Đã tìm thấy người đàn ông từ Bình Định vào TP.HCM rồi biệt tích
Theo Reuters, tuy hoạt động sản xuất trong tháng 3 của Mỹ tăng lần đầu tiên sau 1 năm rưỡi, song việc làm tại các nhà máy vẫn giảm do tỷ lệ sa thải tăng và giá đầu vào tăng. Đáng lưu ý, dữ liệu cho thấy, chi phí dịch vụ bên và năng lượng tại Mỹ trong tháng 2 chậm lại. Điều này khiến các nhà phân tích phán đoán Cục Dự trữ liên bang (Fed) có thể cân nhắc giảm lãi suất vào tháng 6, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng nhu cầu dầu.Mua nhà chung sổ đỏ, cách nào chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư?
Phát biểu trên Fox News ngày 5.3, ông Rubio cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump coi cuộc xung đột này là "một cuộc chiến kéo dài và bế tắc". "Thẳng thắn mà nói, đây là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai cường quốc hạt nhân: Mỹ, quốc gia đang hỗ trợ Ukraine và Nga. Cuộc chiến này cần phải chấm dứt", ông Rubio nhấn mạnh.Ngoại trưởng Mỹ cho biết việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine "nhiều nhất có thể trong thời gian dài" không phải là một chiến lược. Ngoại trưởng Rubio cho biết Washington muốn có sự tham gia của cả Nga và Ukraine để giải quyết cuộc xung đột và "chúng tôi đã yêu cầu Ukraine không phá hoại nó"."Để tìm ra cách chấm dứt xung đột, đòi hỏi sự nhượng bộ từ cả hai bên, nhưng chúng ta phải đưa họ vào bàn đàm phán. Rõ ràng là Ukraine phải có mặt vì đó là đất nước của họ. Và Nga phải có mặt tại bàn đàm phán đó", ông Rubio nói.Phản ứng trước thông tin trên, Điện Kremlin ngày 6.3 tuyên bố quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Rubio về việc xung đột Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm là phù hợp với đánh giá của Tổng thống Nga Vladimir Putin.Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu: "Chúng tôi có thể và muốn đồng ý với nhận định này. Đúng là như vậy. Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng đây thực sự là cuộc xung đột giữa Nga và các quốc gia phương Tây, và nước đứng đầu chính là Mỹ"."Mỹ không phải là quốc gia thân thiện với chúng tôi ở tình thế đó. Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực khôi phục và cải thiện quan hệ song phương", theo Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của ông Peskov ngày 6.3.Cùng ngày, Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Keith Kellogg xác nhận các tác động của quyết định ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine của Mỹ. Tuy nhiên, ông Kellogg nói rõ đó là một trong những lý do khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định để chính phủ Ukraine nhận ra Mỹ nghiêm túc như thế nào trong việc chấm dứt xung đột, theo The Guardian.Ông Kellogg cũng nhấn mạnh: "Mọi chuyện chưa kết thúc, mà chỉ là tạm dừng", đồng thời cho rằng Ukraine nên nghiêm túc xem xét việc ký kết thỏa thuận khoáng sản với Mỹ là ưu tiên hàng đầu.Tại hội nghị thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ) vào ngày 6.3, các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng và tái khẳng định sự ủng hộ dành cho Ukraine. Theo đó, Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch ReArm Europe nhằm huy động tới 860 tỉ USD cho quốc phòng châu Âu, bao gồm hỗ trợ các quốc gia thành viên khoản vay trị giá 162 tỉ USD để mua thiết bị quân sự ưu tiên. Phần lớn chi tiêu quốc phòng tăng thêm sẽ phải lấy từ ngân sách quốc gia, theo Reuters.Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết: "Châu Âu đang phải đối mặt với mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu, do đó lục địa này phải có khả năng tự bảo vệ mình". Do đó, "khoản ngân sách trên cung cấp nhiều không gian tài chính hơn cho các quốc gia thành viên để chi tiêu quân sự và tạo khả năng mua sắm chung ở cấp độ châu Âu. Và nó cũng có lợi cho Ukraine", bà Leyen nói.Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa thì khẳng định: "Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine". Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đến Brussels để tham dự hội nghị trên. Tại đây, ông đã cảm ơn các nhà lãnh đạo châu Âu vì sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với đất nước.Cũng tại cuộc họp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng "chiếc ô hạt nhân của Paris" cho các đồng minh ở châu Âu. Các quốc gia châu Âu đã phản ứng đa chiều về phát biểu trên. Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho rằng "chiếc ô hạt nhân như vậy sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm trọng đối với Nga". Trong khi đó, Ba Lan cho biết ý tưởng của Tổng thống Macron đáng để thảo luận, còn phía Đức nhấn mạnh sự tham gia của Mỹ.Điện Kremlin nhận xét bài phát biểu của ông Macron mang tính đối đầu, đồng thời cho rằng nhà lãnh đạo Pháp muốn kéo dài cuộc chiến ở Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi bài phát biểu "là mối đe dọa" với Nga. Ông Lavrov cũng bác bỏ ý tưởng của châu Âu về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình từ các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến Ukraine.Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quân đội lớn thứ hai trong NATO sau Mỹ, có thể đóng góp vào một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tiềm năng ở Ukraine, theo Reuters ngày 6.3 dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. "Vấn đề đóng góp cho nhiệm vụ sẽ được xem xét nếu thấy cần thiết để thiết lập sự ổn định và hòa bình trong khu vực, và sẽ được đánh giá cùng với tất cả các bên liên quan", theo nguồn tin.Nguồn tin cho hay các cuộc thảo luận về việc triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chỉ mang tính khái niệm và chưa có quyết định cụ thể. Theo nguồn tin, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng triển khai quân đội nếu Nga - Ukraine tuyên bố ngừng bắn và đợt triển khai ban đầu tại Kyiv nên có sự tham gia của các đơn vị phi chiến đấu để giám sát việc thực thi hòa bình.
Hanoi Buffaloes bất ngờ mất ngôi đầu giải bóng rổ VBA 2023
Ngày 25.2, phát biểu khai mạc tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, diễn đàn diễn ra trong thời điểm kỷ niệm 10 năm hình thành Cộng đồng ASEAN, 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và cũng là năm thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045 để đưa ASEAN bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới một cộng đồng đoàn kết, thống nhất trong đa dạng, tự cường, đổi mới sáng tạo và lấy người dân làm trung tâm.Thủ tướng cho rằng, chúng ta đang chứng kiến các biến động sâu sắc với các thách thức và cơ hội đan xen, với thách thức, khó khăn nhiều hơn cơ hội và thời cơ. Các vấn đề mang tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện diễn biến nhanh hơn, phức tạp hơn, khó lường hơn."Nhìn xa hơn, thế giới đang chứng kiến những chuyển biến to lớn mang tính thời đại với 3 xu thế: phân cực hóa về chính trị, già hóa về dân số, cạn kiệt về tài nguyên, đa dạng hóa về thị trường sản phẩm chuỗi cung ứng, xanh hóa và số hóa…", Thủ tướng chia sẻ.Bước vào giai đoạn phát triển mới, ASEAN