Mở 'kho ý tưởng' tiết kiệm điện của mẹ...
Buổi triển lãm và ra mắt sách ảnh Vươn lên thôn Làng Nủ (Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành) của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Á có sự góp mặt của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính; ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM... cùng đông đảo khách mời và bạn đọc. Đặc biệt, 6 người dân của Làng Nủ, gồm ông Hoàng Văn Diệp (trưởng thôn), ông Sầm Văn Bóng, bà Hoàng Thị Bóng, bà Nguyễn Thị Kim, bà Hoàng Thị Thanh cùng bé Hoàng Ngọc Lan cũng tham dự chương trình và giao lưu cùng mọi người. Tập sách ảnh Vươn lên thôn Làng Nủ được cấu trúc thành 5 phần, gồm: Những ngày đau thương không lường trước; Hy vọng mong manh và tình quân dân trong cơn bão lũ; Những sẻ chia ấm áp tình người; Sau cơn mưa trời lại sáng; Mùa xuân đầu tiên. Qua những hình ảnh được chụp ở nhiều góc độ của NSNA Nguyễn Á, Làng Nủ hiện lên như một câu chuyện cổ tích có hậu. Sau những đau thương, mất mát, Làng Nủ đã hồi sinh và bắt đầu đón mùa xuân đầu tiên ở khu tái định cư.Tham dự tại buổi triển lãm, nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa bày tỏ xúc động khi được gặp một số người dân của thôn Làng Nủ. Bà gửi lời chia sẻ và động viên trước những mất mát của người dân nơi đây. "Thiên tai là điều không ai muốn, dù vậy, mong bà con cố gắng vượt qua khó khăn, vươn lên để xây dựng quê hương Làng Nủ trong đau thương trở thành một Làng Nủ ngày càng giàu đẹp, ngày càng phát triển. Tôi tin bà con sẽ làm được điều đó", bà nhắn gửi.Với những người dân thôn Làng Nủ ở xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, ký ức về trận lũ quét kinh hoàng vào tháng 9.2024 vẫn luôn ám ảnh họ. Nỗi đau mất mát vẫn còn hiện hữu, khiến bà Hoàng Thị Bóng, bà Hoàng Thị Thanh nhiều lần không kiềm được xúc động, rơi nước mắt khi kể lại. Dẫu vậy, họ luôn động viên nhau phải cố gắng bắt đầu một cuộc sống mới sau đau thương.Ông Hoàng Văn Diệp, Trưởng thôn Làng Nủ chia sẻ: "Chúng tôi rất xúc động khi có mặt ở đây, nhìn thấy những bức ảnh mà anh Nguyễn Á chụp lại được tại thôn Làng Nủ sau khi xảy ra thiên tai. Thời gian qua, bà con thôn Làng Nủ được sự quan tâm, yêu thương của Đảng, Nhà nước cũng như người dân trên khắp cả nước giúp đỡ. Hiện nay, bà con đã hồi sinh, dần trở lại cuộc sống".Theo nhiếp ảnh gia Nguyễn Á, đây có lẽ là buổi triển lãm và ra mắt sách ý nghĩa nhất của anh. Để có thể hoàn thành tập sách này, Nguyễn Á đã đến Làng Nủ 11 lần, trực tiếp ghi lại những ngày quân và dân cùng nhau khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi cũng như cùng ăn, ở với người dân. Dịp Tết Nguyên đán 2025, anh cũng ở lại Làng Nủ để cùng người dân đón tết đầu tiên trên vùng đất mới sau bao nỗi đau. "Đến Làng Nủ, tôi đã tận mắt nhìn thấy những mất mát, đau thương tột cùng, cũng như cảm nhận sự ấm áp của tình yêu thương, tôi thêm thấu hiểu về cái gọi là 'sự sống nảy sinh từ cái chết'. Nên lần này, Vươn lên thôn Làng Nủ là cuốn sách thứ 21 của tôi, cùng với 3 cuộc triển lãm sắp tới tại TP.HCM, Hà Nội và tại Làng Nủ là cơ hội để tôi gửi đến mọi người thông điệp: 'Hãy cùng nhau trao yêu thương và hy vọng. Mọi khó khăn sẽ dễ dàng vượt qua, cùng chung tay để cuộc sống thêm tốt đẹp'. Hy vọng mong muốn này được lan tỏa đến nhiều trái tim để chúng ta có thể đồng hành cùng thực hiện những việc làm thật ý nghĩa, giúp bà con Làng Nủ vượt qua giai đoạn khó khăn", anh chia sẻ.Đâu là chìa khóa giúp Việt Nam thắng lợi ở tuần 1 giải đấu PUBG Mobile SEA?
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong các lễ hội đầu năm đặc biệt là vào dịp Tết. Do Việt Nam là nước nông nghiệp nên nghi lễ cầu mùa với yếu tố nước bắt buộc phải có trong các lễ hội vào mùa xuân. Nghi lễ cầu mong mưa thuận gió hòa.Lễ rước nước đầu năm phổ biến ở các ngôi làng. Để thực hiện lễ rước nước cần xác định nơi có nguồn nước trong sạch, chọn khu vực được lấy nước, chọn người đi lấy nước là người có uy tín, có ảnh hưởng trong làng, chọn chum đựng nước.Nước ở đây là nước thiêng, phải là trong sạch nhất, tốt nhất, khỏe mạnh nhất. Người khiêng nước là thanh niên. Nước rước về đặt trước bàn thờ.Mỗi lễ hội làm một nghi lễ khác nhau, mang tính chất thiêng, tôn trọng thần linh. Nước đối với cộng đồng mang đến sự hài hòa về âm dương, sung túc của cả cộng đồng. Vật đựng nước, vật múc nước, người múc nước nói lên giá trị của nước. Tất cả các tộc người đều có văn hóa nghi lễ liên quan đến nước. Mọi sự sống đều xuất phát từ nước, vì thế, lễ hội đầu năm luôn có tục rước nước.
Bà Rịa - Vũng Tàu trao giấy chứng nhận đầu tư hàng loạt dự án 'khủng'
Lần đầu tiên tôi biết về mẹ hình như là lúc lên 4, khi đó ba vừa tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 1 ở Hà Nội về. Đó cũng là lần đầu tiên ba gặp đứa con gái thứ 2 là tôi.Sáng hôm đó, hình như mẹ lúi húi trong bếp, ba bế tôi xuống hỏi: "Em cho ba con anh ăn gì?". Tôi đòi ăn khoai, là hai củ khoai hôm trước ba nói để sáng mai hẵng ăn. Mẹ nói con ăn cơm đi, mẹ ăn khoai rồi. Tôi khóc ăn vạ. Ba bế tôi lên vai nói ra vườn hái cam. Mẹ nhìn theo hai cha con rồi nói: "Có ba về là nhõng nhẽo quá, ở nhà với mẹ có thế đâu…".Tôi không thể nào diễn tả được ánh mắt ấy, chỉ là sau này nhớ lại, ngẫm nghĩ thì hiểu rằng: Đó là lời của một người vợ, người mẹ hạnh phúc.Ba mẹ cưới nhau xong thì ba đi bộ đội rồi giải ngũ, học tiếp cấp 3. Ba bắt đầu ra Hà Nội học đại học thì mẹ có bầu tôi. Trong bốn năm xa cách ấy là bom đạn, thiếu thốn, mẹ một mình làm ruộng, nuôi hai con và chăm sóc ba mẹ chồng. Chừng ấy năm tháng xa chồng của một người vợ trẻ hẳn không ít khó khăn và cả đau khổ. Nhưng, khi có thể dựa đỡ vào chồng, dù chỉ là dỗ đứa con gái hờn dỗi, với mẹ đó là khoảnh khắc hạnh phúc vỡ òa. Cái cảm giác hạnh phúc trên khuôn mặt, ánh mắt mẹ rõ ràng đến nỗi 55 năm sau, tôi vẫn nhớ như in, như thể xem lại một cảnh phim ấn tượng.Mùa đông đầu tiên sau khi đi làm, ba mua cho mẹ một cái áo bông chần màu đen láng mượt. Với quê miền Trung thời đó, chiếc áo là của hiếm. Khi ba đang ở nhà, lúc nào mẹ cũng mặc. Hôm đó, trời lạnh lắm, đi cấy về, mẹ khoe với ba: "Bữa ni ở ngoài đồng ai cũng khen áo đẹp, các chị ấy nói cả làng ni, chưa có ai được chồng mua áo đẹp cho như vậy".Mẹ cười, mắt lấp lánh. Người ta hẳn sẽ hạnh phúc tận cùng khi chỉ yêu, hiến dâng, không chờ đợi, không đòi hỏi và khi được trao đền, thì cảm giác như đó là quà tặng vô giá.Ba tôi đi công tác xa, năm thì mười họa về nhà một bữa. Mỗi lần ba về, trong nhà như có tiệc. Mẹ nấu cho ba những món ngon nhất mà quanh năm mấy mẹ con chẳng mấy khi được ăn. Có con lợn nuôi mấy tháng chờ tết cân cho mậu dịch để lấy lụa, bột mì, ba đòi làm thịt, mẹ đồng ý luôn. Cứ tưởng ba chỉ lấy bộ lòng ăn rồi để các thứ còn lại cho mẹ bán, ai dè ba nói: "Chia ra từng các phần nhỏ, biếu hết bà con quanh nhà".Năm tháng hiện hữu của mẹ ngắn ngủi, nhưng mẹ sống trong chúng tôi và những người biết bà rất dài, rất lâu với một khuôn mặt hạnh phúc. Hạnh phúc vì được sống cho người khác, được yêu hết mình.Mẹ làm theo, nét mặt rất vui.Có cái ao trước cửa nhà, mẹ thả cá để cuối năm thu hoạch. Ba về bất chừng, gọi