Cái lý của mất cân xứng
Sau 2 lượt trận đầu tiên ở vòng bảng AFF Cup, với 2 chiến thắng trước đội tuyển Lào tỷ số 4-1 và Indonesia tỷ số 1-0, đội tuyển Việt Nam đã được cộng 3,68 điểm. Số điểm này được tích lũy trên bảng xếp hạng FIFA chính thức công bố ngày 19.12 cuối năm 2024, với đội tuyển Việt Nam là đội tăng bậc nhiều nhất (2 bậc) lên hạng 114 thế giới.Thành tích của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 chỉ khựng lại và bị trừ 0,56 điểm vì trận hòa đội tuyển Philippines tỷ số 1-1 ngày 18.12 trên sân khách. Sau đó, thầy trò HLV Kim Sang-sik với sự góp mặt thi đấu của tiền đạo Nguyễn Xuân Son, cầu thủ xuất sắc nhất giải và là vua phá lưới, đã liên tiếp toàn thắng tổng cộng đến 5 trận. Trong đó, gồm 1 trận cuối vòng bảng trước đội Myanmar với tỷ số 5-0, hai lượt trận bán kết trước đội Singapore tỷ số 2-0 và 3-1. Đặc biệt, ở chung kết, đội tuyển Việt Nam liên tiếp thắng đội tuyển Thái Lan cả 2 lượt trận với tỷ số 2-1 và 3-2. Thành quả này không chỉ giúp đội tuyển Việt Nam quá xứng đáng để có lần thứ 3 trong lịch sử vô địch AFF Cup, mà còn chính thức đánh dấu sự thăng bậc trở lại trên bảng xếp hạng FIFA sau gần 1 năm liên tục bị rớt hạng.Cụ thể, hành trình toàn thắng 5 trận kể từ sau trận hòa đội Philippines, đã giúp đội tuyển Việt Nam tích lũy thêm đến 10,22 điểm sau 3,68 điểm đã được cộng trước đó, để hiện có tổng cộng là 1.175,01 điểm và chắc chắn sẽ tăng thêm 2 bậc nữa lên hạng 112 thế giới. Vị trí mới này của đội tuyển Việt Nam sẽ được cập nhật chính thức trên bảng xếp hạng FIFA ngày 15.2 tới. Qua đó, đã cho thấy sự tiến bộ đáng kể của thầy trò HLV Kim Sang-sik để chấm dứt đà rớt hạng và tiến trở lại các vị trí tốp trên, so với vị trí từng rớt xuống thấp nhất là 119 hồi tháng 10.2024.Nay, nhờ chiến dịch AFF Cup 2024 thành công, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã từng bước thăng hạng trở lại và hiện xếp ở vị trí 112 thế giới. Do đó, họ hoàn toàn có thể tiệm cận trở lại tốp 100 một cách nhanh nhất, nếu tiếp tục thi đấu thành công tại vòng loại Asian Cup 2027 trong tháng 3 (gặp đội tuyển Lào ngày 25.3 trên sân nhà).Trong khi đó, đội tuyển Thái Lan sau vòng bảng bị trừ 3,51 điểm rớt 1 bậc xuống hạng 97 thế giới. Tiếp đó, với trận thua đội Philippines tỷ số 1-2 (bán kết lượt đi), và 2 lượt trận chung kết đều thua trước đội Việt Nam, đã khiến "Voi chiến" bị trừ thêm 6,05 điểm và tiếp tục rớt hạng xuống hạng 98 thế giới. Vị trí của đội tuyển Thái Lan hiện nay, trong thời gian tới hoàn toàn có thể bị đội Palestine (vị trí 101) soán ngôi do điểm tích lũy rất sít sao (lần lượt là 1.225,12 điểm so với 1.215,87 điểm). Qua đó, sẽ đẩy đội tuyển này khỏi tốp 100 thế giới chỉ sau một thời gian trở lại trong năm 2024.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnHọc sinh lên ý tưởng cho quyển sách mình mong muốn thực hiện
Trong khi đó, tại Tây nguyên mưa vừa và to ở nhiều nơi. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Trong 6 giờ qua (từ 11 giờ đến 17 giờ ngày 3.5), tại khu vực các tỉnh Kon Tum và Gia Lai đã có mưa vừa, mưa to. Ở Kon Tum lượng mưa đo được tại Ngok Wang 73,6mm, Đăk Pxi 73mm và Biển Hồ (Gia Lai) là 48,2mm… Trong 3 - 6 giờ tới, khu vực các tỉnh trên tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 30 - 60mm, có nơi trên 80mm.
BST Les Océanides SS23 làm nao lòng các quý cô với tinh thể, ngọc trai, đá quý
Ngày 3.2, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, trong 9 ngày Tết Ất Tỵ (từ 25.1 - 2.2), CSGT TP.HCM đã lập biên bản xử lý 4.804 trường hợp vi phạm, trong đó có 2.381 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Bên cạnh đó, CSGT TP.HCM lập biên bản 281 trường hợp chạy quá tốc độ, 19 trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, 226 trường hợp điều khiển xe không có GPLX, 337 trường hợp dừng xe, đỗ xe không đúng quy định.CSGT tạm giữ 2.489 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 664 trường hợp, trừ điểm GPLX 375 trường hợp.Theo PC08, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhìn chung tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn TP được duy trì ổn định. Thời điểm trước và sau kỳ nghỉ tết, lưu lượng phương tiện có sự tăng cao, tập trung chủ yếu ở các tuyến quốc lộ, các khu vực cửa ngõ, khu vực bến xe, nhà ga, sân bay, bến phà.CSGT TP đã bố trí lực lượng để điều tiết, phân luồng giao thông, không để xảy ra ùn tắc giao thông.Về tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn được kéo giảm trên cả 3 mặt về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ thể, từ 25.1 - 2.2, toàn TP xảy ra 13 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 4 người, làm bị thương 8 người, so với cùng kỳ giảm 10 vụ (-43%), giảm 7 người chết (-64%); giảm 4 người bị thương (-33%).Thời gian tới, CSGT sẽ bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, để qua đó, tạo sự răn đe, nhắc nhở, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia giao thông.
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Hà Anh Tuấn cùng 'Sketch a Rose' concert đến Singapore, Úc
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…