được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới với GDP vượt 10.000 tỉ USD, có thị trường tiêu dùng hơn 800 triệu dân; đồng thời sẽ là trung tâm công nghệ, kinh tế số và đổi mới sáng tạo, với nền kinh tế số dự kiến đạt 1.000 tỉ USD vào năm 2030.Bối cảnh đó đặt ra nhiều bài toán khó nhưng cũng mở ra những cơ hội hiếm có để ASEAN khẳng định vị thế và bứt phá vươn lên. Để dự báo trên thành hiện thực, Thủ tướng cho rằng, ASEAN không chỉ cần sự đoàn kết, nhất trí, đồng lòng mà còn cần có tư duy đột phá, chiến lược sắc bén, lộ trình khả thi, nguồn lực tập trung và hành động quyết liệt. Trên tinh thần đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 ưu tiên chiến lược và 3 đột phá hành động.Theo đó, 3 ưu tiên, chiến lược gồm: Thứ nhất, củng cố ASEAN tự chủ về chiến lược, thông qua tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN. Thứ hai, xây dựng một ASEAN tự cường về kinh tế thông qua đổi mới các động lực tăng trưởng truyền thống, đồng thời thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, nhất là về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Thứ ba, giữ giá trị và bản sắc của ASEAN.3 đột phá hành động gồm: Thứ nhất, xây dựng cơ chế ra quyết định linh hoạt, hiệu quả, trách nhiệm hơn, vừa giữ đồng thuận, vừa có cơ chế đặc thù trong các sáng kiến chiến lược, tạo đột phá. Thứ hai, đẩy mạnh hợp tác công tư để huy động mọi nguồn lực cho phát triển khu vực. Thứ ba, tăng cường hơn nữa kết nối ASEAN, nhất là kết nối hạ tầng, giao lưu nhân dân và hài hòa thể chế.Bên cạnh đó, Thủ tướng cho rằng, ASEAN phải thích ứng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả với tình hình, huy động được nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư và kích hoạt mọi nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển."ASEAN cần kết nối với các nước ASEAN và kết nối với các nước trên thế giới bằng thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản trị thông minh", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 3 thập kỷ đồng hành cùng ASEAN đã khẳng định tầm nhìn chiến lược đúng đắn của Việt Nam. "ASEAN đã trở thành không gian chiến lược và môi trường phát triển tự nhiên của Việt Nam, trong khi Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong việc củng cố đoàn kết, tăng cường vai trò trung tâm và thúc đẩy phát triển bền vững của ASEAN", Thủ tướng khẳng định.Thủ tướng đã dẫn lại câu tục ngữ "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" để khẳng định điều trên càng đúng đắn trong bối cảnh hiện nay khi ASEAN và Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới cùng hướng tới mục tiêu đầy khát vọng. "Chúng tôi cam kết là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường, cùng nhau hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 vì lợi ích của mọi người dân trong khu vực, cùng các nước thành viên, đối tác và bạn bè quốc tế viết những trang sử mới đầy tự hào trong hành trình phát triển của ASEAN", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
