Quang Hải hóa ‘phi hành gia’ ngày sinh nhật, Hoàng Đức đón hạnh phúc riêng
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15 giờ cùng ngày, chị T. (30 tuổi) cùng con trai tên H. (12 tuổi, ở thôn Tân Lý, xã Minh Hóa) xuống khe Mục Miệu gần nhà để chuẩn bị lúa giống cho vụ mùa mới.Đến chiều tối, người thân không thấy 2 mẹ con về nhà nên đi tìm thì phát hiện thấy đôi dép, rổ thóc giống trên tảng đá gần khe nước.Nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng cùng người dân tìm kiếm. Đến khoảng 19 giờ ngày 4.1.2025, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện mẹ con chị T. tử vong ở khu vực nước sâu gần đó. Hiện tại gia đình đã đưa thi thể 2 nạn nhân về nhà để lo hậu sự.Xác lập kỷ lục bản đồ ẩm thực Việt Nam có 126 món ăn đặc sản
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Child Development của Đại học Texas (Mỹ) đã xem xét cách cha mẹ sử dụng điện thoại thông minh trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh có tác động thế nào đến sự tương tác và phát triển khả năng nói lâu dài của bé, theo trang tin The Bump.Dữ liệu từ thí nghiệm cho thấy khi sử dụng điện thoại, cha mẹ nói chuyện với con trung bình ít hơn 16%. Với khoảng thời gian ngắn hơn từ 1 đến 2 phút sử dụng điện thoại, các nhà nghiên cứu đã chứng kiến sự gián đoạn lớn trong tương tác của họ với con, làm giảm khả năng nói của con xuống 26%. Dựa trên mức trung bình được quan sát là 4,4 giờ sử dụng điện thoại mỗi ngày, thật dễ dàng để thấy những sự gián đoạn này có thể cộng lại thành một tác động to lớn.Các tác giả nghiên cứu là tiến sĩ Miriam Mikhelson và tiến sĩ Kaya de Barbaro chưa thể xác định các yếu tố cụ thể thúc đẩy mối liên hệ giữa việc cha mẹ sử dụng điện thoại và việc giảm đầu vào lời nói hoặc tác động lâu dài đến việc học ngôn ngữ. Vì vậy, các nhà nghiên cứu chỉ khuyến khích phụ huynh chú ý hơn đến việc sử dụng điện thoại và cách nó có thể ảnh hưởng đến con họ.Các tác giả chia sẻ với Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển Trẻ em (Mỹ) rằng trẻ sơ sinh cần sự chăm sóc nhất quán và đáp ứng nhu cầu kịp thời, điều này có thể khó khăn hơn so với sự thoải mái khi dùng điện thoại thông minh."Tuy nhiên, một số phụ huynh có thể không đủ khả năng tắt hoặc cất điện thoại đi vì nghĩa vụ công việc hoặc các trách nhiệm khác mà họ phải đảm nhiệm", các học giả giải thích.Nghiên cứu còn đưa ra lời khuyên là phụ huynh nên thành thật với chính mình về mức độ mà điện thoại thông minh ảnh hưởng đến bản thân. Ý thức được việc này là bước quan trọng đầu tiên trong hành trình nâng cao chất lượng chăm sóc con cái.
