Phương Khánh đọ sắc cùng sao Việt trong dáng áo cổ yếm
Tập 123 Mái ấm gia đình Việt lên sóng với sự góp mặt của dàn khách mời gồm Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa, diễn viên Phát La, cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng. Họ vượt qua các thử thách để giúp đỡ 3 hoàn cảnh khó khăn gồm Trần Thị Trà My, Hoàng Thị Bảo Trâm và Hoàng Văn Khôi. Trong chương trình, hoàn cảnh của em Hoàng Thị Bảo Trâm khiến nhiều người xót xa. Năm 2018, cha cô bé mất do tai nạn, khiến gia đình rơi vào bế tắc. Chị Cúc - mẹ Bảo Trâm vốn làm nông, không có công việc ổn định lại phải chăm sóc 2 con nhỏ và mẹ già. Biết mẹ vất vả, Trâm tự nhủ phải học thật giỏi để có công việc ổn định lo cho gia đình. Em hy vọng có một số tiền để sửa nhà, lót lại phần sân bị vỡ. Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa xúc động khi lắng nghe câu chuyện. Cô nói: “Bé chỉ mới học lớp 6 thôi mà hiểu chuyện đến mức đau lòng. Tôi xúc động khi thấy bé rất nỗ lực, thương mẹ và luôn cố gắng để lo cho người thân”, nàng hậu chia sẻ. Cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng thương Bảo Trâm vì mất cha ở độ tuổi còn quá nhỏ, cũng xót xa cho người mẹ vì vất vả trăm bề. Anh dành nhiều lời khích lệ đến các nhân vật, hứa sẽ cố gắng hết mình trong các thử thách để mang về phần thưởng giá trị cho các gia đình. Diễn viên Phát La đồng cảm nói: “Tôi cũng là một cậu bé lớn lên không có sự dẫn dắt của cha nên rất hiểu cảm giác của các bé ngay lúc này. Nhưng bản thân tôi đã tìm được cách để vượt qua sự thiếu thốn đó. Giờ đây, tôi đã đủ mạnh mẽ để một mình đương đầu với những khó khăn trong cuộc đời mà không có sự dẫn dắt của cha. Tôi hy vọng các bé cũng sẽ dần dần học được điều đó, mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn trong tương lai”. Bước vào thử thách chính, Phát La, Bùi Quỳnh Hoa và Nhâm Mạnh Dũng lần lượt kết hợp với các em nhỏ vượt qua thử thách ném phi tiêu. Việc chạy liên tục để hỗ trợ cho cả 3 gia đình khiến dàn khách mời đuối sức, song vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ở thử thách khác, Bùi Quỳnh Hoa thích thú khi được đọ trình đá bóng với Nhâm Mạnh Dũng. Với yêu cầu từ ban tổ chức, nam cầu thủ trở thành điểm sáng, giúp cả đội sớm vượt qua thử thách. Trải qua các vòng thi, em Trần Thị Trà My nhận về 15 triệu đồng. Em Hoàng Thị Bảo Trâm về nhì, nhận 20 triệu đồng. Còn gia đình em Hoàng Văn Khôi tiếp tục bước vào vòng đặc biệt, giành được cơ hội rút bảng logo và mang về số tiền thưởng 65 triệu đồng từ Tập đoàn Hoa Sen. Ngoài ra, dưới sự vận động của dàn khách mời đã thu về hơn 160 triệu đồng, hỗ trợ các em nhỏ vươn lên trong cuộc sống.Cực nhọc giành vé Olympic, sao không được thưởng?
Theo TCD, trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp lưu trữ năng lượng hiệu quả và thân thiện với môi trường, các nhà khoa học Hàn Quốc đã đạt được một bước tiến đáng kinh ngạc: kéo dài tuổi thọ pin lithium thế hệ mới lên đến 750% bằng cách sử dụng một lớp bảo vệ đặc biệt làm từ nước.Pin lithium đang được coi là tương lai của ngành công nghiệp năng lượng, ứng dụng trong vô số thiết bị từ điện thoại, laptop cho đến xe điện. Tuy nhiên, loại pin này vẫn tồn tại những hạn chế như tuổi thọ kém, dễ cháy nổ và gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.Nhằm giải quyết những vấn đề này, Giáo sư Il-Doo Kim từ Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc và Giáo sư Jiyoung Lee từ Đại học Ajou (Hàn Quốc) đã nghiên cứu và phát triển một lớp phủ bảo vệ mới cho pin lithium. Thay vì sử dụng các vật liệu độc hại như trước đây, lớp phủ này được tạo ra từ gôm guar (Guar Gum) chiết xuất từ thực vật và nước.Kết quả thử nghiệm cho thấy pin lithium sử dụng lớp phủ mới có tuổi thọ tăng đáng kinh ngạc lên đến 750%, vượt xa so với các công nghệ hiện tại. Ngoài ra, lớp phủ này còn có khả năng tự phân hủy trong môi trường sau khoảng 1 tháng, góp phần bảo vệ môi trường.Phát hiện này được kỳ vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho công nghệ pin lithium, mang đến những loại pin vừa hiệu quả, bền bỉ lại thân thiện với môi trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thiết bị điện tử và xe điện trong tương lai.