CLB Bắc Ninh đã chiêu mộ thành công ông Hoàng Anh Tuấn cho vị trí HLV trưởng. Đây là lựa chọn bất ngờ, nhưng cũng thể hiện tham vọng của đội bóng đang đá ở giải hạng nhì quốc gia 2025. Nhiệm vụ của ông Hoàng Anh Tuấn là đưa Bắc Ninh giành tấm vé dự sân chơi hạng nhất 2025 - 2026.CLB Bắc Ninh được người hâm mộ gọi với cái tên "đội bóng triệu USD", khi không tiếc tiền đầu tư để xây dựng đội bóng, chiêu mộ nhiều cầu thủ giỏi. CLB Bắc Ninh cũng chơi lớn khi mời ông Park Hang-seo, cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam, ngồi vào ghế cố vấn.Với cố vấn Park Hang-seo cùng dàn cầu thủ kinh nghiệm, các cầu thủ Bắc Ninh đã lọt vào trận play-off thăng hạng. Tuy nhiên, CLB Bắc Ninh để hòa Trẻ TP.HCM với tỷ số 2-2, sau đó dừng bước khi thua trên chấm đá luân lưu. Sau khi thăng hạng, CLB Trẻ TP.HCM nâng cấp lực lượng với một loạt hảo thủ, rồi đưa quân ra miền Bắc để gia nhập CLB Ninh Bình. Ở chiều ngược lại, lực lượng cũ của Ninh Bình đi trở ngược lại vào miền Nam để khoác áo CLB Trẻ TP.HCM.CLB Bắc Ninh quyết tâm đoạt 1 trong 2 tấm vé trực tiếp dự giải hạng nhất mùa tới. Với tiềm lực tài chính tốt, đội bóng của cố vấn Park Hang-seo đã sẵn sàng. HLV Hoàng Anh Tuấn được lựa chọn làm "thuyền trưởng" CLB Bắc Ninh nhờ kinh nghiệm phong phú. Ông Hoàng Anh Tuấn từng giúp CLB Khánh Hòa trở thành đội bóng cá tính, gai góc ở V-League ở giai đoạn 2007 - 2012. Sau đó, nhà cầm quân sinh năm 1968 chuyển đến CLB Hải Phòng nắm quyền ở mùa giải 2013 - 2014. Ông chỉ huấn luyện một thời gian ngắn, rồi rời ghế nóng để nhường chỗ cho trợ lý Dylan Kerr (người sau đó cùng Hải Phòng vô địch Cúp quốc gia 2014). HLV Hoàng Anh Tuấn bén duyên với bóng đá trẻ Việt Nam giai đoạn 2015 - 2023. Ông từng đưa U.19 Việt Nam lọt vào bán kết U.19 châu Á 2016, đồng nghĩa vé dự U.20 World Cup 2017. HLV Hoàng Anh Tuấn cũng từng nắm quyền ở U.23 Việt Nam, khi đưa học trò tiến lên đỉnh cao U.23 Đông Nam Á 2023.Nốt trầm của HLV Hoàng Anh Tuấn xuất hiện trong khoảng thời gian ông nắm CLB Bình Dương ở nửa đầu V-League 2024 - 2025. Dù được đầu tư cầu thủ, cùng đội ngũ trợ lý hùng hậu không dưới 15 thành viên, nhưng ông Hoàng Anh Tuấn không thể đưa CLB Bình Dương lên nhóm đầu. Sau 9 trận, đội Bình Dương đứng thứ 9, kém ngôi đầu 8 điểm. Kết quả kém ấn tượng khiến ông Hoàng Anh Tuấn và CLB Bình Dương đạt thỏa thuận chia tay vào tháng 12.2024. Nhận lời cầm quân ở CLB Bắc Ninh, đồng nghĩa HLV Hoàng Anh Tuấn có lần đầu trong sự nghiệp huấn luyện tại giải hạng nhì quốc gia.
Cõng chữ lên non
Đây là sự kiện được Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) tổ chức hàng năm nhằm giúp cho sinh viên năm 3 và năm cuối tìm kiếm các vị trí thực tập cũng như việc làm tại các doanh nghiệp.Hoạt động đã thu hút hơn 40 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực tài chính ngân hàng, luật, logistics, thương mại, kinh doanh bán lẻ, truyền thông… tham gia, với hơn 4.500 vị trí tuyển dụng.Trong đó, có nhiều thương hiệu lớn và là đối tác lâu năm của trường như: Tapha Law, ngân hàng MB Bank, Sacombank, Vietcombank, AEON, HD Bank, Panda Logistics, Công ty CP Chứng khoán FPT…Hơn 3.000 sinh viên của các nhóm ngành: kinh doanh quản lý, luật, thương mại, dịch vụ, truyền thông, ngôn ngữ… được các doanh nghiệp phỏng vấn trực tiếp để tuyển dụng.Tại các gian hàng, sinh viên phải thể hiện những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà mình đang có, đồng thời bày tỏ mong muốn của bản thân với các doanh nghiệp để tìm được một môi trường thích hợp.Trước đó, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã tổ chức nhiều workshop trang bị cho sinh viên về các yếu tố cần thiết trước khi phỏng vấn như cách viết CV, cách trả lời phỏng vấn, thái độ, trang phục, ngôn ngữ hình thể...Ngoài việc tổ chức hành trang thực tập dành cho sinh viên tại các doanh nghiệp trong nước, nhà trường còn triển khai thêm các hoạt động gắn kết, gặp gỡ doanh nghiệp, tìm hiểu thị trường lao động để sinh viên đi thực tập tại các nước như: Nhật Bản, Singapore, Mỹ và Trung Quốc, Indonesia.