Show 'Physical: 100' mùa 2 hoành tráng, dàn thí sinh nổi tiếng bị loại sớm
Văn phòng ông Netanyahu cho biết Thủ tướng Israel đã có đợt xét nghiệm tại bệnh viện hồi giữa tuần này và được phát hiện mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, do phì đại tuyến tiền liệt lành tính, thông báo ông Netanyahu sẽ có ca phẫu thuật để cắt bỏ tuyến tiền liệt trong ngày 29.12, Hãng AFP đưa tin.Hồi tháng 3, ông Netanyahu từng phải phẫu thuật thoát vị, trong khi vào tháng 7.2023, các bác sĩ đã phải cấy máy tạo nhịp tim cho thủ tướng Israel sau những rối loạn sức khỏe.Thông tin về sức khỏe của ông Netanyahu được đưa ra vào thời điểm xung đột tại Gaza nóng lên với chiến dịch đột kích của quân đội Israel vào bệnh viện Kamal Adwan ở miền bắc Gaza. Giới chức y tế Gaza cho biết hơn 240 người Palestine đã bị bắt giữ, trong đó có Giám đốc Hussam Abu Safiya của bệnh viện nói trên.Quân đội Israel ngày 28.12 tuyên bố chiến dịch đột kích đã kết thúc và ông Safiyeh bị tạm giam để thẩm vấn do nghi thuộc thành viên lực lượng Hamas, điều mà Hamas phủ nhận. Quân đội Israel thông tin lực lượng đặc nhiệm đã tiến hành "các hoạt động chính xác" bên trong bệnh viện và xác định vị trí, cũng như tịch thu vũ khí bao gồm lựu đạn, súng, đạn dược và thiết bị quân sự.Cuộc đột kích được lực lượng Israel triển khai vào ngày 27.12 và nhằm vào Kamal Adwan, một trong 2 cơ sở y tế còn hoạt động tại miền bắc Gaza, theo AFP. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết vụ đột kích đã làm bệnh viện ngừng hoạt động và những bệnh nhân cùng y bác sĩ phải sơ tán sang một bệnh viện gần đó.Vì sao cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương bị bắt?
Nghiên cứu do Talker Research - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, thực hiện, đã khảo sát 2.000 người tham gia từ ngày 23 đến 27.1, nhằm xem xét cách mọi người ngủ trưa và tìm hiểu xem điều gì khiến một số người ngủ trưa ngon hơn những người khác.Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen, sở thích ngủ trưa và tác động của giấc ngủ trưa đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.Tiến sĩ Nick Bach, nhà tâm lý học, tại Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe tâm thần Grace Psychological Services (Mỹ) cho biết giấc ngủ - đặc biệt là ngủ trưa - ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người ngủ trưa sai cách và sau đó tự hỏi tại sao mình cảm thấy uể oải thay vì sảng khoái. Đáng chú ý, nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút. Tiến sĩ Bach giải thích: Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là ngủ trưa quá muộn. Nếu bạn ngủ trưa vào cuối buổi chiều hoặc chạng vạng tối, điều đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn. Lý tưởng nhất là ngủ trưa trước 15 giờ để duy trì lịch trình ngủ của bạn, theo trang tin nghiên cứu Study Finds.Lợi ích rất rõ ràng: Kết quả cho thấy những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy.Nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện thú vị sau: Những người thường xuyên ngủ trưa có thể có cuộc sống xã hội tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng "người ngủ trưa" có cuộc sống xã hội năng động hơn, điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nhận thức khi già đi, so với người không ngủ trưa. Đặc biệt, người ngủ trưa có đời sống tình cảm hài lòng so với người không ngủ trưa.Kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường ngủ trưa trong 51 phút và thức dậy lúc 14 giờ 33 phút. Tuy nhiên, đáng lưu ý - ngủ trưa quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn là không ngủ trưa.Nghiên cứu đã phát hiện ngủ trưa lâu hơn 1 giờ 26 phút, được xem là "vùng nguy hiểm". Lúc này, bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng thay vì sảng khoái. Nhưng ngủ 51 phút như sở thích của nhiều người, cũng có thể quá dài. Tiến sĩ Bach cảnh báo: Nếu ngủ trưa quá lâu, bạn có nguy cơ rơi vào giấc ngủ sâu, khiến việc thức dậy trở nên khó khăn hơn. Một giấc ngủ trưa nhanh 20 phút là hoàn hảo để nạp lại năng lượng mà không bị tình trạng trì trệ giấc ngủ đáng sợ, theo Study Finds.
Phát hiện mới về thời điểm tốt nhất để ngủ trưa
Hằng năm, Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC), một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1933 có trụ sở tại Mỹ, mang mục tiêu cung cấp hỗ trợ nhân đạo toàn cầu, sẽ đưa ra bản Danh sách theo dõi tình trạng khẩn cấp, trong đó xác định những quốc gia và khu vực có khả năng phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng nhân đạo leo thang trong năm tới. Danh sách này xét đến khả năng xảy ra và tác động của xung đột, bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu.Dưới đây là tốp 10 quốc gia và vùng lãnh thổ được IRC đưa vào danh sách theo dõi khẩn cấp, với những dự báo tình trạng khủng hoảng có thể tiếp diễn hoặc trầm trọng thêm trong năm 2025.Somalia có năm thứ 3 liên tiếp xuất hiện trong tốp 10 nơi cần chú ý tình trạng khẩn cấp của IRC. Trung tâm bất ổn tại nước này đến từ các cuộc tấn công của nhóm vũ trang đối lập al-Shabaab chống lại chính phủ Somalia. Trong 9 tháng đầu năm 2024, al-Shabaab thực hiện hơn 120 cuộc tấn công và dần mở rộng ảnh hưởng, trong khi phái bộ của Liên minh châu Phi (AU) được cử đến để duy trì ổn định đang phải rút dần khỏi Somalia. Ngoài ra, các cuộc xung đột giữa những nhóm sắc tộc còn làm trầm trọng thêm bất ổn.Trong năm 2025, chính phủ nước này có thể đối mặt với các cuộc giao tranh leo thang, trong khi viện trợ quốc tế giảm dần. Ngoài ra, biến đổi khí hậu, bao gồm hiện tượng La Nina, có thể đảo ngược nỗ lực khôi phục nền nông nghiệp. Dự kiến có khoảng 1,6 triệu trẻ em Somalia bị suy dinh dưỡng cấp tính vào năm 2025, hạn chế khả năng phát triển và xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.Nạn đói ở Mali đang trở nên tồi tệ hơn do cuộc xung đột leo thang đã diễn ra trong 12 năm. Nhiều thành phố đang mắc kẹt trong cuộc giao tranh giữa chính quyền quân sự Mali liên minh với nhóm lính đánh thuê Wagner, đối đầu với các nhóm vũ trang đối lập như lực lượng Tuareg và Jama'at Nusrat al-Islam wal-Muslimin (JNIM). Việc Pháp rút hỗ trợ quân sự khỏi Mali cũng gây nguy cơ gia tăng thương vong của thường dân vướng vào giao tranh. Theo dự báo, năm 2025 sẽ là thách thức với chính quyền Mali khi các nhóm đối lập có thể kiểm soát nhiều khu vực hơn. Ngoài ra, nguy cơ khủng hoảng lương thực trầm trọng hiện hữu khi phe đối lập tấn công các xe chở ngũ cốc và chặn tuyến tiếp tế, trong khi lũ lụt đã phá hoại mùa màng. Hơn 2.500 người tại Mali có nguy cơ gặp nạn đói và con số này có thể tăng.Kể từ sau vụ ám sát cố Tổng thống Haiti Jovenel Moise năm 2021, nước này chìm sâu vào khủng hoảng với các cuộc đụng độ giữa những băng nhóm, với quy mô ngày càng tăng. Các cuộc tấn công bạo lực gần đây vào tháng 12.2024 đã khiến khoảng 200 thường dân thiệt mạng.Việc các băng nhóm mở rộng quyền kiểm soát đặt hàng triệu người dân Haiti vào nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục, bắt cóc và tống tiền, qua đó cản trở hoạt động nhân đạo và nỗ lực phục hồi kinh tế. Cơ sở hạ tầng kém và dễ tổn thương trước thiên tai cũng gây đe dọa người dân nước này khi xảy ra bão hoặc động đất.Hoạt động của nhóm vũ trang JNIM và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trải dài trên các quốc gia vùng Sahel ở châu Phi, bao gồm Burkina Faso. Các nhóm vũ trang đối lập từ chỗ chỉ cô lập 1 thị trấn vào năm 2021, đến năm 2024 đã kiểm soát gần 40 thị trấn, khiến gần 2 triệu người bị cô lập và cản trở các nguồn viện trợ.