Fanpage Ăn Chơi Vũng Tàu: Bí kíp 'Ăn - Chơi - Nghỉ' ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Honda SH350i 2021 (trái) tích hợp đèn phản quang hai bên vè chắn bùn trước, trong khi Honda SH150i (phải) không có chi tiết này
Sáng 19.3, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, dẫn đầu đoàn công tác có buổi khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới năm 2024 tại Bình Phước.Theo UBND tỉnh Bình Phước, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới thời gian qua được địa phương thực hiện đa dạng, phong phú; công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực cũng được thực hiện thông qua các câu lạc bộ, tổ phòng, chống bạo lực gia đình tại các thôn, ấp và cấp xã; nạn nhân mua bán người sau khi được giải cứu trở về địa phương hòa nhập cộng đồng được hỗ trợ tư vấn về sức khỏe, tâm lý, tìm kiếm việc làm...Đáng chú ý, trong lĩnh vực chính trị, Bình Phước có tỷ lệ lãnh đạo nữ chủ chốt cao nhất trong cả nước, với 14/49 cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (28,5%); 5/15 cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy (33,3%), trong đó 3 cán bộ nữ là Thường trực Tỉnh ủy (Bí thư Tỉnh ủy Tôn Ngọc Hạnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền - PV).Ngoài ra, địa phương có 11/78 nữ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương); 97/450 cán bộ nữ giữ chức vụ trưởng, phó phòng ban chuyên môn nghiệp vụ sở ngành và 73/280 tương đương các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tỷ lệ nữ là giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hiện nay là 2.692/13.034, đạt trên 20,6%...Tại buổi khảo sát, bà Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Bình Phước rà soát lại các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới để có sự điều chỉnh phù hợp với địa phương. Hiện đang trong quá trình sắp xếp, hợp nhất các địa phương, sẽ có thiết lập cơ cấu nhân sự mới; tỉnh cần tính toán thúc đẩy bình đẳng giới trong bộ máy quản lý nhà nước; bảo đảm yếu tố giới trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ nữ có năng lực.
Cậu bé 10 tuổi đạp xe từ Phú Yên vào Bình Dương vì quá nhớ mẹ
Sở Nội vụ TP.HCM vừa gửi UBND TP.HCM tờ trình phê duyệt đề án sắp xếp, bố trí và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách, người lao động (gọi chung là công chức, viên chức) sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Theo chủ trương thực hiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, TP.HCM sẽ giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Về lộ trình thực hiện, Sở Nội vụ xác định trong quý 1/2025, các cơ quan, đơn vị rà soát số lượng công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách lập danh sách những trường hợp không đủ điều kiện tiếp tục công tác, xây dựng lộ trình giải quyết chính sách.Từ quý 2 đến cuối năm 2025, các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp tiếp tục đánh giá, rà soát, xây dựng đề án vị trí việc làm, xác định số lượng biên chế công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách. Đồng thời, tiếp tục thực hiện đề xuất danh sách dôi dư theo lộ trình để thực hiện chế độ, chính sách theo Nghị định số 178/2024 của Chính phủ.Trong năm 2025, TP.HCM phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm tối thiểu 4%/năm số công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.Từ năm 2026 – 2030 và những năm tiếp theo, hằng năm các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp tiếp tục đánh giá, rà soát và đề xuất danh sách dôi dư để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định, phấn đấu hoàn thành mục tiêu mỗi năm giảm tối thiểu 4% công chức, viên chức.Trong giai đoạn này, TP.HCM dự kiến tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện đề án vào năm 2027 và tổng kết vào năm 2030, đồng thời đề xuất giải pháp, mô hình quản lý biên chế công chức, viên chức, người làm việc phù hợp với yêu cầu thực tiễn.Trong tờ trình của Sở Nội vụ, đề án dự kiến áp dụng đối với 4 nhóm đối tượng. Nhóm 1 là cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại, tinh gọn bộ máy.Nhóm 2 là cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách. Nhóm 3 là các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo quy định tại khoản 1, 3, 4, 5 điều 2 Nghị định 177/2024 của Chính phủ. Nhóm 4 là người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trước ngày 15.1.2019.Đề án này áp dụng với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cấp xã; các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP.HCM, sở, ngành, quận, huyện, TP.Thủ Đức.Vào cuối năm 2024, Chính phủ ban hành 3 nghị định quan trọng (Nghị định 177, 178 và 179). 3 nghị định trên hướng đến 3 mục tiêu: ban hành chính sách tốt, bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc; giữ và trọng dụng cán bộ có phẩm chất, năng lực nổi trội; tăng cường cán bộ, công chức, viên chức ở Trung ương và ở cấp tỉnh đi công tác ở cơ sở.Hồi tháng 2, HĐND TP.HCM thông qua chính sách chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thôi việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp đơn vị hành chính.Theo tính toán của UBND TP.HCM, tổng kinh phí hỗ trợ theo chính sách tại Nghị định 178/2024 của Chính phủ và hỗ trợ thêm của TP.HCM, công chức có thể nhận tối đa gần 2,7 tỉ đồng.TP.HCM dự toán gần 17.000 tỉ đồng để hỗ trợ cho 7.159 nhân sự bị ảnh hưởng.Trong đó, công chức, viên chức khối Đảng dự kiến giảm 521 người; cán bộ, công chức (không bao gồm cán bộ, công chức cấp xã) dự kiến giảm 2.015 người; 988 người giảm khi sắp xếp đơn vị hành chính; viên chức hưởng lương từ ngân sách (không tính khối sự nghiệp y tế và giáo dục) dự kiến giảm 2.767 người.Ngoài ra, số lượng người phụ trách công tác Đảng tại doanh nghiệp nhà nước giảm 418 người; các trường hợp không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có 450 người.