Cách đưa Task Manager 'cổ điển' trở lại với Windows 11
Phát biểu tại lễ khai mạc giải chạy Run To Live - Chạy vì cuộc sống 2025 diễn ra hôm nay tại TP.Thủ Đức, ông Nguyễn Nam Nhân - Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM cho biết ở lần thứ 2 tổ chức, giải đã đạt cột mốc 10.000 VĐV đăng ký tranh tài. Điều này cho thấy uy tín, sức hút của giải đấu đối với cộng đồng chạy bộ. Với sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, chuyên nghiệp từ ban tổ chức và các đơn vị phối hợp, giải đấu năm nay hứa hẹn thành công, mang đến sự hài lòng cho các VĐV.Điểm nhấn của giải chạy Run To Live - Chạy vì cuộc sống 2025 là ban tổ chức tăng giải thưởng đặc biệt dành cho VĐV đạt thành tích vượt kỷ lục quốc gia ở cự ly 21 km nam và 21 km nữ lên gấp đôi so với năm ngoái. Số tiền thưởng mà VĐV được nhận khi vượt được thành tích kỷ lục quốc gia cự ly 21 km là 400 triệu đồng (nam 200 triệu đồng, nữ 200 triệu đồng). Kỷ lục quốc gia 21 km nam hiện do Hoàng Nguyên Thanh nắm giữ với thông số 1 giờ 06 phút 39 giây còn kỷ lục 21 km nữ là 1 giờ 13 phút 22 giây thuộc về Nguyễn Thị Oanh. Theo thông tin từ ban tổ chức, Hoàng Nguyên Thanh sẽ góp mặt tranh tài ở giải chạy Run To Live - Chạy vì cuộc sống 2025 và là ứng viên hàng đầu cho danh hiệu vô địch cự ly 21 km nam. Nếu đạt phong độ cao, Hoàng Nguyên Thanh còn hứa hẹn phá kỷ lục để ẵm giải "độc đắc". Ở nội dung 21 km nữ có sự góp mặt của gương mặt đáng chú ý là Phạm Thị Hồng Lệ. Ngoài treo thưởng đặc biệt ở cự ly 21 km, ban tổ chức còn trao 18 giải thưởng chung cuộc các cự ly 5 km, 10 km, 21 km; 24 giải nhóm tuổi và một số giải thưởng khác như giải cosplay (hóa trang), couple, đồng đội... Giải do Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp cùng Sở VH-TT TP.HCM, Công ty Miracle Entertainmant Group và Ban quản lý phát triển đô thị TP.HCM đồng tổ chức.Có một nơi được mệnh danh là 'thảo nguyên Thụy Sĩ giữa lòng Hà Giang'
Cuối năm 2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc (nơi Nguyễn Thị Hương tập luyện) đã ban hành thông báo về việc tạm dừng công tác huấn luyện thường xuyên của các đội tuyển thể thao. Văn bản nêu: "Căn cứ quyết định số 65/QĐ-SVHTTDL ngày 29.1.2024 của Sở VH-TT-DL về việc giao chỉ tiêu HLV và VĐV các đội thể thao thuộc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024; Căn cứ đề nghị của các đội tuyển thể thao và tình hình thực tế chưa được cấp dinh dưỡng tập luyện thường xuyên cho HLV, VĐV. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc thông báo:Tạm dừng công tác tập luyện thường xuyên của các đội tuyển thể thao từ ngày 24.12.2024 cho đến khi được cấp kinh phí nuôi dưỡng thường xuyên năm 2024. Yêu cầu HLV, VĐV trong thời gian tạm dừng tập luyện thực hiện đúng theo quy định pháp luật trong việc phát ngôn, thông tin chính xác về việc chưa có chế độ dinh dưỡng thường xuyên và tham gia giao thông đảm bảo an toàn, chấp hành đúng quy định của luật giao thông.HLV bàn giao VĐV cho gia đình quản lý trong thời gian tạm dừng công tác tập luyện thường xuyên. Trong thời gian tạm dừng công tác tập luyện thường xuyên gia đình chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của VĐV. Phòng Huấn luyện và Quản lý VĐV nắm bắt tình hình và báo cáo Ban giám đốc quá trình đi lại của các VĐV khi về đến gia đình".Như Thanh Niên đã thông tin trước, gương mặt tài năng của thể thao Việt Nam VĐV Nguyễn Thị Hương đã viết đơn xin được nghỉ tập môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày 1.1.2025. Trong đơn xin nghỉ tập, cô gái sinh năm 2001 bày tỏ: "Em bắt đầu tập luyện và trở thành VĐV môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 8.2016. Trong 9 năm qua em đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, nỗ lực tập luyện và cống hiến cho thể thao tỉnh Vĩnh Phúc để giành nhiều tấm huy chương cao quý tại các giải đấu quốc tế và trong nước, mang vinh quang về cho Tổ quốc Việt Nam cũng như tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, em vinh dự giành tấm vé tham dự chính thức thể vận hội Olympic Paris 2024.Tuy nhiên, trong 3 năm (từ 2022 đến năm 2024), cá nhân em chưa nhận được tiền