Nhân sự được trang bị kiến thức công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp phát triển
Hai năm trước, anh Nguyễn Văn Hòa (trú Q.Cầu Giấy, Hà Nội) từng "tá hỏa" khi nộp hồ sơ làm thủ tục vay tiền mua nhà thì phát hiện mình có khoản nợ xấu tại một công ty tài chính. Trước đó, anh chưa từng làm hồ sơ vay tiền. Ngay lập tức liên hệ công ty tài chính, anh mới phát hiện CMND mình làm mất thời gian trước đã bị kẻ gian lợi dụng để làm hồ sơ vay tiền.Khi xác định rõ đây là trường hợp giả mạo khoản vay, anh Hòa không bị đòi tiền, được hoàn tất hồ sơ để điều chỉnh thông tin dư nợ tín dụng. Dù vậy, anh Hòa cũng gặp không ít phiền hà khi mất nhiều thời gian, công sức làm rõ câu chuyện, đồng thời bị ảnh hưởng tới tiến độ vay tiền tại ngân hàng."Tôi hoàn toàn không biết gì về khoản nợ trên trời rơi xuống đó. Nếu như không vì có nhu cầu vay tiền và kịp thời phát hiện, không biết còn chuyện gì có thể xảy ra. Từ đó tới nay, tôi luôn rất cẩn trọng bảo vệ thông tin cá nhân, đồng thời cũng để tâm hơn tới chuyện kiểm tra lịch sử tín dụng", anh Hòa nói.Vài năm trở lại đây, tình trạng đánh cắp thông tin cá nhân của người khác để làm giả hồ sơ vay tiền từ các tổ chức tài chính, ngân hàng diễn ra ngày càng nhiều với thủ đoạn tinh vi. Dù đã hạn chế hơn nhiều, song vẫn còn trường hợp đối tượng dùng thông tin cá nhân của người khác để đăng ký giả mạo tài khoản ngân hàng nhằm giải ngân các khoản vay rồi chiếm đoạt.Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính và bất động sản toàn cầu, đánh giá hiện nay việc mua bán thông tin cá nhân diễn ra nhan nhản, dễ dàng. "Khi đã có thông tin cơ bản của khách hàng như họ tên, CCCD, địa chỉ, số tài khoản…, đối tượng lừa đảo sử dụng để tiến hành vay tiền. Ngân hàng có thể vô tình cấp hạn mức tín dụng hoặc cho vay một khoản nào đó. Người bị hại hoàn toàn không biết gì", ông Hiếu nói.Việc bất ngờ nhận được thông báo phải thanh toán khoản vay, hoặc bị nợ xấu trong khi chưa từng vay vốn... được các chuyên gia kinh tế đánh giá sẽ gây ra tác hại lớn cho cá nhân, bởi người dân bị ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm. Chiều ngược lại, các công ty tài chính, ngân hàng cũng bị tổn thất nghiêm trọng về tài sản và uy tín thương hiệu. Cả 2 đều là nạn nhân, mất rất nhiều thời gian để xử lý hậu quả."Hậu quả với các cá nhân bị đánh cắp thông tin rồi vay khống tiền rất lớn. Bởi cá nhân có lịch sử tín dụng không tốt thường rất khó có thể vay tiền hoặc phải vay với mức lãi suất rất cao", ông Hiếu nhìn nhận.Để tránh những câu chuyện "tá hỏa", ngỡ ngàng, bỗng dưng thành "con nợ" và phải giải quyết loạt rắc rối đi kèm, giải pháp được cơ quan quản lý nhà nước cũng như giới chuyên gia tài chính khuyến cáo là mỗi cá nhân phải nâng cao ý thức "phòng bệnh hơn chữa bệnh", chủ động bảo vệ thông tin cá nhân của mình.Bên cạnh đó, chủ động tra cứu, nắm rõ lịch sử tín dụng cũng là giải pháp hiệu quả. Dẫn ví dụ tại Mỹ, ông Hiếu cho biết hiện có 3 công ty thông tin tín dụng tư nhân lớn ở Mỹ bao gồm Equifax, Experian và TransUnion. Họ theo dõi, tạo ra các báo cáo tín dụng gồm lịch sử tín dụng và các thông tin tài chính khác. Họ có khoảng vài chục tiêu chí để chấm điểm tín dụng. Thông thường, điểm tín dụng dao động từ 400 - 800. Ai có mức điểm cao là người dễ dàng đi vay, còn nếu có điểm tín dụng từ 500 trở xuống thường rất khó vay, thậm chí không vay được."Các ngân hàng chủ động cung cấp thông tin cho 3 đơn vị kể trên nên hệ thống của họ rất chính xác. Luật về tài chính của Mỹ bắt buộc các đơn vị này phải cung cấp miễn phí báo cáo lịch sử tín dụng cho công dân Mỹ mỗi năm một lần. Đương nhiên, nếu khách hàng có nhu cầu tra cứu thông tin thường xuyên hơn sẽ phải trả mức phí phù hợp", ông Hiếu nói.Trên thực tế, tại Việt Nam cũng