Đã có hơn 1.800 thường dân thiệt mạng trong các cuộc đụng độ ở Burkina Faso năm 2024. Ngoài ra, nạn đói tại nước này đã ở mức 43% và Burkina Faso dần nhận ít viện trợ hơn từ các tổ chức quốc tế. Lũ lụt và dịch sốt xuất huyết cũng là mối đe dọa với người dân tại đây.Đây là lần đầu tiên Li băng xuất hiện trong tốp 10 danh sách cần chú ý khẩn cấp của IRC, liên quan những cuộc giao tranh giữa Israel và lực lượng Hezbollah đã kéo dài hơn 1 năm. Một lệnh ngừng bắn được ký kết tháng 11.2024 không thể lập tức giải quyết nhu cầu viện trợ nhân đạo tại Li băng, khi xung đột đã khiến hơn 1,4 triệu người phải bỏ nhà cửa.Nền kinh tế Li Băng đối mặt với loạt khó khăn khi đồng tiền nước này đã giảm 98% giá trị kể từ năm 2019, trong khi giá lương thực đã tăng 350%. Khoảng 80% dân số đối diện với mất an ninh lương thực.Đất nước này phải đối mặt với các mối hiểm họa khi nước láng giềng Sudan cũng đang xảy ra xung đột nghiêm trọng. Ngoài ra, bất ổn chính trị và khủng hoảng khí hậu, với tình trạng lũ lụt hằng năm gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất lương thực. Những bất ổn tại Sudan cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nam Sudan, một trong những trụ cột nền kinh tế nước này. Giá thực phẩm đã tăng vọt 95% trong một năm.Một thỏa thuận hòa bình để tạm ngừng xung đột giữa chính quyền và nhóm vũ trang đối lập tại Nam Sudan sẽ kết thúc vào tháng 2.2025 và nếu không được gia hạn, tình trạng bất ổn sẽ còn thêm trầm trọng. Trong khi đó, các chuyên gia dự đoán rằng hơn 2,1 triệu trẻ em ở Nam Sudan sẽ bị suy dinh dưỡng cấp tính vào năm 2025, khi nông nghiệp nước này chịu lũ lụt triền miên và hoạt động cứu trợ bị cản trở do xung đột.Sau sự kiện lực lượng đối lập lật đổ chính quyền cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad đầu tháng 12.2024, giới quan sát vẫn chờ xem liệu người dân Syria sẽ bắt đầu ổn định cuộc sống, hay sẽ tiếp tục xuất hiện các cuộc xung đột.Sau gần 14 năm đối đầu giữa lực lượng ông al-Assad và các nhóm đối lập, khoảng 16,7 triệu người Syria, tương đương 72% dân số, phải phụ thuộc vào các nguồn viện trợ. Tình trạng siêu lạm phát đẩy giá lương thực tăng vọt và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở mức báo động. Hạn hán có thể khiến nguồn nước càng trở nên khan hiếm, tạo điều kiện cho dịch tả lây lan ở các trại tị nạn. Có khoảng một nửa cơ sở y tế tại Syria hiện không hoạt động và 1/3 bệnh viện công đóng cửa một phần hoặc toàn bộ. IRC dự báo các cuộc đụng độ giữa chính quyền quân sự Myanmar và lực lượng đối lập sẽ tiếp diễn khi các lệnh ngừng bắn ngắn hạn sụp đổ. Thiên tai như bão lũ, cùng các loại dịch bệnh, có thể đe dọa đến những cộng đồng dễ bị tổn thương tại Myanmar. Nước này cũng