thưởng huy chương các giải trong nước và tiền hỗ trợ dinh dưỡng của năm 2024. Nay em cũng đã lớn tuổi và do điều kiện hoàn cảnh gia đình, em viết đơn này xin được nghỉ tập VĐV tại môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc. Kính mong Ban Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Phúc và Ban Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc tạo điều kiện cho em được nghỉ tập từ ngày 1.1.2025 theo nguyện vọng của gia đình và cá nhân". Hương vẫn tập luyện trong màu áo đội tuyển đua thuyền Việt Nam. Nguyễn Thị Hương là cô gái vàng của làng thể thao và là tuyển thủ đầu tiên của Việt Nam giành suất chính thức để tranh tài tại một kỳ Olympic cho môn đua thuyền canoeing. Cô cũng là một trong hai VĐV nhận được nhiều huy chương vàng nhất tại SEA Games 31. Năm 2024 là một cột mốc lịch sử khi Nguyễn Thị Hương giành HCB tại giải vô địch châu Á.Tại lễ trao giải thưởng VTV Awards - Ấn tượng VTV 2024 diễn ra tại Hà Nội ngày 1.1.2025. Nguyễn Thị Hương được vinh danh ở hạng mục giải thưởng Gương mặt trẻ ấn tượng lĩnh vực Thể thao. Cô cũng giành giải thưởng VĐV trẻ của năm ở Cúp Chiến thắng 2024.
Giành giật ĐBSCL với 'cát tặc'
Ngày 3.1, UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản đồng ý cho Sở VH-TT-DL phối hợp với Công ty CP thương mại và dịch vụ Ken Group tổ chức công chiếu trận chung kết lượt về giải bóng đá Đông Nam Á - AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Thái Lan diễn ra lúc 20 giờ ngày 5.1.Trận đấu sẽ chiếu trên màn hình chính 400 inches cùng 2 màn hình phụ được dựng trước Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị ở TP.Đông Hà; kinh phí thực hiện do Công ty CP thương mại và dịch vụ Ken Group chi trả từ nguồn kêu gọi xã hội hóa. Sở VH-TT-DL được giao nhiệm vụ phối hợp với Sở Y tế, Sở GTVT cùng các đơn vị liên quan tổ chức phân luồng giao thông, đảm bảo an ninh trật tự, y tế, môi trường...Ông Phạm Hoàng Phương, Giám đốc Công ty CP thương mại và dịch vụ Ken Group, cho biết nhận thấy nhu cầu của người dân cùng đông đảo khán giả theo dõi đội tuyển bóng đá nam Việt Nam, công ty đã có mong muốn được tổ chức công chiếu trận chung kết lượt về để phục vụ nhu cầu cổ vũ."Chương trình sẽ bắt đầu từ 18 giờ đến 22 giờ 30 phút với quy mô dự kiến phục vụ cho 10.000 - 15.000 khán giả. Bên cạnh công chiếu trận đấu, còn có các hoạt động như mini game, gian hàng OCOP, dịch vụ ăn uống và các tiết mục văn nghệ để phục vụ các cổ động viên", ông Phương nói.Sau khi có được chiến thắng 2-1 trong trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 trước đội tuyển Thái Lan trên sân vận động Việt Trì (Phú Thọ), ngày 5.1 tới đội tuyển bóng đá nam Việt Nam sẽ có trận chung kết lượt về diễn ra trên sân vận động Rajamangala (Thái Lan).Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam
Ngày 18.1, nguồn tin từ Viện KSND TP.Huế cho biết đã phê chuẩn lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế.Các quyết định được cơ quan điều tra tống đạt trong ngày 17.1 để phục vụ việc điều tra, làm rõ ông Lê Anh Phương liên quan đến hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.Cụ thể, ông Phương bị khởi tố vì liên quan đến sai phạm khi đang giữ chức Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế (xảy ra vào nhiều năm trước).Sáng nay 18.1, ghi nhận của PV Thanh Niên tại trụ sở Đại học Huế, lực lượng công an đã có mặt cùng các phương tiện thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc của ông Phương. Trong sáng nay, cơ quan công an cũng sẽ khám xét nhà riêng ông Phương tại TP.Huế.Ông Bùi Văn Lợi, Phó giám đốc Đại học Huế, đang tạm nắm quyền điều hành và giải quyết công việc của Đại học Huế trong thời gian này.Ông Lê Anh Phương sinh năm 1974, quê tại Quảng Bình. Trước khi giữ chức Giám đốc Đại học Huế, ông Phương từng giữ chức Phó bí thư Đảng ủy Đại học Huế; Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế. Ông Lê Anh Phương được Bộ GD-ĐT bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Đại học Huế nhiệm kỳ 2021-2026 vào tháng 7.2022.Báo Thanh Niên sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin liên quan trong các bản tin sau.
