Smartphone đầu tiên dùng chip Snapdragon 7+ Gen 3 ra mắt
Là tập đoàn có vốn hóa lớn thứ 4 toàn cầu (tính đến tháng 11.2024), Amazon tạo nên dấu ấn sâu sắc đối với Seattle - thành phố cảng biển ở vùng tây bắc Thái Bình Dương. Trụ sở của Amazon là một tổ hợp gồm hơn 30 tòa nhà hiện đại ở khu trung tâm thành phố, và nếu tính luôn một số cơ sở rải rác xung quanh Seattle thì có tổng cộng 40 tòa nhà khắp thành phố. Đây là nơi làm việc của hơn 75.000 nhân viên. Do sự tồn tại mạnh mẽ của tập đoàn tại khu vực, nhiều người địa phương ở Seattle giờ đây gọi nơi này là "Amazonia".Người hướng dẫn đoàn tham quan tên Cedric cho hay ông bắt đầu làm việc ở Amazon từ năm 1996. Theo ông, nếu bạn tình cờ đứng ở bất kỳ góc đường nào của khu South Lake Union hoặc Belltown tại Seattle, cơ hội rất lớn là bạn đang đứng trước một tòa nhà văn phòng của Amazon. Thế nhưng, đối với những người lần đầu đến Seatlle, điểm nhận dạng đặc trưng báo hiệu bạn đã đến được "lõi" của trụ sở tập đoàn Mỹ chính là The Spheres ở Amazon ground zero.The Spheres còn được giới truyền thông đặt biệt danh là "những quả cầu của Bezos" (Jeff Bezos - Chủ tịch Tập đoàn Amazon). Cấu trúc và sự tồn tại độc đáo giúp The Spheres được so sánh với biểu tượng của Seattle là tòa nhà Space Needle được xây vào năm 1962.Giống như tên gọi, The Spheres có bề ngoài là bộ ba quả cầu bằng kính, chiều cao dao động từ 24 - 29 m với thiết kế hiện đại và khác biệt. Phía xây dựng sử dụng hơn 2.600 tấm kính và 560 tấn thép để hoàn thành các quả cầu này. Quả cầu lớn nhất, nằm ở vị trí trung tâm có chiều cao tương đương 4 tòa nhà và được sắp xếp các không gian làm việc, quán cà phê chen lẫn giữa không gian tràn ngập thực vật.Ông Cedric cho hay The Spheres là kết quả của nỗ lực tư duy về đặc điểm của một nơi làm việc và sự thiếu vắng thường có ở những văn phòng đô thị: Đó là sự kết nối trực tiếp với tự nhiên. Trong số khoảng 50 cây lớn đang trồng bên trong The Spheres, cây lớn nhất là Ficus rubiginosa, biệt danh "Rubi". Với chiều cao 17 m, Rubi được đưa vào The Spheres bằng cần cẩu từ tháng 6.2017.The Spheres hiện là nhà của hơn 40.000 cây thuộc 1.000 chủng loại đến từ các khu rừng sương mù thuộc hơn 30 quốc gia. Một phần số cây được trồng bên trên bức tường cao đến 4 tầng lầu, diện tích 370 m2. Không ít cây ăn thịt có nguồn gốc châu Á hiện diện bên trong. Tháng 10.2018, một cây xác thối thuộc loài Amorphophallus titanum, được đặt tên "Morticia", bất ngờ nở hoa suốt 48 giờ.Bất chấp tỏa mùi khó ngửi, một số người nhận xét là mùi thối nhất thế giới, Morticia thu hút khoảng 5.000 lượt khách viếng thăm do Amazon phá lệ mở cửa The Spheres trong thời gian ngắn. Thông thường, cần có nhân viên của hãng dẫn vào, với mỗi lần chỉ giới hạn 6 người nhằm tránh phá hủy môi trường bên trong nhà kính.Bên cạnh The Spheres, người hướng dẫn Cedric cũng đưa đoàn đến những điểm tham quan chính xung quanh bộ ba quả cầu bằng kính, như tòa nhà văn phòng Day 1, Doppler và Meeting Center. Tháng 2.2020, Amazon khai trương cửa hàng tiện lợi đầu tiên của chuỗi Amazon Go. Cửa hàng đầu tiên ở tòa nhà Day 1, không nhận tiền mặt và phải tự thanh toán. Người mua chỉ có thể đi vào bằng cách quét thẻ tín dụng hoặc sử dụng tài khoản trên ứng dụng Amazon.Các cửa hàng Amazon sử dụng một số công nghệ vượt trội so với những chuỗi cửa hàng tiện dụng khác với máy tính thị giác, các thuật toán học sâu, tổng hợp cảm biến trong việc theo dõi mua hàng, kiểm tra, xác nhận và thanh toán. Khái niệm Amazon Go được xem là mô hình mang tính cách mạng để tăng cường sự trải nghiệm của khách hàng.Kể từ khi ông Bezos sáng lập văn phòng giao hàng bên trong một garage cũ ở TP.Bellevue (bang Washington) năm 1994, Amazon đã phát triển thành đại gia công nghệ của Mỹ và thành công thiết lập sự hiện diện trên toàn cầu, bao gồm các nước ASEAN và cả Việt Nam.Theo số liệu của Tổ chức Greater Seattle Partners, tháng 2.2022 Amazon đã đón đầu dịch vụ điện toán đám mây ở Việt Nam với quyết định đầu tư xây dựng trung tâm xử lý AWS ở Hà Nội. Trung tâm AWS ở Hà Nội là một trong ba trung tâm AWS đầu tiên của Tập đoàn Amazon ở Đông Nam Á, gồm Malaysia, Philippines và Việt Nam.Với vị trí đắc địa và hệ thống cảng biển, bang Washington là cái nôi của các huyền thoại công nghệ, từ Microsoft, Amazon, F5 Networks, Zillow đến Expedia. Các đại gia công nghệ chọn Washington đặt trụ sở bao gồm Facebook, Google, Twitter, Apple, Salesforce, BestBuy, Alibaba và eBay. Đó là chưa kể Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing. Tuy nhiên, đoàn nhà báo ASEAN chỉ có thể thăm Amazon.Trong cuộc họp với đoàn nhà báo ASEAN ở trụ sở Greater Seattle Partners (GSP -một tổ chức thương mại ở Seattle), Phó chủ tịch GSP Josh Davis bày tỏ sự lạc quan về làn sóng đầu tư cũng như kim ngạch thương mại song phương giữa bang Washington và ASEAN. Số liệu của GSP cho thấy năm 2023 tổng sản lượng xuất khẩu của bang Washington đến ASEAN là hơn 4,22 tỉ USD, còn chiều ngược lại là 12,27 tỉ USD. Trong đó, Việt Nam đứng đầu khi xuất khẩu 6,6 tỉ USD đến Washington trong năm 2023, chủ yếu là các thiết bị máy móc điện tử, âm thanh, ti vi.Cuộc sống như 'nữ hoàng' của Kourtney Kardashian sau 2 năm kết hôn
Sau khi iPhone chính thức được ra mắt vào ngày 29.6.2007, nhu cầu về smartphone màn hình cảm ứng bùng nổ. Các ông lớn trong ngành như Nokia và BlackBerry đã chứng kiến sự sụt giảm thị phần nghiêm trọng, để rồi BlackBerry gần như biến mất, trong khi smartphone thương hiệu Nokia cũng vừa bị HMD Global "khai tử".Đáng chú ý, nhiều người có thể đã không ngờ đến sự thành công mà iPhone mang lại cho Apple, trong đó bản thân CEO Microsoft Steve Ballmer từng cười nhạo khi iPhone được công bố vì cho rằng không ai muốn "gõ trên kính". Đó là thời điểm mà hệ điều hành Windows Mobile của Microsoft là một trong những nền tảng smartphone hàng đầu, tuy nhiên sự tự tin của Ballmer đã trở thành một sai lầm lớn.Khác với Microsoft, Nokia lại có một cái nhìn khác về iPhone. Điều này dựa vào một bài thuyết trình nội bộ của công ty Phần Lan vào năm 2007, nơi công ty bày tỏ những lo ngại về sự xuất hiện của sản phẩm từ Apple.Nokia nhận thấy giao diện người dùng màn hình cảm ứng và tính dễ sử dụng của iPhone, nhưng vẫn tin rằng phần cứng, thị trường và chiến lược giá của họ sẽ giúp công ty duy trì vị thế. Họ cho rằng bàn phím QWERTY ảo và mức giá cao của iPhone sẽ hạn chế sức hấp dẫn của sản phẩm này. Tuy nhiên, Nokia cũng thừa nhận rằng họ cần cải thiện thiết kế phần mềm và tích hợp hệ sinh thái của mình.Bài thuyết trình này đã so sánh thiết bị internet Nokia N800 với iPhone và thừa nhận rằng giao diện người dùng của iPhone "có thể thay đổi các tiêu chuẩn về trải nghiệm người dùng cho toàn bộ thị trường". Nokia nhận thấy cần phải phát triển một điện thoại màn hình cảm ứng để "phản công", kết quả là họ quyết định tập trung vào