản hóa các quy trình phức tạp" trên, rất nhiều dịch vụ tài chính khác nhờ vậy tiếp cận được với số đông người dân, bất kể khoảng cách địa lý, độ tuổi, thu nhập, trình độ,... Mô hình siêu ứng dụng điển hình như MoMo có khả năng tích hợp hệ sinh thái thanh toán, tiết kiệm, quản lý tài chính, đầu tư… trên một nền tảng duy nhất, trong tầm tay mọi người. Không còn là cuộc chơi của doanh nghiệp hay khách hàng cá nhân có thu nhập khá và cao, một người dùng với số tiền dù khiêm tốn vẫn có thể mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến chỉ từ 500.000 đồng, mua chứng chỉ quỹ chỉ từ 10.000 đồng, đầu tư chứng khoán, mở tài khoản ngân hàng trong 2-3 phút.Hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện, cho mọi người, các ứng dụng tài chính cũng nỗ lực đưa những khách hàng chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng vào hệ sinh thái của mình. Sản phẩm Ví Trả Sau của MoMo là một ví dụ điển hình khi trở thành "phao cứu sinh tài chính" cho nhiều người không có lịch sử tín dụng được phê duyệt các khoản vay chính thống, chi trả các nhu cầu cơ bản hằng ngày.Với những nỗ lực không ngừng trong việc "bình dân hóa" và đưa các dịch vụ tài chính đến gần hơn với đời sống hàng ngày của người Việt, MoMo vừa đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp có mặt trong Bảng xếp hạng Top 10 Thương hiệu Tốt nhất Việt Nam năm 2024 (Best Brand Rankings 2024 in Vietnam), được công bố bởi hãng nghiên cứu thị trường Decision Lab.Khi đứng cạnh các thương hiệu thuộc những lĩnh vực thiết yếu như F&B, thương mại điện tử, điện máy, công nghệ,... sự xuất hiện của MoMo - ứng dụng fintech duy nhất trong bảng xếp hạng - càng khẳng định rằng các dịch vụ tài chính đang ngày càng gần gũi và thiết yếu như chính hơi thở của người tiêu dùng Việt. Càng khẳng định rằng, tương lai của tài chính không dùng tiền mặt, tiện lợi và dễ dàng, đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình phát triển của xã hội Việt Nam.