Da hồng mịn, tóc dày mượt... từ các phiên bản giới hạn làm đẹp mùa lễ hội
Ông Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc AEON Việt Nam, chia sẻ: "Năm 2024, AEON Việt Nam có kế hoạch mở mới đa dạng các điểm mua sắm với nhiều mô hình và quy mô khác nhau. Không chỉ nằm trong các trung tâm mua sắm của AEON, chúng tôi đồng thời cũng sẽ mở rộng và phát triển thêm tại các trung tâm thương mại của các đối tác khác. Về diện tích mặc dù khác nhau nhưng tất cả các điểm bán lẻ của AEON Việt Nam đều đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng từ thực phẩm, gia dụng, mẹ và bé, thời trang... Ngoài ra, không chỉ riêng AEON Việt Nam, tất cả các công ty thành viên còn lại trong Tập đoàn AEON tại Việt Nam cũng sẽ tăng tốc phát triển thêm địa điểm kinh doanh mới, cũng như hoàn thiện hệ thống hiện hữu trong năm nay".Măng Đen, miền đất kỳ bí ở đại ngàn
Trong khi các nghiên cứu trước đây cho thấy ăn cá giúp giảm mức độ khuyết tật ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS), thì ít nghiên cứu nào khám phá liệu nó có thực sự làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hay không.Để điều tra vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 2.719 bệnh nhân MS mới được chẩn đoán - trung bình 38 tuổi - từ nghiên cứu Điều tra dịch tễ học về bệnh đa xơ cứng (EIMS) của Thụy Điển.Trong khi đó, các nhà nghiên cứu theo dõi tiến triển bệnh của từng người tham gia trong tối đa 15 năm bằng thang đánh giá tình trạng khuyết tật mở rộng (EDSS) - công cụ dùng để đo mức độ khuyết tật ở bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.Kết quả đã phát hiện ra rằng ăn càng nhiều cá nạc và cá béo càng giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng cho bệnh nhân MS.Cụ thể, những người tiêu thụ nhiều cá nhất đã giảm 44% nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng và giảm 45% nguy cơ khuyết tật độ 3 và giảm 43% nguy cơ tiến triển thành khuyết tật độ 4 so với những người ăn ít hoặc không ăn cá, theo chuyên trang khoa học ScitechDaily.Sau 5 năm, có 288 người tăng lượng cá tiêu thụ và 124 người giảm lượng cá tiêu thụ.Kết quả cho thấy những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 - 3 lên 5 - 6 trong vòng 5 năm sau khi phát bệnh đã giảm 20% nguy cơ khuyết tật nặng so với những người tiếp tục ăn ít hoặc không ăn cá.Đáng chú ý, những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 lên 5 - 6, đã giảm đến 56% nguy cơ bị khuyết tật nặng so với những người vẫn ăn ít cá nhất.Các nhà nghiên cứu giải thích rằng sở dĩ ăn cá làm được điều kỳ diệu này là nhờ các chất dinh dưỡng chống viêm và bảo vệ não trong cá. Điều này cho thấy chế độ ăn uống đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát MS và các bệnh tương tự.Mặc dù axit béo omega-3, chủ yếu có trong cá béo, có thể góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nhưng taurine, một loại axit amin có nhiều trong cá và hải sản, cũng góp phần quan trọng vào tác dụng này.Các tác giả đã kết luận rằng kết quả đã nhấn mạnh vai trò tiềm tàng của chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ cá, như một chiến lược điều trị bổ sung cho bệnh MS, theo ScitechDaily.Tuy nhiên, họ cũng cho biết cần nhiều nghiên cứu thêm để xác nhận các phát hiện và khám phá các cơ chế sinh học.Bệnh đa xơ cứng (MS) là căn bệnh trong đó hệ thống miễn dịch tấn công lớp vỏ bảo vệ bao phủ các sợi thần kinh. Từ đó làm gián đoạn sự giao tiếp giữa não và các bộ phận còn lại của cơ thể. Cuối cùng, căn bệnh này có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các sợi thần kinh.Bệnh có thể gây tê liệt, yếu, khó hoặc không thể đi lại, mất thị lực và các triệu chứng khác. Một số người bệnh nặng có thể mất khả năng tự đi lại hoặc không thể di chuyển. Không có cách chữa khỏi bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sau các cơn, làm chậm quá trình tiến triển bệnh và kiểm soát các triệu chứng, theo phòng khám Mayo Clinic (Mỹ).
BYD triệu hồi gần 17.000 xe điện bị lỗi phần mềm
Ngày 1.1, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03), Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Tấn Hoàng (43 tuổi, ở Q.Tân Phú) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Trước đó, thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, PC03 xác lập chuyên án, đấu tranh, bắt giữ Hoàng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông qua hoạt động đấu giá tài sản.Công an xác định, tháng 5.2019, Hoàng thành lập Công ty đấu giá hợp danh VAMC (công ty này đã nhiều lần thay đổi tên: Công ty Tiền Phong, Hoàng Phát, Trung Tín) và thuê người đại diện pháp luật, điều hành các phiên đấu giá.Do cần tiền trả nợ và tiêu xài cá nhân, từ tháng 2.2020 - 1.2022, Hoàng đã đưa ra thông tin gian dối về việc Công ty VAMC được cơ quan thi hành án giao bán đấu giá nhiều tài sản, để ông D.M.D tin tưởng nộp tiền đặt cọc. Ông D. đã nộp hơn 52 tỉ đồng để mua 6 tài sản đấu giá. Tuy nhiên, Hoàng không thực hiện đúng cam kết mà chiếm đoạt số tiền này sử dụng mục đích cá nhân.Nhận tin báo, Công an TP.HCM đã khẩn trương xác lập chuyên án, đấu tranh, bắt giữ Hoàng, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.Ngoài ra, quá trình điều tra PC03 còn nhận được đơn tố giác của một số cá nhân khác về việc Hoàng nhận tiền đặt trước của người tham gia đấu giá nhưng sau khi việc mua bán tài sản đấu giá không thành, Hoàng đã không hoàn trả lại tiền mà chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân.
Dự kiến ngày 5.2, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Bộ Tư pháp cho hay, luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã có quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong công tác xây dựng pháp luật, nhưng còn rải rác và chưa thực sự rõ ràng.Các quy định về xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật, cũng như việc không kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật và khắc phục hậu quả do áp dụng văn bản trái pháp luật gây ra chưa cụ thể, đầy đủ.Để khắc phục tình trạng nêu trên, tại lần sửa đổi luật này, Chính phủ đề xuất phương án quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng, thi hành pháp luật.Trong đó, điều 68 dự thảo luật quy định cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ trình và chất lượng dự thảo văn bản do mình trình.Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo, chất lượng dự thảo văn bản được phân công soạn thảo; chịu trách nhiệm về việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, truyền thông, tham vấn chính sách, phản biện, thẩm định, thẩm tra.Quốc hội, hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản do mình ban hành…Đặc biệt, dự thảo luật quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng chậm tiến độ trình văn bản hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật; để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.Đồng thời, chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp đã giao cấp phó của mình chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách công tác xây dựng pháp luật, trừ trường hợp có quy định được loại trừ trách nhiệm…Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.Dự thảo luật cũng quy định rằng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và công chức được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm nếu đã kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Con đường có giá thuê đắt đỏ nhất thế giới ế ẩm