hệ điều hành S60 dựa trên nền tảng Symbian.Như là một phần trong mục tiêu của mình, Nokia đã lên kế hoạch hợp tác chặt chẽ với T-Mobile nhằm tạo ra một sản phẩm có thể cạnh tranh với Apple và Cingular (sau này là AT&T), đơn vị độc quyền phân phối iPhone tại Mỹ.Theo nội dung trình bày của Nokia, mặc dù Nokia N800 là một sản phẩm nổi bật nhưng đó không phải là điện thoại di động thực thụ vì chỉ hoạt động với tín hiệu Wi-Fi. Một trong những lựa chọn mà Nokia xem xét là kết hợp N800 với một chiếc điện thoại Nokia 3G nhằm mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm duyệt web di động tốt hơn, đồng thời vẫn có thể thực hiện cuộc gọi.Kết quả là Nokia 5800 XpressMusic trở thành câu trả lời của Nokia cho iPhone. Ra mắt vào tháng 10.2008, Nokia 5800 XpressMusic đã đạt doanh số 1 triệu chiếc vào tháng 1.2009. Tuy nhiên, mặc dù đã tung ra một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng, Nokia vẫn bị iPhone làm tổn thương nghiêm trọng, buộc công ty phải chuyển hướng sang Windows Phone - một quyết định sau này được coi là sai lầm lớn.Năm 2013, Microsoft đã mua lại mảng kinh doanh điện thoại di động của Nokia với giá 7,2 tỉ USD, đồng thời xóa bỏ thương hiệu Nokia khỏi ngành công nghiệp smartphone. Cuối cùng, cái tên Nokia đã được HMD khôi phục thông qua một thỏa thuận cấp phép, trước khi HMD quyết định ngừng sử dụng thương hiệu Nokia để dồn toàn lực vào smartphone mang thương hiệu riêng.Nokia đã nhiều lần nhấn mạnh trong bản ghi nhớ của mình rằng thành công của iPhone có thể "kích thích nhu cầu cao cấp nói chung, giúp tăng doanh số ở phân khúc giá cao". Điều đó cho thấy trong cuộc chiến công nghệ, công ty nào sản xuất ra sản phẩm tốt hơn thường sẽ là người chiến thắng.
Du khách bị 7 người đàn ông Ấn Độ cưỡng hiếp tập thể gây chấn động
Từ hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy, khi đó, bên trong tiệm bánh tráng có người phụ nữ đang đứng mua hàng, gần đó tại lối ra vào là một người đàn ông. Trước tiệm bánh tráng có một số xe máy đang dựng tại đây. Lúc này, chiếc ô tô đang chạy ngoài đường bất ngờ lao thẳng vào tiệm bánh tráng, tông trúng các xe máy và hất văng người nữ cùng người đàn ông ra xa. Tiếp đó là tiếng la khóc trong hoảng loạn. Một người đàn ông sau đó bước ra khỏi xe ô tô và mọi người la lớn "lùi xe ra".Qua tìm hiểu, sự việc xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 ngày 26.1, tại một tiệm bán bánh tráng gần giao lộ đường Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh (Q.Tân Bình, TP.HCM).Nguồn tin của Báo Thanh Niên cho hay, vụ việc khiến người đàn ông (em trai chủ tiệm bánh tráng) bị thương phải nhập viện, còn người phụ nữ bị thương nhẹ. Công an Q.Tân Bình ngay sau đó có mặt, xử lý hiện trường ô tô lao vào tiệm bánh tráng. Lực lượng chức năng cũng tiến hành kiểm tra nồng đồ cồn, chất kích thích đối với tài xế xe ô tô để điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Tại hội nghị tổng kết Bộ TT-TT sáng nay 29.12, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ TT-TT và Bộ KH-CN sau khi hợp nhất sẽ mang tên Bộ KH-CN và TT.Bộ KH-CN quản lý về phát triển công nghệ nói chung. Còn Bộ TT-TT quản lý công nghệ thông tin, công nghệ số là công nghệ cốt lõi, nền tảng cho các ngành, các lĩnh vực khác và cũng là các công nghệ năng động quan trọng nhất hiện nay. Theo Bộ trưởng Hùng, tên của Bộ TT-TT thực ra là Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông, nhưng vì Quốc hội thấy cả 2 bộ đều có chữ công nghệ nên đã cắt đi chữ công nghệ và tên Bộ trở thành Bộ TT-TT. Công nghệ chính là điểm chung tạo ra hiệp lực, cộng lực và cộng hưởng của 2 bộ. Chữ "truyền thông" trong cả tiếng Việt và tiếng Anh đều có 2 nghĩa: viễn thông và media tức là các phương tiện truyền thông như: báo chí, phát thanh truyền hình, truyền thông xã hội.Người đứng đầu Bộ TT-TT lý giải thêm, tên mới của Bộ hợp nhất là Bộ KH-CN và TT, vừa bao quát hết lĩnh vực của 2 bộ, vừa thể hiện được cộng lực, cộng hưởng của hai bộ là công nghệ. "Trên 50.000 doanh nghiệp công nghệ số thuộc quản lý của Bộ TT-TT từ nay sẽ tiếp cận được nhanh hơn với các kết quả nghiên cứu của Bộ KH-CN, làm cho khoa học, công nghệ gần với doanh nghiệp; đồng thời đưa nhanh hơn, kết quả nghiên cứu KH-CN, các sản phẩm phục vụ cuộc sống", Bộ trưởng Hùng nhìn nhận.Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT, Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 57 - Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số với nhiều quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn, có tính cách mạng, giống như Nghị quyết khoán 10 trong nông nghiệp cách đây 40 năm, nhưng lần này lại cho KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay: "Bộ mới hợp nhất là Bộ KH-CN và TT sẽ là lực lượng nòng cốt để hiện thực hóa nghị quyết đặc biệt quan trọng này. Nghị quyết 57 xác định bộ ba: KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là ba trụ cột chính để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới". Nghị quyết cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của làm chủ KHCN để làm chủ tiến trình chuyển đổi số Việt Nam, giao các doanh nghiệp nòng cốt làm các dự án lớn về chuyển đổi số, giá các doanh nghiệp nòng cốt làm chủ các công nghệ chiến lược.Đây là một mũi tên trúng hai đích, vừa làm chủ tiến trình công nghệ chuyển đổi số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ lớn của đất nước. Từ nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận lấy sứ mệnh Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ là Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Từ nay, chuyển đổi số đã thực sự trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân."Chuyển đổi số Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn phát triển đột phá. Chúng ta kỳ vọng chuyển đổi số sẽ góp phần đặc biệt quan trọng để Việt Nam vươn mình đứng dậy mạnh mẽ, trở thành nước XHCN phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 khi Việt Nam mới tròn 100 năm", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Joao Felix: 'Tôi thích Chelsea, nhưng rất tiếc...'
Trong hơn một tuần qua, Giáo hoàng Francis đã gặp phải các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là tình trạng khó thở trong những ngày gần đây. Điều này khiến ông phải nhờ trợ lý đọc giúp các bài phát biểu. Giáo hoàng Francis đã phải cắt bỏ một phần phổi khi còn trẻ, điều này khiến sức khỏe hô hấp của ông trở nên nhạy cảm hơn.Đây không phải là lần đầu tiên Giáo hoàng Francis nhập viện vì viêm phế quản. Vào tháng 3.2023, ông đã phải nằm viện 3 đêm do tình trạng tương tự. Giáo hoàng Francis đã phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe trong những năm gần đây, bao gồm chứng viêm đại tràng. Từ năm 2022, ông phải sử dụng xe lăn do tình trạng đau đầu gối dai dẳng và phải dùng gậy trong những lúc đứng dậy hiếm hoi.