'Bão phi tiêu' xóa sổ giấc mơ vô địch Liên Quân Mobile của One Star
Ngày 6.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) cho biết đã ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 nghi phạm Châu Thanh Phương và Lê Quang Nhật (cùng 21 tuổi, ở Q.Tân Phú) để làm rõ về hành vi cướp giật.Trước đó, ngày 3.1, Công an P.12 (Q.Tân Bình) tiếp nhận tin báo của chị P.M.T (26 tuổi, ở Q.Phú Nhuận) lúc 16 giờ 45 cùng ngày, chị bị 2 người chở nhau trên xe máy cướp giật điện thoại trên đường Nguyễn Minh Hoàng (Q.Tân Bình).Ngay sau khi nhận tin báo, Công an Q.Tân Bình phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự truy xét. Đến chiều 4.1, tức chưa đầy 24 giờ kể từ khi tiếp nhận tin báo, công an đã bắt được 2 nghi phạm gây án là Nhật, Phương đưa về trụ sở phục vụ công tác điều tra.Bước đầu tại cơ quan công an, cả 2 khai nhận hành vi phạm tội của mình. Theo đó, do không có tiền tiêu xài nên Lê Quang Nhật đã rủ Châu Thanh Phương đi cướp giật tài sản.Cả 2 chở nhau bằng xe máy rảo qua nhiều tuyến đường. Khi đến đường Nguyễn Minh Hoàng (Q.Tân Bình) thì 2 tên này phát hiện chị T. đang ngồi trên xe dừng sát lề đường và đang sử dụng điện thoại nên áp sát, cướp giật tài sản, tẩu thoát.Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Tân Bình tiếp tục mở rộng điều tra, truy xét những người có liên quan, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Liên quan thông tin thất thiệt "2 cô gái bị bắt cóc đưa sang Campuchia", ngày 28.2, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Công an H.Cái Nước (Cà Mau) đang chờ kết quả giám định tài sản để tiến hành các bước xử lý tiếp theo. Riêng hành vi đưa người khác xuất cảnh sang nước ngoài trái phép đã được chuyển đến Cơ quan An ninh điều tra xử lý theo thẩm quyền. Đơn vị này cũng đang xác minh, điều tra. Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội cũng đang được xem xét xử lý.Trước đó, Công an H.Cái Nước chỉ đạo đơn vị chức năng làm việc với những người có liên quan, điều tra, xác minh làm rõ vụ việc. Trong đó, công an tập trung làm rõ các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật như: cố ý làm hư hỏng tài sản; đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội; đưa người khác xuất cảnh sang nước ngoài trái phép.Như Thanh Niên đã thông tin, trưa 18.2, nhiều trang mạng xã hội Facebook có lượt theo dõi lớn chia sẻ đoạn clip ghi cảnh người dân tại TT.Cái Nước (H.Cái Nước) tập trung rất đông chứng kiến một ô tô 7 chỗ bị đập bể kính để ngăn cản vụ người đàn ông bắt cóc 2 cô gái đưa sang Campuchia. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an TT.Cái Nước mời những người có liên quan về trụ sở làm việc. Theo trình bày của ông P.T.N (54 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM), ông có quen một phụ nữ tên T., hiện sinh sống tại Campuchia. Bà T. thuê ông N. đến H.Cái Nước đón 2 người là L.N.Y (15 tuổi, ở xã Tân Hưng Đông, H.Cái Nước) và P.K.V (17 tuổi, ở TT.Cái Nước) để đưa sang Campuchia làm việc. Bà T. có đưa ông N. số điện thoại của L.N.Y và P.K.V.Khoảng 9 giờ 30 ngày 18.2, ông N. đón Y. và V. tại điểm hẹn ở khóm 2, TT.Cái Nước. Sau đó, ông đưa cả 2 đi mua mỹ phẩm và ăn cơm (tiền mua mỹ phẩm do bà T. trả). Tuy nhiên, sau khi ăn cơm, Y. không đồng ý lên xe đi Campuchia nên gọi xe ôm đến rước.Lúc này, Y. đề nghị ông N. mở cốp xe để lấy đồ, nhưng ông không đồng ý, vì tiền mỹ phẩm do bà T. trả, phải chờ ông liên hệ bà T.Cùng thời điểm này, một số người dân xung quanh không hiểu rõ câu chuyện nên tung tin "2 cô gái bị bắt cóc". Một số người quá khích đập vỡ kính ô tô của ông N.. Nhiều người tập trung quay, phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội, gây xôn xao dư luận.
Xe đạp điện VinFast lộ diện tại Việt Nam
Ngày 4.3, theo thông tin từ Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, một nữ sinh của trường vừa bị kẻ xấu lừa đảo số tiền 65 triệu đồng với thủ đoạn giả danh cơ quan chức năng để đe dọa.Cụ thể, tối 2.3, N.T.T. (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế) nhận được cuộc gọi từ số lạ, xưng là cơ quan chức năng đe dọa với nội dung T. có liên quan đến đường dây rửa tiền.Nữ sinh viên bị đe dọa, thao túng tâm lý nên đã chuyển vào số tài khoản do người này cung cấp số tiền 65 triệu đồng.Sau khi biết mình bị lừa, nữ sinh T. đã báo cáo với nhà trường, sau đó đã được nhà trường hướng dẫn đến cơ quan công an để trình báo sự việc.Theo nữ sinh này, dù từng biết đến thủ đoạn lừa đảo trên nhưng vì quá lo lắng, hoang mang và bị thao túng tâm lý nên đã bị lừa.Tiến sĩ Lê Hồ Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, cho biết đây là tiền tích góp của sinh viên và tiền nhận từ chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên ngành sư phạm theo Nghị định 116/2020.Qua sự việc trên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cũng khuyến nghị sinh viên cần liên tục cập nhật thông tin chính thống và cơ quan công an để nhận diện và phòng tránh các chiêu trò lừa đảo.