có đơn vị cung cấp dịch vụ tương tự như 3 công ty tại Mỹ là Công ty cổ phần Thông tin tín dụng Việt Nam (PCB). Việt Nam cũng bắt buộc công ty thông tin tín dụng tư nhân phải cung cấp miễn phí báo cáo lịch sử tín dụng cho công dân mỗi năm một lần. PCB hiện có ứng dụng "Thông tin tín dụng" để giúp khách hàng lấy báo cáo tín dụng miễn phí mỗi năm một lần, từ lần 2 là 20.000 đồng/báo cáo.Theo tìm hiểu, PCB còn đang cung cấp gói giải pháp "Phòng chống trộm cắp thông tin định danh - ID365", cho phép khách hàng cá nhân tự kiểm tra và theo dõi thông tin tín dụng thường xuyên.Gói giải pháp này gồm cảnh báo phòng chống gian lận thông tin định danh, cảnh báo qua email khách hàng đăng ký và báo cáo tín dụng trả về kèm theo. Với mức chi phí 180.000 đồng/6 tháng, khách hàng có thể nhận về 6 báo cáo tín dụng và cảnh báo qua email bất cứ khi nào thông tin định danh của khách hàng được sử dụng hoặc một khoản vay mới được giải ngân, các thay đổi liên quan đến tình trạng hợp đồng vay…"Nhìn chung, khách hàng có thể có cái nhìn toàn diện về lịch sử tín dụng, bao gồm thông tin định danh, thông tin những khoản vay, lịch sử thanh toán. Điều này giúp ngăn chặn các trường hợp gian lận thông tin để yêu cầu vay vốn tại các tổ chức tín dụng, làm tổn hại đến uy tín tín dụng của khách hàng; phát hiện và xử lý kịp thời các thông tin tín dụng không chính xác của khách hàng", đại diện PCB thông tin.Để nâng cao hiểu biết về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, giúp mỗi người dân biết cách bảo vệ mình hơn trong bối cảnh lừa đảo ở lĩnh vực này ngày càng gia tăng, theo ông Hiếu, thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình giáo dục tài chính cá nhân.Trong đó, phải truyền thông rõ để người dân hiểu được tầm quan trọng của việc nắm rõ lịch sử tín dụng, biết cách tra cứu ra sao khi cần thiết. Ví dụ, họ có thể làm việc đó ở đâu, như thế nào, có thể tìm đến đơn vị, doanh nghiệp nào uy tín, đáng tin cậy…Đề nghị cho mua đất nông nghiệp để làm dự án thương mại
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào báo cáo công tác dân nguyện tháng 1. Góp ý kiến vào báo cáo, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đánh giá cao việc Bộ Công an, công an các tỉnh đã triệt phá, trấn áp các tội phạm lừa đảo qua mạng thời gian qua.Bà Hải nói vừa qua đọc thông tin trên báo chí về vụ lừa đảo trên mạng do Công an Bắc Ninh triệt phá thì thấy hành vi của tội phạm lừa đảo trên mạng được tổ chức hết sức chặt chẽ."Không biết các đồng chí ở đây đã bao giờ bị gọi điện lừa đảo như vậy chưa. Tôi đang ngồi ở nhà với bố mẹ thì thấy có người gọi điện đến cho bố mẹ nói rằng ông bà chưa nộp tiền điện, mời ông bà liên hệ người này nộp ngay nếu không chúng tôi sẽ cắt điện. Việc này xảy ra thường xuyên. Bố mẹ tôi đang ngồi ở nhà sợ phải về ngay không cắt điện", bà Hải kể.Bà Hải đề nghị sau khi ngành công an triệt phá loại tội phạm này thì công việc tiếp theo cần tuyên truyền, công khai các thủ đoạn lừa đảo của loại tội phạm này để người dân biết và tránh. Vì như vụ lừa đảo do Công an Bắc Ninh triệt phá, số lượng người bị lừa lên tới 13.000 người, số tiền lên tới cả nghìn tỉ đồng là rất lớn. "Nếu các vụ việc như vậy mà người dân không quan tâm nhiều thì vẫn tiếp tục bị lừa đảo", bà Hải nói.Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ cho biết, Bộ Công an đã thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự trong đợt cao điểm 2 tháng, trong đó tháng 1 có 9 ngày cao điểm tết Nguyên đán."Chúng tôi khẳng định về an ninh chính trị ổn định, an ninh trên tất cả các lĩnh vực khác đang nằm trong tầm kiểm soát của các lực lượng của chúng tôi", ông Tỏ nói.Về an toàn giao thông, ông Tỏ nhấn mạnh, năm vừa rồi được nhân dân đánh giá rất tốt khi không có ùn tắc, tai nạn giao thông giảm đến 36%. "Đây là điều rất đáng mừng", ông Tỏ nói, và cho biết thêm, về cháy nổ có xảy ra nhưng là số ít, giải quyết kịp thời.Về tội phạm trên không gian mạng, ông Tỏ thông tin, đây là vấn đề nan giải, mang tính chất toàn cầu với tính chất là sử dụng công nghệ cao, thủ đoạn đa dạng, phối hợp câu kết trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ngành công an đã tập trung trấn áp, phá được một số vụ án như vụ do Công an Bắc Ninh thực hiện.Lý giải số người dân bị lừa nhiều, Thứ trưởng Công an Trần Quốc Tỏ cho biết, ngoài nguyên nhân đặc điểm của loại hình tội phạm này là công nghệ cao, thủ đoạn tinh vi thì còn có nguyên nhân là "tính hám lời của người dân".Ông Tỏ nói, trong phòng chống tội phạm này thì phòng ngừa nghiệp vụ là của lực lượng công an, còn phòng ngừa xã hội, công tác tuyên truyền thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc."Đề nghị này chúng tôi tiếp thu nhưng cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị chứ mình ngành công an không thể làm được công tác tuyên truyền này", ông Tỏ nói, và lưu ý, người dân vẫn cứ hám lời nên cả hệ thống phải vào cuộc.Kết luận phiên làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao đợt cao điểm trấn áp tội phạm, triệt phá nhiều đường dây tội phạm trên không gian mạng, đảm bảo trật tự xã hội, an toàn giao thông được đảm bảo, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí.Ông cũng đề nghị Bộ Công an nghiên cứu công khai thủ đoạn lừa đảo trên mạng, tuyên truyền cho nhân dân về các thủ đoạn, tác hại. "Các cơ quan, địa phương tăng cường tuyên truyền thấy rõ tính chất của tội phạm an ninh mạng, đây là tội phạm công nghệ cao, thủ đoạn phức tạp, cấu kết trong ngoài. Tư tưởng người dân thì ham lợi khiến dễ bị lừa đảo hơn", ông Phương nói.
Bí quyết để ăn chay trường vẫn dư sức lái xe xuyên Việt, leo Fansipan, Tây Tạng
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết Washington sẽ tham gia đàm phán với Nga tại Ả Rập Xê Út (dự kiến từ ngày 18.2), nhưng nhấn mạnh "chưa có thỏa thuận cuối cùng" và Ukraine cùng châu Âu cần tham gia tiến trình này.Phát biểu ngày 16.2, ông Trump tiết lộ đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff đã gặp ông Putin trong 3 giờ, khẳng định cả hai nhà lãnh đạo đều muốn kết thúc xung đột."Nga có một bộ máy to lớn, mạnh mẽ, cần hiểu như vậy. Và Nga đã đánh bại Hitler, đã đánh bại Napoleon. Nga đã chiến trận suốt một thời gian dài. Nhưng tôi nghĩ rằng ông Putin cũng muốn dừng chiến sự", ông Trump nói.Tổng thống Trump cũng nhận được câu hỏi về thời điểm có thể diễn ra cuộc gặp giữa ông với Tổng thống Nga Putin."Chưa có quyết định về thời gian. Nhưng có thể là rất sớm thôi", ông Trump trả lời.Ông Trump nói đang nỗ lực để đạt đến hòa bình, và ông tin rằng cả Tổng thống Putin lẫn Tổng Ukraine Volodymyr Zelensky đều muốn ngừng xung đột.Tuy nhiên, ông Zelensky đã phản đối mọi thỏa thuận không có sự tham gia của Kyiv. Ông cũng cảnh báo Nga có thể tấn công NATO nếu Mỹ giảm hỗ trợ liên minh, nhưng ông Trump sau đó đã bác bỏ lo ngại này.Về phía Nga, Điện Kremlin hoan nghênh đối thoại Mỹ-Nga nhưng nghi ngờ tính độc lập của Ukraine trong đàm phán. Phát ngôn viên Dmitry Peskov nhắc lại thất bại của Thỏa thuận Minsk 2014-2015 và các cuộc đàm phán Istanbul 2022, đồng thời nhấn mạnh giải pháp lâu dài phải dựa trên "thực tế hiện trường" – ám chỉ vùng lãnh thổ Nga đang kiểm soát. Moscow cũng bác bỏ kế hoạch ngừng bắn tạm thời, đòi hỏi một thỏa thuận pháp lý toàn diện.Trong bối cảnh căng thẳng, Mỹ dự kiến đóng vai trò trung gian, nhưng châu Âu tỏ ra lo ngại về việc bị gạt khỏi tiến trình hòa bình. Cuộc gặp tại Riyadh được xem như bước khởi đầu, nhưng cả Ukraine lẫn NATO đều khẳng định không nhượng bộ lãnh thổ để đổi lấy hòa bình.