chỉ nhận được 0,25% số tiền từ ngân sách tài trợ khí hậu toàn cầu, khiến nỗ lực phục hồi thêm khó khăn.Hơn 1 năm kể từ cuộc chiến giữa Israel và lực lượng Hamas, Dải Gaza liên tục hứng chịu các cuộc tấn công từ Tel Aviv và giới chức y tế Gaza cuối tháng 12.2024 thông báo đã có hơn 45.000 người thiệt mạng kể từ ngày 7.10.2023, thời điểm Hamas phát động tấn công Israel và Tel Aviv đáp trả.Gần như toàn bộ dân số Gaza chịu cảnh mất an ninh lương thực nghiêm trọng và tình hình có thể nghiêm trọng nếu Israel và Hamas không thể nhất trí một lệnh ngừng bắn ở Gaza. Các chuyên gia cảnh báo nạn đói có thể xuất hiện ở khắp dải đất này nếu công tác cứu trợ nhân đạo bị cản trở. Hạ tầng y tế và dịch vụ bị hư hại do cuộc chiến cũng sẽ gây khó khăn cho người dân Gaza trong những nhu cầu cơ bản.Trong 2 năm liên tiếp, Sudan đứng đầu danh sách của IRC, khi cuộc nội chiến tại nước này vẫn tiếp diễn. IRC cho biết Sudan hiện là quốc gia phải chịu cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất được ghi nhận. Cuộc chiến giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đối lập gây ra tác động nghiêm trọng đến thường dân. Bạo lực tình dục và tình trạng tuyển mộ trẻ em trở thành tay súng đã trở nên phổ biến. Nội chiến được dự báo sẽ tiếp diễn trong năm 2025 khi không bên nào có ý định tìm giải pháp ngoại giao. Hệ thống y tế bị tê liệt cũng khiến người dân không được điều trị những loại bệnh như dịch tả và dự báo sẽ có nhiều đợt bùng dịch trong năm 2025. Theo IRC, nếu không có biện pháp bảo vệ nhân viên cứu trợ nhân đạo, người dân Sudan có thể tiếp tục không được hỗ trợ.
Liên quan thông tin thất thiệt "2 cô gái bị bắt cóc đưa sang Campuchia", ngày 28.2, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Công an H.Cái Nước (Cà Mau) đang chờ kết quả giám định tài sản để tiến hành các bước xử lý tiếp theo. Riêng hành vi đưa người khác xuất cảnh sang nước ngoài trái phép đã được chuyển đến Cơ quan An ninh điều tra xử lý theo thẩm quyền. Đơn vị này cũng đang xác minh, điều tra. Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội cũng đang được xem xét xử lý.Trước đó, Công an H.Cái Nước chỉ đạo đơn vị chức năng làm việc với những người có liên quan, điều tra, xác minh làm rõ vụ việc. Trong đó, công an tập trung làm rõ các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật như: cố ý làm hư hỏng tài sản; đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội; đưa người khác xuất cảnh sang nước ngoài trái phép.Như Thanh Niên đã thông tin, trưa 18.2, nhiều trang mạng xã hội Facebook có lượt theo dõi lớn chia sẻ đoạn clip ghi cảnh người dân tại TT.Cái Nước (H.Cái Nước) tập trung rất đông chứng kiến một ô tô 7 chỗ bị đập bể kính để ngăn cản vụ người đàn ông bắt cóc 2 cô gái đưa sang Campuchia. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an TT.Cái Nước mời những người có liên quan về trụ sở làm việc. Theo trình bày của ông P.T.N (54 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM), ông có quen một phụ nữ tên T., hiện sinh sống tại Campuchia. Bà T. thuê ông N. đến H.Cái Nước đón 2 người là L.N.Y (15 tuổi, ở xã Tân Hưng Đông, H.Cái Nước) và P.K.V (17 tuổi, ở TT.Cái Nước) để đưa sang Campuchia làm việc. Bà T. có đưa ông N. số điện thoại của L.N.Y và P.K.V.Khoảng 9 giờ 30 ngày 18.2, ông N. đón Y. và V. tại điểm hẹn ở khóm 2, TT.Cái Nước. Sau đó, ông đưa cả 2 đi mua mỹ phẩm và ăn cơm (tiền mua mỹ phẩm do bà T. trả). Tuy nhiên, sau khi ăn cơm, Y. không đồng ý lên xe đi Campuchia nên gọi xe ôm đến rước.Lúc này, Y. đề nghị ông N. mở cốp xe để lấy đồ, nhưng ông không đồng ý, vì tiền mỹ phẩm do bà T. trả, phải chờ ông liên hệ bà T.Cùng thời điểm này, một số người dân xung quanh không hiểu rõ câu chuyện nên tung tin "2 cô gái bị bắt cóc". Một số người quá khích đập vỡ kính ô tô của ông N.. Nhiều người tập trung quay, phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội, gây xôn xao dư luận.
Phim ‘Trạm cứu hộ trái tim’ tập 29: An Nhiên trở mặt với mẹ chồng?
Ngày 13.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký quyết định thành lập tổ công tác đặc biệt rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các công trình, dự án, khu đất trên địa bàn (gọi tắt là Tổ công tác đặc biệt).Tổ công tác đặc biệt do ông Nguyễn Văn Được làm Tổ trưởng, các phó chủ tịch UBND TP.HCM làm tổ phó. Thành viên tổ công tác đặc biệt còn lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan các nội dung khó khăn, vướng mắc đối với khu đất, công trình, dự án cần rà soát, tháo gỡ.Tổ công tác đặc biệt có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện 112 ngày 6.11.2024 của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.Đồng thời, định hướng lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các vướng mắc, khó khăn cho các công trình, dự án, khu đất trên địa bàn thành phố nhằm khơi thông nguồn lực phát triển; kịp thời chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo đúng quy định.Sở Tài chính là cơ quan thường trực, giúp việc tổ công tác. Một phó chánh văn phòng UBND TP.HCM trực tiếp tham mưu thường trực UBND TP.HCM công tác chỉ đạo, điều hành tổ công tác cũng như chủ động thành lập bộ phận giúp việc để tổng hợp hồ sơ phục vụ các cuộc họp.Tổ công tác đặc biệt này của UBND TP.HCM thay thế cho 2 tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư và các dự án tồn đọng, dừng thi công được thành lập năm 2023 và năm 2024. Hồi cuối năm 2024, UBND TP.HCM phân công Thường trực UBND TP.HCM theo dõi, chỉ đạo giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công.Trong đó có những dự án kéo dài hàng chục năm như công viên Sài Gòn Safari (H.Củ Chi), công viên Lịch sử văn hóa dân tộc, khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức), đô thị Bình Quới - Thanh Đa (Q.Bình Thạnh).Ngoài ra, còn có những dự án, khu đất đang bỏ trống, lãng phí như khu đất 8 - 12 Lê Duẩn, khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng, khu đất số 2 - 4 - 6 Nguyễn Huệ, khu đất thương xá Tax cũ (Q.1), khu chung cư tái định cư 3.790 căn ở Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức), 953 căn hộ chung cư tại khu dân cư Vĩnh Lộc B (H.Bình Chánh)...