Dân mạng nghẹn ngào tưởng nhớ cố nghệ sĩ Chí Tài
Theo hãng tin Yonhap, Tòa thượng thẩm Seoul (Hàn Quốc) ngày 3.2 giữ nguyên phán quyết của tòa sơ thẩm, cho rằng Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong không phạm tội trong vụ sáp nhập công ty Cheil Industries và Samsung C&T vào năm 2015.Trước đó, các công tố viên nghi ngờ vụ sáp nhập được tiến hành nhằm giúp ông Lee thâu tóm quyền kiểm soát Samsung với mức giá thấp hơn. Năm 2020, ông Lee bị truy tố tội liên quan hành vi thao túng giá cổ phiếu, gian lận kiểm toán và các vi phạm khác.Trước vụ sáp nhập vào năm 2015, cả hai công ty trên đều hoạt động độc lập nhưng đều là công ty con của Samsung. Theo tờ The Korea Herald, Samsung C&T là công ty xây dựng và kỹ thuật trong khi Cheil Industries là công ty chuyên về dệt may. Theo thỏa thuận, 3 cổ phiếu của Samsung C&T được bán để đổi 1 cổ phiếu Cheil Industries.Ông Lee khi đó là Phó chủ tịch tập đoàn Samsung và là cổ đông lớn nhất của Cheil với 23,2% cổ phần nhưng không trực tiếp sở hữu cổ phần nào của Samsung C&T. Các công tố viên cáo buộc ông Lee và các lãnh đạo Samsung đã thao túng giá cổ phiếu, nâng giá của Cheil và hạ giá Samsung C&T để tạo ra tỷ lệ sáp nhập có lợi.Sau khi sáp nhập, ông Lee trở thành cổ đông lớn nhất của công ty mới cũng lấy tên là Samsung C&T, trong khi công ty này lại là cổ đông lớn của tập đoàn Samsung.Qua quá trình sáp nhập, Cheil Industries đã thâu tóm Samsung C&T, qua đó củng cố quyền kiểm soát của ông Lee Jae-yong đối với tập đoàn Samsung, sau đó cho phép ông tiếp quản quyền lãnh đạo tập đoàn từ người cha Lee Kun-hee.Các công tố viên còn cho rằng ông Lee liên quan việc kiểm toán gian lận tại Samsung Biologics, công ty con của Cheil, nhằm tăng giá trị của Cheil trước vụ sáp nhập.Tháng 2.2024, Tòa án quận trung tâm Seoul tuyên bố trắng án đối với ông Lee và các quan chức khác của Samsung, cho rằng việc kế thừa của ông Lee không phải là mục đích chính của vụ sáp nhập. Tòa án cũng nói không có bằng chứng để cho rằng tỷ lệ sáp nhập không công bằng hay gây thiệt hại tài chính cho các cổ đông.Bên công tố kháng án và đề nghị mức án 5 năm tù giam, phạt 500 triệu won nhưng thất bại theo phán quyết mới. Chưa rõ cơ quan công tố có kháng án lên tòa án tối cao hay không.Tháng 11 năm ngoái, ông Lee Jae-yong tuyên bố trước tòa rằng chưa từng có ý định lừa dối hay gây thiệt hại cho các nhà đầu tư vì lợi ích cá nhân.Tuy nhiên, ông Lee từng thụ án 18 tháng tù vào năm 2017 vì tội hối lộ cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và thân tín của bà để có được sự ủng hộ của chính phủ cho vụ sáp nhập. Năm 2021, ông được Tổng thống khi đó là ông Moon Jae-in ân xá.