người tát nước, bắt cá chia cho cả xóm, mẹ cũng chiều ý ba. Các dì tôi nói: "Mạ mấy đứa yêu và chiều chồng vô điều kiện".Mẹ ốm, đi viện đâu hơn tháng thì về nhà. Làng xóm tới thăm rất đông, ai mẹ cũng quay mặt ra chào, cố tiếp chuyện giữa những cơn đau. Duy chỉ có chị cả tôi ôm đứa em út lúc đó mới 10 tháng tuổi tới thì mẹ quay mặt vào vách. Bà nội tôi nói: "Các con để cho mẹ nghỉ". Sau này, khi mẹ mất lâu lâu, bà giải thích với tôi: "Lúc đó mẹ con sợ em nó nhớ ra mẹ rồi vài bữa nữa, không còn mẹ, em nó khóc, bà cháu mình không dỗ được".Mẹ là vậy, kể cả khi sắp rời cõi đời, vẫn chỉ nghĩ cho người khác.Sau này, gặp những chuyện này kia, đôi khi tôi sững lại, tự hỏi: "Nếu là mẹ, bà sẽ xử lý thế nào nhỉ?". Và khi đã lội qua nhiều năm tháng và đường đất cuộc đời, tôi tìm được câu trả lời chung cho nhiều tình huống: Mẹ đã nghĩ và làm như tính cách trời sinh, mọi sự đều nghĩ cho người khác, sống cho người khác. Mẹ cũng không có cơ hội chiêm nghiệm như thế là đúng hay sai, bởi bà đã ra đi khi chưa kịp nhìn lại…Năm tháng hiện hữu của mẹ ngắn ngủi, nhưng mẹ sống trong chúng tôi và những người biết bà rất dài, rất lâu với một khuôn mặt hạnh phúc. Hạnh phúc vì được sống cho người khác, được yêu hết mình.Và những đứa con của mẹ cũng hạnh phúc mỗi khi nhớ về người.
Với lợi thế giành chiến thắng 2-1 trên sân nhà Việt Trì (Phú Thọ), đội tuyển Việt Nam tự tin đến sân nhà của đội tuyển Thái Lan đấu trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ ngày 5.1 với mục tiêu bảo vệ thành quả đã đạt được. Sở hữu "chân sút ngoại hạng" Nguyễn Xuân Son, đội tuyển Việt Nam trở nên đáng gờm khiến "voi chiến' phải e dè, không áp đặt được lối chơi lên đối thủ như nhiều lần chạm trán trước đó và phải nhận thất bại ở chung kết lượt đi. Người hâm mộ Việt Nam kỳ vọng Nguyễn Xuân Son cùng các đồng đội tiếp tục phát huy tinh thần thi đấu "rực lửa" để giữ vững thành quả. Tuy thua đội tuyển Việt Nam 1-2 nhưng đội tuyển Thái Lan vẫn cho thấy bản lĩnh của nhà đương kim vô địch. Bị dồn ép nhưng "voi chiến" vẫn có bàn thắng thu ngắn cách biệt xuống 1-2. Đây là cách biệt không lớn giúp đội tuyển Thái Lan đặt niềm tin có thể san bằng cách biệt khi trở về sân nhà. Theo dự đoán của độc giả Báo Thanh Niên, 59% tin vào chiến thắng cho Nguyễn Xuân Son cùng đội tuyển Việt Nam ở chung kết lượt về ngay trên sân của đội tuyển Thái Lan. 33% dự đoán kết quả hòa và chỉ 8% nghĩ rằng đội tuyển Việt Nam sẽ thua Thái Lan. Trong khi đó nhiều HLV, chuyên gia bóng đá dự đoán thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ cầm chân được đội tuyển Thái Lan khi tái đấu ở lượt về để lên ngôi vô địch. Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam Dự đoán kết quả trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: đội tuyển Việt Nam hòa đội tuyển Thái Lan 1-1. Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
BIM Group 5150 Triathlon Phu Quoc 2022 sẵn sàng trước ngày khởi tranh
Vậy đó, điều vẫn được gọi là văn học phản ánh hiện thực. Bằng tất cả tình yêu say đắm của mình, nhà văn "đoán" về những sự lạ ở đời khiến anh kinh ngạc và da diết cố hiểu, cố nói cho ra. Khi anh có tài thật sự, thì điều anh ước đoán đó có thể trùng hợp, hay đúng hơn, còn thực hơn sự thực nhiều. Như vậy ở đây có đến hai sự lạ, đều thật đẹp: sự lạ của Vừ Già Pó vô thức đi xuyên lục đia châu Á để tìm về cội nguồn thăm thẳm của mình; và sự lạ của nhà thơ Thanh Thảo, cũng bằng vô thức, vô thức nghệ thuật, khám phá ra sự thật tuyệt diệu mà nhà khoa học uyên bác Savina đã tìm được về dân tộc Mông bằng con đường chặt chẽ của lý trí khoa học. Đẹp quá, cả hai.