Đài NBC News ngày 11.2 đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với tất cả nhôm và thép nhập khẩu vào nước này."Đây là một chuyện lớn. Khởi đầu cho việc làm giàu nước Mỹ trở lại", ông phát biểu khi ký sắc lệnh từ phòng Bầu dục. Sắc lệnh áp dụng mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và tăng mức thuế nhôm năm 2018 từ 10% lên 25%, không có ngoại lệ hoặc miễn trừ.Mức thuế mới được đưa ra chỉ một tuần sau khi ông Trump hứa sẽ đình chỉ thuế quan đối với Canada và Mexico.Mức thuế mới sẽ đi kèm với thuế sẵn có đối với các mặt hàng kim loại. Trong nhiệm kỳ đầu tiên (1997 - 2021), Tổng thống Trump đã áp thuế 25% với thép và 10% với nhôm nhập khẩu. Sau đó, Mỹ miễn thuế cho một số đối tác thương mại lớn, trong đó có Canada, Mexico và Brazil. Dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden, hạn ngạch miễn thuế được mở rộng cho Anh, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU).Mức thuế trên tương tự như thuế thép và nhôm mà ông Trump áp dụng trong nhiệm kỳ đầu của mình, mặc dù tại thời điểm đó, những mức thuế này được áp dụng rõ ràng vì lý do an ninh quốc gia.Lần này, lý do cho việc áp thuế có phần mơ hồ hơn, khi nhà lãnh đạo đề cập lý do tạo việc làm và thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ. Tuần trước, ông đã hứa sẽ trừng phạt các quốc gia "lợi dụng" các doanh nghiệp Mỹ."Thuế thép và nhôm 2.0 sẽ chấm dứt tình trạng bán phá giá của nước ngoài, thúc đẩy sản xuất trong nước, bảo vệ ngành công nghiệp thép và nhôm của chúng ta như là ngành xương sống và trụ cột của an ninh kinh tế quốc gia Mỹ", theo Cố vấn Thương mại Mỹ Peter Navarro."Vấn đề là đảm bảo rằng nước Mỹ không bao giờ phải phụ thuộc vào nước ngoài đối với các ngành công nghiệp quan trọng như thép và nhôm", ông phát biểu trong cuộc họp báo hôm 10.2.Nhiều nhà phân tích coi thuế quan là công cụ đàm phán để Mỹ giành được sự nhượng bộ từ các quốc gia khác.Theo báo cáo năm 2022 của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, phần lớn thép mà các công ty Mỹ sử dụng đều được sản xuất trong nước, mặc dù tỷ lệ nhôm nhập khẩu mà các công ty Mỹ sử dụng lớn hơn nhiều.Một số công ty Mỹ vẫn đang phản đối việc áp dụng thuế quan. Hôm 10.2, Liên đoàn Công nhân thép Mỹ, một nhóm được thành lập để hưởng lợi từ thuế quan, cho biết biện pháp này sẽ phản tác dụng nếu áp dụng quá rộng rãi.
YouNet Media: UpRace có chung nền tảng giá trị
Chiều tối 20.1, lãnh đạo UBND TP.Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) thông tin, trên địa bàn xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) vừa xảy ra vụ nổ pháo tự chế, khiến một học sinh tử vong. "Theo xác minh ban đầu của cơ quan chức năng, trong quá trình nạn nhân tự chế pháo tại nhà thì sự cố xảy ra", vị lãnh đạo này cho biết thêm.Theo đó, khoảng 14 giờ 45 cùng ngày, tại nhà ông Đỗ Văn Đường ở xóm Khê Hiệp, thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê xảy ra vụ nổ pháo, người dân địa phương phát hiện em Đ.M.A (18 tuổi) bị thương nên đưa đến cấp cứu tại bệnh viện. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, A. đã tử vong trên đường đi cấp cứu. Tại hiện trường, pháo nổ khiến các vật dụng phía sau nhà ông Đường văng tứ tung, có một số mảnh vỡ từ chậu, bìa các tông và quần áo.Những ngày gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều vụ tai nạn thương tâm do pháo nổ tự chế xảy ra, gây lo lắng trong dư luận. Nguyên nhân chủ yếu là do các em học sinh tò mò và học theo các video hướng dẫn trên mạng xã hội. Những vụ tai nạn này không chỉ gây thương vong mà còn khiến nhiều người hoang mang, dù đã có cảnh báo từ cơ quan chức năng. Trước tình hình trên, Công an TP.Quảng Ngãi thường xuyên tuyên truyền các quy định của pháp luật và cảnh báo về mức độ nguy hiểm của các loại pháo nổ, đồng thời vận động người dân trong việc giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo.