Cửa sáng cho bất động sản hạng sang TP.Thủ Đức
Nhìn hàng hoa vắng tanh, tôi thoáng bồi hồi, tự giận mình một chút, không ra sớm hơn để gặp, nhìn thêm một chút nụ cười hiền hậu của đôi vợ chồng già. Nhưng cứ nghĩ mọi năm, bác Ba Khâm vẫn dọn dẹp muộn hơn chút xíu, để kêu xe về đến Bến Tre nghỉ ngơi vài tiếng trước khi ngắm pháo hoa giao thừa. Nên lỡ mất cái nắm tay như mọi năm, nghe chừng từ bác một khoảnh khắc trìu mến.Hôm trước, tôi dọn dẹp nhà cửa xong, xách xe chạy ra thấy hai vợ chồng bác đang tíu tít mua bán. Mai, quất, sống đời và đủ thứ hoa. Xôn xao người hỏi han trả giá. Tôi chọn hai chậu bạch mai nhỏ nhắn, như mọi năm. Mỗi chậu khoảng vài chục búp, mới nở một bông, rồi dúi vào túi bác 200 ngàn. Là vì trước đó, tôi không dám hỏi, chỉ e bác không lấy tiền, nên khi loáng thoáng một người bảo rằng mỗi chậu 100 ngàn, mới làm ra vậy. Y như mọi năm!Sáng 27 tết, tôi đã dạo công viên Làng Hoa, mua được chậu mai vàng của một chủ vườn ở P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM. Để về chưng góc nhà, đưa mắt ưng ý chậu mai vừa vặn, búp nhiều, dáng thế cũng hợp, nên khi chú bán mai ra giá 1,5 triệu, mua luôn không ngần ngừ. Cái cách mua hoa năm nào với tôi, cũng là để vui chút với vườn với ruộng mà họ đã đổ mồ hôi chăm bẵm. Xe giằng xong chậu mai phía sau, chú lái ngồi lên, vỗ vai người bán bắt tay cười cái, là đi.…Bây giờ, thì những nhà vườn đã lục tục chất bớt hoa lên xe. Còn lại một ít họ rao “xổ hoa xổ hoa” vang rộn các góc công viên. Tôi chú ý một cặp ý chừng là vợ chồng, nghiêng ngó chỉ trỏ mấy chậu linh sam đang trổ hoa tím, nhỏ li ti hương thoang thoảng. Chị bán hoa da trắng mày cong, nói: “cặp 700 ngàn, cô chú à”. Họ trả, thôi bớt 100 ngàn, lấy cặp về chưng cho đẹp. Chị bán hoa dường như giãn cặp mày, cười duyên dáng: ừ, cô chú lấy đi. Vậy là cả ba lấy túi ni lon níu níu buộc buộc, nói lời chúc nhau đôi câu. Nghe lời yêu thương chuyển ý rót vào tai nhau, đất trời như rộn vui! Tôi dạo vài vòng. Giờ này không mua hoa nữa. Nhớ lúc xách xe đi, đứa con gái út cười, nói: “Rồi, ba lại đi làng hoa”. Ý cháu là ba nó cứ thích chạy xe đi, là mua hoa về, để rồi sau đó loay hoay không biết dọn xếp để chưng góc nào trong nhà. Tôi cười “lần này không mua nữa, chỉ dạo thôi”.Gần thêm nửa tiếng. Loanh quanh bất chợt, thế nào tôi cũng vòng đến chỗ chú Bảy Chợ Lách (là biệt danh tôi đặt cho một người quen, dân bán bông ở Bến Tre lên). Hỏi han vài câu, nhìn đám bông cúc vàng mâm xôi đã vợi đi, còn lưa thưa chen giữa đám cúc tím nhỏ xinh, biết là hoa cũng bán được nhiều. Năm nào cũng vậy, chú Bảy rời Sài Gòn sau 5g chiều. Công viên kêu dọn trước 12g, thì chú qua xin mấy cổng nhà mặt tiền phía đối diện, bán thêm một chút, kiếm tiền xe về kịp đón giao thừa.Vậy là một mùa hoa của ngày cuối năm Giáp Thìn đã vãn. Nhìn quanh, tôi có cảm giác chút trống vắng hơn mấy bữa trước. Nhưng hoa đã về với mọi nhà, xóm ngõ để đẹp hơn những ngày thường tất bật lo toan.Để rồi các gia đình quây quần lúc giao thừa, ngắm những nụ hoa, mầm lá xanh tươi đang gọi xuân về!
Bãi xà bần tràn lan trên vỉa hè
Khoang nội thất Toyota Yaris Cross thiết kế tương tự phong cách của nhiều mẫu xe được phát triển dựa trên nền tảng Daihatsu như Wigo, Raize, Avanza hay Veloz. Vẫn là kiểu màn hình giải trí đặt nổi trên mặt táp-lô, vô lăng 3 chấu, đồng hồ dạng điện tử, cụm nút bấm và cần số quen thuộc.
Nhận định bóng đá, Real Madrid vs Inter Milan (3g ngày 8.12): Quyết đấu vì ngôi đầu bảng
Vì thế, bài chòi không chỉ có ở Hội An (Quảng Nam), mà có và phát triển ở rất nhiều tỉnh miền Trung. Nhưng phải nói, Hội An trong nhiều năm nay là nơi chơi bài chòi phục vụ du khách liên tục hằng đêm, hằng tuần, và tiến tới, vừa rồi đưa bài chòi ra nước ngoài, cụ thể là tới Nhật Bản, đã thành công. Trong khi nhiều tỉnh khác ở miền Trung cũng có đặc sản bài chòi, nhưng chưa phát huy được hết cỡ môn nghệ thuật dân gian đặc sắc này để phục vụ du lịch văn hóa.
Sáng 14.3, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, Công an TP.Đà Nẵng cho biết đơn vị vừa dập tắt đám cháy xuất phát từ chiếc ô tô 4 chỗ đỗ bên lề đường Lê Duẩn (Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng).Theo thông tin ban đầu, anh Đ.V.C (trú đường Lê Duẩn, P.Chính Gián, Q.Thanh Khê) đỗ chiếc xe 4 chỗ BS 92A-063.xx bên lề đường từ đêm qua 13.3. Đến 6 giờ 30 hôm nay 14.3, anh C. ra xe ô tô để đi làm, sau 3 lần khởi động máy thì phần đầu xe ô tô bốc khói. Ngay lập tức, anh C. thoát khỏi buồng lái, gọi điện cầu cứu lực lượng cứu hỏa. Ngay sau đó, xe bốc cháy.Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, Công an TP.Đà Nẵng đã nhanh chóng điều 2 xe chữa cháy chuyên dụng cùng nhiều cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường dập lửa. Một lát sau đám cháy được dập tắt hoàn toàn.Tại hiện trường, chiếc ô tô màu đỏ bị cháy phần đầu, hư hỏng. Thời điểm xảy ra cháy vào giờ cao điểm, lưu lượng phương tiện di chuyển đông đã gây kẹt xe tại tuyến đường nói trên. Lực lượng CSGT và Công an P.Chính Gián nhanh chóng tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông.Hiện nguyên nhân vụ cháy ô tô đang được cơ quan chức năng xác minh làm rõ.
Giá vàng nhẫn ‘đứt phanh’, giảm hơn 1,2 triệu đồng/lượng
Chiều 13.2, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án luật tại 1 hoặc 2 kỳ họp; nếu dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì có thể xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp.Tại dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật tại 1 kỳ họp, trừ trường hợp dự thảo chưa được thông qua thì Quốc hội xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) ủng hộ đề xuất tại dự thảo, cho rằng đây là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật.Theo ông Khải, việc rút gọn quy trình thông qua 1 kỳ họp sẽ tạo sự kịp thời trong điều chỉnh chính sách, nhất là những vấn đề cấp bách, khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản.Đề xuất trên còn giúp cắt giảm 1 bước trình Quốc hội, giảm tải công việc cho cơ quan lập pháp, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực.Tuy vậy, rút ngắn thời gian thông qua luật cũng đặt ra những thách thức. Điển hình là chất lượng lập pháp có nguy cơ giảm, thiếu thời gian phản biện và lấy ý kiến của xã hội, gây áp lực lớn lên các cơ quan lập pháp…Để giải quyết, đại biểu Khải kiến nghị xây dựng quy trình thẩm định nghiêm ngặt trước khi trình Quốc hội, tăng cường vai trò các ủy ban của Quốc hội trong công tác thẩm tra dự thảo.Đồng thời, bổ sung quy trình tham vấn từ sớm, ngay khi xây dựng các chính sách; bắt buộc tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi, ít nhất là trong vòng 60 ngày; tăng cường năng lực tài chính và nhân sự; ứng dụng trí tuệ nhân tạo…Nêu quan điểm khác, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) dẫn thực tế cho thấy một số dự án luật dù đã được xây dựng, lấy ý kiến rất kỹ nhưng khi trình Quốc hội thì vẫn còn rất nhiều các ý kiến khác nhau. Từ việc phản biện, không ít vấn đề lớn đã được tiếp thu, chỉnh sửa.Do vậy, bà Nga đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường, thông qua các dự án luật của Quốc hội là 2 kỳ họp, với trường hợp cần thiết thì hiện đã có quy định về trình tự, thủ tục rút gọn. "Nếu vội vàng quá chúng ta khó có thể làm kỹ lưỡng và gây ảnh hưởng chất lượng của văn bản được thông qua", bà nói.Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) dù nhất trí với dự thảo, nhưng cũng bày tỏ băn khoăn về nguy cơ "rất hạn chế quyền tham gia đóng góp, góp ý của các vị đại biểu".Ông Hòa kiến nghị làm sao cho đại biểu Quốc hội được tham gia phát biểu nhiều hơn, trước khi thông qua dự thảo luật phải có thời gian để cho đại biểu góp ý. Vị đại biểu dẫn thực tế khi thông qua dự thảo luật hiện nay là "bấm nút thông qua, không có đại biểu nào phát biểu". Với 2 kỳ họp thì được, nhưng nếu rút còn 1 kỳ họp thì phải thiết kế thêm thời gian để đại biểu phát biểu, "khi bấm nút thông qua đại biểu rất vui vẻ, hài lòng".Giải trình trước các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, theo quy trình hiện hành, ngay từ khi lập chương trình và phân công soạn thảo, chúng ta đã xác định luật nào thì thông qua 1 kỳ họp, luật nào thì thông qua tại 2 kỳ họp. "Việc này căn cứ vào đánh giá của chúng ta về tính chất quan trọng của luật đó", ông Ninh nói.Tuy nhiên, theo quy trình được đề xuất tại dự thảo luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chính phủ là cơ quan quyết định chính sách để làm cơ sở xây dựng dự thảo luật, trình Quốc hội."Vai của Chính phủ bây giờ là chịu trách nhiệm đến cùng, do vậy, Chính phủ thấy khi nào đủ điều kiện, đủ chất lượng thì trình ra Quốc hội", ông Ninh nhấn mạnh. Trường hợp dự thảo luật đưa ra Quốc hội mà Quốc hội thấy không đủ điều kiện để thông qua thì vẫn có thể thông qua tại các kỳ tiếp theo. Tức là về nguyên tắc, luật có thể thông qua 1 kỳ nhưng nếu không đủ chất lượng thì vẫn có thể thông qua tại kỳ tiếp theo.

Tên lửa Triều Tiên được lắp linh kiện Mỹ, châu Âu?
Khu du lịch thác Prenn nay thành... resort Prenn?
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.
Đại tướng Lương Cường chủ trì lễ đón Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Lào
Phát ngôn của hai bên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Moscow tha cho "hàng nghìn" binh sĩ Ukraine bị mắc kẹt trong khu vực.Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, tất cả các thông tin về việc bao vây "đều là giả và do Nga tạo ra để thao túng chính trị", nhằm "gây áp lực" lên Kyiv và các đồng minh phương Tây. Tuyên bố này không đề cập trực tiếp đến ông Trump hay Mỹ.Quân đội Ukraine khẳng định lực lượng nước này vẫn đang tiếp tục chiến đấu tại khu vực sau khi đã tổ chức lại đội hình. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích quân sự cho hay nhiều binh sĩ Ukraine ở Kursk gần như bị cắt đứt đường lui sau nhiều bước tiến nhanh chóng của quân Nga tại đây.Hôm 14.3, ông Trump trong một bài đăng trên mạng Truth Social cho biết "hàng nghìn binh sĩ Ukraine đã bị quân đội Nga bao vây hoàn toàn và đang ở trong tình thế rất nguy hiểm". Tổng thống Mỹ viết: "Tôi mạnh mẽ đề nghị Tổng thống Putin tha mạng cho họ".Tổng thống Putin sau đó bày tỏ "thông cảm" với lời kêu gọi của Tổng thống Trump. Ông kêu gọi Kyiv ra lệnh cho các binh sĩ nước này ở Kursk buông vũ khí quy hàng, và hứa sẽ bảo toàn tính mạng và đối xử nhân đạo với họ.Một ngày trước cuộc gặp, Tổng thống Putin đã đến thăm vùng Kursk và được nghe báo cáo về tình hình thực địa từ Tổng tham mưu trưởng Nga, Đại tướng Valery Gerasimov.Theo tướng Gerasimov, tính đến tối 12.3, lực lượng Nga giành lại được 86% lãnh thổ đã mất vào tay Ukraine hồi tháng 8.2024. Ông nói các đơn vị Ukraine còn lại trong khu vực phần lớn đã bị "bao vây" và "cô lập".
pog79 trang chu
Từ sớm tinh mơ mùng 3 tết, tại bãi biển Sa Huỳnh, những bô lão trong Ban tế tự vạn chài Thạch Bi và nhiều ngư dân P.Phổ Thạnh tề tựu tại lăng thờ thần Nam Hải để chuẩn bị cho lễ hội ra quân nghề cá. Mâm cỗ được thành kính dâng lên ban thờ, hương trầm thơm ngát thoảng bay trong gió xuân se lạnh. Cụ Nguyễn Sáu, Trưởng ban tế tự vạn chài lầm rầm khấn nguyện cầu cho sóng yên, biển lặng, ngư dân đánh bắt được nhiều cá tôm, lẫn với tiếng chuông ngân nga trong sương sớm. Mọi người lần lượt dâng nén hương thơm lên bàn thờ thần Nam Hải cầu mong được chở che vượt qua hiểm nguy khi lênh đênh trên sóng nước. Sau đó, các bậc cao niên trong vạn chài mang lễ vật chèo thúng chai sang thắp hương khấn cầu Thiên Y A Na tại ngôi miếu thờ nằm ở phía bắc cửa biển Sa Huỳnh. Tại lễ ra quân nghề cá năm mới, chật kín người náo nức chờ xem lễ hội cầu ngư. Đây là lễ hội truyền thống trao truyền qua bao đời của cư dân ven biển Sa Huỳnh. Họ diện những bộ quần áo mới với gương mặt rạng ngời, tươi cười chúc nhau gặp nhiều may mắn. "Lễ cầu ngư đối với ngư dân nơi đây thiêng liêng lắm. Vậy nên cứ đến mùng 3 tết là chúng tôi cùng chính quyền tổ chức lễ hội để cầu mong xóm làng yên lành, cuộc sống đủ đầy; khấn vái Ông Nam Hải phù hộ cho sóng yên biển lặng, đánh bắt được nhiều cá tôm. Hầu hết người dân các làng chài cùng con em sinh sống phương xa về quê đón tết đến xem và chung vui...", cụ Lê Ơi cho biết.Đội múa hát sắc bùa với lời ca mượt mà cùng điệu múa uyển chuyển làm mê đắm lòng người. Nội dung bài hát cầu chúc ngư dân đánh bắt được nhiều cá tôm, mong trời yên, biển lặng và là lời nhắn nhủ đoàn kết, giúp nhau vượt qua nguy nan. Tiếp đến là đội hò bả trạo gồm 16 người. Họ hát múa, mô phỏng những động tác khi đang đánh bắt trên biển: chèo thuyền, buông và kéo lưới… Cách nơi diễn ra lễ hội vài trăm mét có nhiều tàu cá trang hoàng lộng lẫy neo đậu trước giờ xuất phát. Gần 10 giờ sáng, tiếng loa gióng giả từ lễ đài hòa cùng những hồi trống thúc giục lòng người. Tàu cá QNg 94217 TS của ngư dân Kiều Vương dẫn đầu lướt trên sóng nước hướng ra đại dương qua cửa biển Sa Huỳnh lộng gió. Hàng chục tàu cá tiếp nối xuất bến vươn ra biển khơi giữa tiếng hò reo cổ vũ của người dân chen kín trên bờ.Khi tàu đến trước miếu thờ thần, ngư dân đứng tuổi bước đến phía trước thành kính khấn nguyện. Ra khỏi cửa biển, con tàu lượn vòng tròn như vẫy chào tạm biệt đất liền và cầu tài lộc cho cả năm làm ăn thuận lợi."Đây là lễ hội truyền thống lâu đời, cầu mong mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, bà con ra khơi đánh bắt được mùa tôm cá. Năm 2024, nhờ có những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước nên ngư dân mạnh dạn đầu tư sắm ngư cụ, cải hoán, sửa chữa tàu thuyền vươn khơi bám biển, đánh bắt đạt khá...", cụ Nguyễn Sáu cho hay.P.Phổ Thạnh có 1.075 tàu cá với gần 8.000 ngư dân tham gia đánh bắt hải sản trên biển. Trong đó, có khoảng 700 tàu công suất lớn khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Năm 2024, sản lượng hải sản khai thác của ngư dân P.Phổ Thạnh được trên 54.000 tấn, đạt hơn 103% so với chỉ tiêu đề ra. "Chúng tôi vận động ngư dân nêu cao tinh thần đoàn kết, ra sức lao động sản xuất, chung tay bảo vệ môi trường biển, khai thác thủy sản hợp lý và bền vững, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho thế hệ mai sau. Chính quyền phường sẽ vận động ngư dân tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong việc sản xuất và thu nhập...", ông Nguyễn Viết Thanh, Chủ tịch UBND P.Phổ Thạnh, nói.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư