Quán cà phê vợt bếp lửa hơn 40 năm giữa trung tâm Đà thành
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.Nghệ sĩ Iraq Ali Alrawi tôn vinh di sản bằng một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ
Theo báo cáo của Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định gửi Cục CSGT Bộ Công an, khoảng 15 giờ ngày 30.1, bà Nguyễn Thị D. (61 tuổi, trú P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) lái xe ô tô 7 chỗ mang biển số 30G - 156.XX chở theo 8 người khác di chuyển trên QL21, hướng TT.Cổ Lễ (H.Trực Ninh, Nam Định) về TP.Nam Định (Nam Định). Khi đến Km153+500 QL21 thuộc địa bàn P.Nam Vân (TP.Nam Định) thì chiếc xe ô tô lao xuống sông.Vụ việc khiến 7 người chết tại chỗ, gồm bà D, ông Nguyễn Đức C. (69 tuổi, chồng bà D), Nguyễn Ngọc A. (36 tuổi, con bà D), Trần Ngọc Minh K. (8 tuổi, con chị Ngọc A), anh Nguyễn Văn T. (39 tuổi, trú H.Thanh Oai, Hà Nội), chị D. (34 tuổi, vợ anh T), Nguyễn Quang M. (2 tuổi).Chị Nguyễn Ngọc Q. (34 tuổi, con bà D) và cháu Nguyễn Ngọc D. (học sinh lớp 6) bị thương, được đưa đi cấp cứu.Bước đầu, Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định xác định chiếc xe 7 chỗ di chuyển tốc độ chậm để rẽ phải rồi tự đâm vào lan can đường và lao xuống mương, không va chạm với phương tiện nào khác.Công an tỉnh Nam Định đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.Theo thống kê của Cục CSGT, trong ngày 30.1 (tỉnh đến 15 giờ ngày 30.1), toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 50 người. So với ngày cùng kỳ năm 2024 giảm 41 vụ, giảm 9 người chết và giảm 31 người bị thương.Về kết quả xử lý vi phạm, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 3.308 trường hợp vi phạm; tạm giữ 36 xe ô tô, 1.592 xe mô tô, 25 phương tiện khác; tước 191 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 427 giấy phép lái xe.Trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 1.405 trường hợp; vi phạm về tốc độ 567 trường hợp ; chở hàng quá tải trọng 1 trường hợp; quá khổ giới hạn 2 trường hợp; chở quá số người quy định 12 trường hợp; vi phạm ma túy 6 trường hợp.
Quảng Nam: 11 thanh niên trúng nghĩa vụ quân sự dương tính Covid-19
em ôm anh trong chiếc túi du lịch
Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng dùng 1 - 2 tép tỏi mỗi ngày là tốt cho sức khỏe, theo Health Digest.
Những kỹ năng giúp người trẻ biến nỗi lo thành động lực
"Lấn sân" sang lĩnh vực phim ảnh, Hoa hậu Thùy Tiên có cho mình thành công ở dự án đầu tay là Linh miêu: Quỷ nhập tràng. Gần đầy, người đẹp tiếp tục được đạo diễn Bảo Nhân - NamCito giao vai chính trong Chốt đơn. Trong trailer, Thùy Tiên xuất hiện xinh đẹp, thần thái sang chảnh khi là giám đốc một công ty livestream. Bên cạnh đó, diễn xuất tự nhiên của nàng hậu trong phim cũng nhận được nhiều lời khen của khán giả. Tuy nhiên, điều đáng chú ý trong trailer là phân cảnh Thùy Tiên dùng từ nhạy cảm để chửi các nhân viên. Đoạn trailer này được chia sẻ trên các trang mạng xã hội và nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Một số khán giả cho rằng câu thoại khá nhạy cảm, có thể ảnh hưởng đến hình tượng hoa hậu của Thùy Tiên. "Mình thấy mấy câu thoại của Tiên không ổn chút nào nha", "Mình không thích phim vì những câu nói gây hại não cho lớp trẻ. Tụi nhỏ ý thức lẫn kiến thức chưa chín chắn mà đi coi về cũng học nói năng kiểu vậy thì ôi thôi", "Còn đâu hình tượng Hoa hậu Hòa bình Quốc tế", "Nghĩ sao lấy mấy câu này làm phim cho giới trẻ học theo, hoa hậu chửi vậy là không ổn...", là những bình luận từ dân mạng. Trước những tranh cãi, người đẹp 9X khẳng định khi tham gia Chốt đơn, cô là nhân vật Hoàng Linh chứ không phải là một hoa hậu. "Những câu nói của tôi trong phim là của nhân vật Hoàng Linh, không liên quan gì hình tượng hoa hậu của tôi hết", Thùy Tiên khẳng định. Người đẹp nói thêm, để vào vai diễn, cô phải xem rất nhiều livestream để nghiên cứu, thống nhất cùng ê kíp về phong cách livestream cho nhân vật của mình.Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021 chia sẻ thêm gần đây, cô có hỗ trợ bạn bè trong một số phiên livestream. Dù được một số nhãn hàng ngỏ ý hợp tác ở lĩnh vực này song Thùy Tiên từ chối vì không phải định hướng của bản thân. Lý giải về điều này, mỹ nhân sinh năm 1998 thẳng thắn: "Nguyên tắc làm việc của tôi là một khi tham gia vào lĩnh vực nào đó, tôi phải có sự đầu tư chứ không phải chỉ làm vì tiền. Nếu bắt đầu chuyển hướng sang mảng livestream, tôi phải đầu tư nghiêm túc và học hỏi".Chốt đơn là bộ phim xoay quanh cuộc sống tất bật của Hoàng Linh (Thùy Tiên) - một "chiến thần" trẻ đầy thành công và chú An (Quyền Linh) - một nhân viên văn phòng kiêm tài xế xe ôm công nghệ. Giữa những thay đổi, áp lực của xã hội lên hai thế hệ, Hoàng Linh và chú An vốn đối lập từ tuổi tác, hoàn cảnh đến tính cách lại tìm thấy một tình bạn đẹp, khởi tạo nên những nhiệt huyết mới để mang đến phiên livestream thắng đậm. Dự án quy tụ dàn diễn viên như nghệ sĩ Hồng Đào, Hồng Vân, Quyền Linh, Hoa hậu Thùy Tiên, diễn viên Lê Lộc, diễn viên Khương Lê… dự kiến ra rạp vào tháng 3.2025.