Sếp lớn bóng đá Malaysia lên tiếng vụ đồng hương HLV Park Hang-seo gửi đơn từ chức
Chiều 20.1, TAND TP.Hà Nội tuyên án đối với 10 bị cáo trong vụ án xảy ra tại dự án Đại Ninh (Lâm Đồng).Trong số các bị cáo, ông Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Sài Gòn Đại Ninh), là người duy nhất bị tuyên phạm tội đưa hối lộ, với mức án 3 năm tù.6 người bị tuyên phạm tội nhận hối lộ, gồm: Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 năm 6 tháng tù; Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 6 năm 6 tháng tù; Lê Quốc Khanh, Hoàng Văn Xuân và Nguyễn Nho Định, đều là cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ, thấp nhất 2 năm tù, cao nhất 3 năm 6 tháng tù; Nguyễn Ngọc Ánh, cựu Chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng, 3 năm tù.3 người còn lại bị tuyên phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm: Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, bị tuyên 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Nguyễn Hồng Giang, cựu Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ, mức án 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Trần Bích Ngọc, cựu Vụ trưởng Vụ I, Văn phòng Chính phủ, 14 tháng 21 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam).Theo cáo buộc, năm 2010, Công ty Sài Gòn Đại Ninh do bà Phan Thị Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án Đại Ninh.Quá trình thực hiện, dự án có nhiều vi phạm như không nộp tiền sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm tiến độ… Do đó, tháng 6.2020, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra, kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất tại dự án nêu trên.Nắm được thông tin, ông Nguyễn Cao Trí thỏa thuận mua lại dự án từ bà Phan Thị Hoa. Dù đang trong thời điểm bị kiến nghị thu hồi, nhưng nhờ sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, việc "sang tay" dự án vẫn được thực hiện. Công ty Sài Gòn Đại Ninh thay đổi người đại diện theo pháp luật từ bà Hoa sang ông Trí.Tiếp đó, ông Trí lợi dụng mối quan hệ, dùng lợi ích vật chất để câu kết với nhiều cán bộ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng nhằm điều chỉnh trái pháp luật các quyết định liên quan đến việc xử lý sai phạm tại dự án Đại Ninh.Kết quả là, dự án này "hồi sinh", từ diện phải thu hồi sang không thu hồi. Ông Trí sau đó bán dự án cho Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Thiên Vương thuộc Tập đoàn Novaland, với tổng số tiền 27.600 tỉ đồng. Nhờ đó, bị cáo thu lợi 2.700 tỉ đồng.Để "hồi sinh" dự án, ông Nguyễn Cao Trí chi 200 triệu đồng "cảm ơn" ông Mai Tiến Dũng; đưa hối lộ cho ông Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 lần với tổng số tiền 2,1 tỉ đồng; đưa hối lộ cho ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 7 lần với tổng số tiền 4,2 tỉ đồng…Quá trình xét xử vụ án, các bị cáo cơ bản thừa nhận hành vi phạm tội, bày tỏ sự ăn năn, hối hận, mong được hưởng khoan hồng."Đại gia" Nguyễn Cao Trí cho biết mục đích ban đầu khi thực hiện dự án là muốn đóng góp cho địa phương. Nhưng vì khó khăn, cộng thêm áp lực phải tìm cách tháo gỡ, bị cáo đã quyết định nóng vội, sai lầm.Ông Mai Tiến Dũng thừa nhận việc cầm tiền, chuyển đơn cho ông Trí là sai, tuy vậy bị cáo khẳng định không mặc cả hay thỏa thuận để nhận bất cứ lợi ích vật chất nào. Cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày về hoàn cảnh bệnh tật, quá trình công tác…, mong được hưởng khoan hồng.Hai cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp và Trần Đức Quận cũng đều thừa nhận được bị cáo Trí đưa nhiều tỉ đồng, nhưng nghĩ rằng đây là quà cảm ơn chứ không hề đòi hỏi, ép buộc. Riêng ông Hiệp nhiều lần cho biết, một phần dẫn tới sai phạm là chịu sức ép từ cố Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh và "lãnh đạo cấp cao của Chính phủ gọi điện nhờ".Trong phần tranh luận về hành vi phạm tội của "đại gia" Nguyễn Cao Trí, đại diện viện kiểm sát đánh giá vụ án này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn "tha hóa chính bị cáo; tha hóa nhiều bị cáo giữ chức vụ trong cơ quan quản lý nhà nước, từ Văn phòng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng... Rõ ràng hậu quả về công tác cán bộ là cực kỳ đau xót".Dẫn lối đam mê
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.
Biết Indonesia tái ngộ đội tuyển Việt Nam, HLV Shin Tae-yong… bật cười
Redmi Note 13 Series đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu khi chinh phục hàng triệu người dùng, đặc biệt tại thị trường Việt Nam. Chỉ trong hai tháng đầu ra mắt, hơn 100.000 máy đã được bán ra, vượt 10% so với thế hệ trước. Vào thời điểm sức mua tăng cao, doanh số từng đạt mức kỷ lục 6.000 chiếc chỉ trong một ngày. Những thành tích ấn tượng này không chỉ là bước đệm vững chắc mà còn đặt ra thách thức lớn cho Redmi Note 14 Series trong việc duy trì vị thế dẫn đầu ở phân khúc smartphone tầm trung.Trong lần ra mắt này, Redmi Note 14 Series dự kiến sẽ tiếp tục giới thiệu nhiều phiên bản với mức giá đa dạng, nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhóm người dùng khác nhau. Không chỉ kế thừa những điểm mạnh từ thế hệ trước, Redmi Note 14 Series được kỳ vọng sở hữu thiết kế tinh tế, hiện đại, cùng trang bị nhiều tính năng bền bỉ toàn năng như: kính Corning Gorilla Glass kép và khả năng chống nước chống bụi IP68, công nghệ cảm ứng Wet Touch 2.0. Camera tiếp tục là một trong những điểm nhấn của dòng Redmi Note 14 Series. Theo nhiều nguồn tin, các phiên bản Pro 5G và Pro+ 5G bản quốc tế sẽ được trang bị cụm camera 200 MP, vượt trội so với phiên bản nội địa. Bộ camera này đi kèm công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) hỗ trợ chụp ảnh chuyên nghiệp cùng khả năng lấy nét nhanh. Theo nhiều nguồn tin quốc tế, Redmi Note 14 Series dự kiến sẽ được tích hợp nhiều tính năng AI. Nếu điều này là sự thật thì Redmi Note 14 Series sẽ là dòng smartphone tầm trung đầu tiên của Xiaomi được phổ cập AI. Đây sẽ là yếu tố then chốt giúp Xiaomi tạo nên cú hích doanh số cho dòng Redmi Note Series trong năm nay. Một trong những điểm nổi bật của Redmi Note Series là sức mạnh phần cứng vượt trội. Redmi Note 14 Series dự kiến sẽ được trang bị vi xử lý MediaTek Dimensity 7300-Ultra hoặc Snapdragon 7s Gen 3 trên các phiên bản cao cấp. Dung lượng pin 5.110 mAh kết hợp cùng công nghệ sạc nhanh HyperCharge 120W giúp sạc đầy trong 22 phút vẫn là những điểm mạnh của dòng Redmi Note tiếp tục được duy trì. Với những nâng cấp toàn diện, dòng sản phẩm không chỉ hướng tới người dùng phổ thông mà còn đáp ứng tốt các nhu cầu chuyên sâu về công việc và giải trí. Redmi Note 14 Series hứa hẹn trở thành một "đối thủ nặng ký" và tiếp tục khẳng định vị thế smartphone dẫn đầu tầm trung. Hiện tại, Xiaomi đã chính thức mở chương trình đặt trước cho dòng sản phẩm Redmi Note 14 Series tại thị trường Việt Nam thông qua nhiều hệ thống bán lẻ trên toàn quốc.
Chương trình Chuyến xe Tết sum vầy 2025 đã kết thúc nhận vé vào ngày 5.1.2025. Trong số 2.000 sinh viên và người lao động may mắn có trên tay tấm vé về quê đón Tết Ất Tỵ cùng gia đình, không ít câu chuyện khiến nhiều người phải xúc động.Em Trần Thị V.V (sinh viên Đại học Ngân hàng TP.HCM, quê Bình Định) là một trong những hoàn cảnh như thế. Bố mẹ ly hôn khi V.V còn trong bụng mẹ, một mình mẹ V.V phải nuôi nấng và chăm sóc 4 chị em. Kinh tế gia đình chỉ dựa vào 2 sào ruộng với 1 con bò, trong khi mẹ em năm nay cũng đã lớn tuổi, thường xuyên bị đau lưng và chân nhưng vẫn phải làm nhiều việc nặng nhọc để trang trải chi phí. "Tết đến em rất muốn sớm về để đón tết cùng mẹ, nhưng mà nghĩ đến tiền xe thì rất lo lắng. Vì tiền xe năm nào em về cũng tầm 800 ngàn trở lên, đó là một số tiền khá lớn đối với em", V.V chia sẻ. Năm nay là lần đầu tiên cô sinh viên này nhận được vé xe Tết sum vầy và đây chắc chắn sẽ là một hành trình đầy ấm áp với V.V trước thềm xuân mới.Sinh ra tại Hà Tĩnh, cô sinh viên năm nhất Lương Thị H.T (sinh viên Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) cũng đang háo hức được về quê đoàn tụ với gia đình vào ngày 20.1.2025 sắp tới. Gia đình vốn đã khó khăn, em trai H.T lại không may mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, đã chữa trị 3 năm vẫn không thuyên giảm. Hằng tháng, gia đình H.T vẫn phải lo cho em trai đi bệnh viện uống thuốc định kỳ, đồng thời vay mượn để lo cho việc học của em. T chia sẻ: "Cái tết đầu tiên xa nhà em rất muốn được về nhà nhưng do tiền vé không hề rẻ. Để cha mẹ phải bỏ một số tiền không nhỏ để em về quê ăn tết, em thật sự rất thương và rất băn khoăn. Nhưng năm đầu xa nhà ăn tết một mình nơi đất khách em cũng rất buồn và tủi thân". Nhận tin sẽ được chương trình chuyến xe Tết sum vầy hỗ trợ vé về Hà Tĩnh, H.T không kìm được nước mắt xúc động.Không chỉ sinh viên, câu chuyện của những người lao động khó khăn cũng khiến bất cứ ai cũng phải ngậm ngùi. "Tôi Trần Nguyên B., là một người mù bẩm sinh, khi sinh ra hai mắt tôi hoàn toàn không nhìn thấy một xíu ánh sáng nào. Cảm nhận thế giới xung quanh của tôi là một màu đen vô tận. Hiện tại tôi đang sống và lao động ở TP.HCM, sau tôi là hai đứa em gái đang tuổi ăn tuổi học và một mẹ già, còn bố tôi mất cách đây 10 năm, với đồng lương ít ỏi mà mẹ tôi đi làm thuê thì không đủ để trang trải và lo cho hai đứa em", đó là những dòng tâm sự đầy xúc động của anh B. (quê ở thành phố Huế) gửi về chương trình.Chương trình chuyến xe Tết sum vầy đến với anh trong tình trạng kinh tế khó khăn khiến công việc xoa bóp bấm huyệt anh đang làm không còn đủ trang trải chi phí sinh hoạt. Tấm vé nghĩa tình từ chương trình sẽ đưa anh về quê ăn tết với mẹ và hai em ở quê, để an ủi cho những nhọc nhằn trong năm cũ và thắp lên hy vọng vào một năm 2025 khởi sắc hơn.Chương trình Tết sum vầy do Báo Thanh Niên phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam trao tặng 2.000 tấm vé xe về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 cho sinh viên và người lao động khó khăn. Lễ tiễn chia tay sinh viên và người lao động sẽ tổ chức vào sáng 20.1.2025 tại Sân 4A, Nhà Văn hóa Thanh niên (Số 04 Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, quận 1). Chương trình được tổ chức trong bầu không khí ấm cúng, với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, các phần quà Tết ý nghĩa cùng lời thăm hỏi động viên từ lãnh đạo các ban ngành.Bắt đầu từ TP.HCM, năm nay chuyến xe Tết sum vầy - Xuân hạnh phúc 2025 sẽ lăn bánh về các tỉnh: Ninh Thuận, Phú Yên, Quy Nhơn (Bình Định), Đắk Lắk - Gia Lai - Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa. Chỉ còn ít ngày nữa, chuyến xe sẽ chính thức khởi hành, mang theo niềm hân hoan và ước vọng về một năm mới ngập tràn yêu thương, hạnh phúc.Chương trình chuyến xe Tết sum vầy 2025 là hoạt động xã hội thường niên, có ý nghĩa tinh thần to lớn khi diễn ra cận Tết Nguyên đán, ngày lễ quan trọng nhất với người dân Việt Nam. Sau khi hoàn tất việc phát vé, ban tổ chức đang tích cực chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo để chuyến xe được tổ chức thành công, an toàn.
Tháo nút thắt hạ tầng hàng không
Đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội dẫn đầu bảng C sau hai lượt đấu tại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), sau chiến thắng trước Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (2-0) cùng trận hòa 0-0 trước Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.Tuy nhiên, chưa thể nói màn thể hiện của đại diện miền Bắc là mãn nhãn. Thầy trò HLV Phạm Minh thắng trận gặp Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai nhờ sai lầm khó tin của đối thủ trong những giây cuối cùng. Sau đó ở trận gặp Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Nguyễn Văn Duy cùng đồng đội dù được đánh giá cao hơn về kinh nghiệm lẫn con người, nhưng không thể tạo ra thế trận lấn lướt, thậm chí bị... ép ngược trong những phút cuối và suýt nữa thua trận.Với vị thế ứng viên vô địch, hiển nhiên người hâm mộ chờ đợi nhiều hơn ở Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội. Dù rằng "đường dài mới biết ngựa hay", song ngay từ lúc này, đội bóng đến từ thủ đô cần khẳng định sức mạnh, trước mắt là ở trận gặp Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM lúc 15 giờ 30 hôm nay (9.3), rồi mới tính đến vòng tứ kết.Với 3 điểm sau 2 trận cùng vị trí thứ ba, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã ở rất gần tứ kết. Dù vậy, thầy trò HLV Tạ Hồng Hà có lẽ còn nhắm tới tham vọng lớn hơn thế: thắng Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội để có cơ hội đoạt ngôi đầu. Sau cú ngã trước Trường ĐH Công nghệ TP.HCM ở trận ra quân, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã xốc lại tinh thần khi hạ đương kim hạng ba Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai ở lượt đấu thứ hai. Lối đá chặt chẽ và phản công hiệu quả từng giúp đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đánh bại đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM đã trở lại. Nếu chơi đúng sức, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có thể lấy ít nhất 1 điểm. Chờ xem khi đã vào phom, đại diện miền Nam có thể làm được gì!