Chiều 31.12, Ban Nội chính T.Ư tổ chức thông báo kết quả phiên họp thứ 27 của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo).Thông tin về kết quả công tác phòng, chống lãng phí, Phó trưởng ban Nội chính T.Ư Đặng Văn Dũng cho biết, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương để lãnh đạo, chỉ đạo, song phải thừa nhận thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã yêu cầu phải coi công tác phòng, chống lãng phí đúng bản chất là ngang hàng với tham nhũng, tiêu cực.Ông Dũng thông tin, ngay sau bài viết của Tổng Bí thư, vào cuối tháng 10 vừa qua, Ban Chỉ đạo T.Ư đã bổ sung chức năng phòng, chống lãng phí. Tới nay, cơ bản các ban chỉ đạo ở cấp tỉnh cũng đã bổ sung chức năng phòng, chống lãng phí theo quy định của Ban Bí thư.Phó trưởng ban Nội chính T.Ư cũng thông tin, các địa phương đã tiến hành rà soát các dự án, vụ việc có dấu hiệu thất thoát, lãng phí. Trong đó, Hà Nội rà soát hơn 800 dự án và mới tập trung xử lý 3 vụ án đã thu hồi hơn 42.000 tỉ đồng.Theo ông Dũng, tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo hồi tháng 11 vừa qua đã đề ra các chủ trương cấp bách để tiến hành công tác chống lãng phí. Trong đó nêu rõ rà soát phát hiện các sai phạm liên quan lãng phí theo tinh thần xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng. Cùng đó, khẩn trương rà soát thể chế liên quan phòng, chống lãng phí, tạo chuyển biến mới trong công tác phòng, chống lãng phí.Ông Dũng thông tin, tại phiên họp 27 sáng 31.12, Tổng Bí thư lưu ý tập trung 3 lĩnh vực chống lãng phí, gồm: lĩnh vực đất đai; môi trường, tài nguyên khoáng sản và tài chính, ngân sách, đầu tư công, đầu tư nước ngoài...Theo ông Dũng, tại phiên họp, Tổng Bí thư cũng yêu cầu tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra đối với 2 dự án xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nam, kết luận thanh tra trước 31.3.2025 và triển khai ngay các biện pháp để đưa 2 bệnh viện vào hoạt động, không thể để kéo dài hơn nữa.Thông tin thêm về vấn đề này, thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết năm 2024, Bộ Công an tiếp tục đẩy mạnh điều tra, xử lý các vụ án kinh tế, tham nhũng với nhiều kết quả quan trọng (từ ngày 15.12.2023 - 14.12.2024), cơ quan điều tra công an đã phát hiện gần 5.700 vụ với hơn 10.200 đối tượng phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng, chức vụ. Riêng với công tác phòng chống lãng phí, lực lượng công an đã chủ động nhận diện, phát hiện các nguy cơ gây thất thoát, lãng phí nguồn lực của Nhà nước, nhân dân trên nhiều lĩnh vực. Qua đó, đã khởi tố, điều tra một số vụ án gây thất thoát, lãng phí trong quản lý tài nguyên đất đai, khoáng sản, đầu tư xây dựng... Ông Tuyên cho biết, tới nay, các cơ quan công an đã khởi tố 2 vụ án điển hình, gây thất thoát, lãng phí gồm: vụ án thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản xảy ra tại Công ty Hưng Thịnh; vụ án dự án Hồ chứa nước Bản Mồng (tỉnh Nghệ An). "Đây là 2 vụ án không lớn lắm nhưng là 2 vụ án đầu tiên trong phòng, chống lãng phí, tiêu cực", tướng Tuyên nêu. Thời gian tới, công tác đấu tranh phòng, chống lãng phí cũng sẽ được Bộ Công an đặc biệt quan tâm. Để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ này, Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp nhận diện các hành vi gây thất thoát, lãng phí tài sản, tài nguyên của Nhà nước, nhân dân. Từ đó, đã tham mưu đề xuất, kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục các sơ hở, thiếu sót là nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí. "Bộ Công an cũng sẽ tập trung xác minh các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, điều tra làm rõ bản chất, ngăn chặn kịp thời các vụ án, vụ việc gây thất thoát, lãng phí, thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước", ông Tuyên nhấn mạnh.