Tháo chạy vì cháy xưởng nón bảo hiểm ngày cận tết
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 10.2, miền Bắc vẫn rét đậm rét hại do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường. Khu vực Đông Bắc bộ trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng; gió đông đến đông nam cấp 2 - cấp 3; trời rét, riêng vùng núi trời rét đậm, có nơi rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Nhiệt độ thấp nhất từ 12 - 15 độ C, vùng núi 8 - 11 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 7 độ; nhiệt độ cao nhất từ 16 - 19 độ C.Tây Bắc bộ nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng; gió nhẹ; trời rét đậm, có nơi rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Nhiệt độ thấp nhất từ 11 - 14 độ C, có nơi dưới 10 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 16 - 19 độ C, có nơi trên 19 độ C.Dự báo, ngày 11.2, miền Bắc có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều hửng nắng. Trời rét đậm, rét hại; vùng núi cao có khả năng có băng giá và sương muối. Từ ngày 12 - 19.2, khu vực này có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; riêng từ đêm 12.2, các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nam Sơn La, Hòa Bình và khu vực Đông Bắc bộ đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù.Bắc Trung bộ ngày 11 - 12.2 trời rét, từ ngày 13.2 đêm và sáng trời rét. Trung Trung Bộ từ 11 - 12.2 có mưa vài nơi, riêng ngày 13.2 và thời kỳ ngày 15 - 16.2 có mưa rải rác.Cơ quan khí tượng lưu ý, Nam Trung bộ từ ngày 11 - 14.2 có mưa rào rải rác và có nơi có giông. Đây là hiện tượng mưa trái mùa bởi miền Trung bắt đầu mùa mưa từ tháng 9, tháng 10.Trong tháng 2, không khí lạnh tiếp tục hoạt động mạnh ở nước ta, gây ra rét đậm, rét hại kéo dài và các hiện tượng băng giá, sương muối. Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, riêng khu vực Bắc và Trung Trung bộ thấp hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.Sang tháng 3, hoạt động của không khí lạnh hoạt động yếu dần và ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Đến tháng 4, miền Bắc khả năng đón nắng nóng sớm, nhiệt độ trung bình tại khu vực này cao hơn 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.Con gái Tom Cruise bước sang tuổi 18, vẫn bị cha xa lánh
Từng bán hoa, quà nhiều năm tại đây, Trương Định (30 tuổi), ngụ tại TP.Thủ Đức, cho biết năm nay vẫn tiếp tục bày bán hoa cho ngày 8.3. Mặt hàng chủ lực của Định bán là hoa hồng được làm từ sáp và giấy. Năm nay, anh mang hơn 300 bó hoa đến đây để bán. Sở dĩ anh Định bán các loại giống năm ngoái vì xu hướng chọn hoa sáp, giấy vẫn còn "hot", được nhiều bạn trẻ ưa chuộng và "cháy hàng" trong ngày 8.3.
Nhớ mãi những lần đi 'ăn ong' cùng cha ở làng cũ
'Chúng tôi mong muốn sẽ góp một mảng xanh nhỏ bé cho thành phố Nha Trang, một trong những thành phố biển đã và đang chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các tác động biến đổi khí hậu toàn cầu. Với vị thế công ty dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam, IMP luôn ủng hộ và chú trọng thực hiện 'mục tiêu kép': giữ môi trường, giữ sức khỏe cho người dân', Thầy thuốc nhân dân, Dược sĩ Trần Thị Đào, Tổng giám đốc Imexpharm cho biết.
Sáng 21.2, giá vàng trong nước duy trì ở mức đỉnh. Cụ thể, vàng miếng được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào ở mức 90 triệu đồng, bán ra 92,3 triệu đồng như cuối ngày hôm qua. Các công ty kinh doanh khác như PNJ, Doji... hiện có giá bán vàng miếng ngang với Công ty SJC. Tổng cộng sau một ngày, mỗi lượng vàng miếng đã tăng 400.000 đồng và đây là mức cao nhất từ trước đến nay. Tương tự, vàng nhẫn cũng lên cao và vượt mặt cả vàng miếng. Chẳng hạn, vàng nhẫn 4 số 9 tại SJC tiếp tục được mua vào với giá 90 triệu đồng, bán ra 92,33 triệu đồng, tăng 400.000 đồng ở chiều mua và tăng gần 600.000 đồng ở chiều bán ra sau một ngày. Giá bán ra vàng nhẫn ngay tại SJC đã cao hơn cả vàng miếng - đây là điều hiếm khi xảy ra trên thị trường. Ngược lại, một số công ty khác lại bán vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng như Tập đoàn Doji mua vào 90,6 triệu đồng, bán ra 91,4 triệu đồng; Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) mua vào 90,4 triệu đồng, bán ra 92,2 triệu đồng...Giá vàng thế giới sau khi tăng lên kỷ lục xoay quanh 2.955 USD/ounce trong chiều qua nhưng sau đó giảm xuống còn 2.944,4 USD/ounce. Tuy nhiên, tính trong vòng 24 giờ qua, vàng thế giới cũng tăng thêm 4 USD/ounce. Nỗi lo về cuộc chiến thương mại toàn cầu gây ra bởi các mối đe dọa thuế quan của Tổng thống Donald Trump vẫn là nguyên nhân chính thúc đẩy dòng tiền chảy vào tài sản an toàn như vàng. Kể từ khi nhậm chức vào 20.1, ông Trump đã áp thuế 10% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc và áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu vào nước này. Ông cũng công bố áp thuế liên quan đến gỗ, ô tô, chất bán dẫn và dược phẩm trong tháng tới hoặc sớm hơn.Phát biểu trên CNBC, ông Peter Grant, Phó chủ tịch kiêm chiến lược gia kim loại cấp cao tại Zaner Metals, cho biết: “Căng thẳng thương mại đang diễn ra tiếp tục làm gia tăng lo ngại về lạm phát và tăng trưởng, do đó làm tăng nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng”...
Henry Kissinger và cuộc đời chính trị
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.