Con trai chăm mẹ sau tai biến khiến dân mạng rưng rưng
Chia sẻ với Thanh Niên câu chuyện kinh doanh vàng năm qua, bà Bùi Hồng Tâm, Tổng giám đốc Công ty CP Ancarat Việt Nam, cho biết kinh tế khó khăn nên buôn bán cũng ảnh hưởng. Dịp gần tết tình hình khả quan hơn, song không có nhiều đơn hàng lớn như mọi năm. Số lượng đơn hàng vàng trang sức tăng lên nhưng giá trị từng đơn cũng như tổng giá trị thu về lại giảm đi."Năm nay, doanh nghiệp chỉ chuẩn bị hơn 10 mẫu vàng linh vật, ít hơn khá nhiều con số khoảng 30 mẫu của mọi năm. Chúng tôi cũng không sản xuất vàng miếng mới", bà Tâm nói.Một trong những vấn đề được bà Tâm và nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng khác rất trăn trở là khan hiếm vàng nguyên liệu. Từ trước tới nay, vàng nguyên liệu chủ yếu được doanh nghiệp mua từ nguồn vàng trong dân, nhưng hiện nay các quy định siết chặt hơn, mua vàng phải đảm bảo chứng từ đầy đủ. Cạnh đó, nguồn vàng trong dân cũng không dồi dào.Chuyên gia vàng Trần Duy Phương phân tích, hiện nguồn vàng nguyên liệu đầu vào rất căng thẳng. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc lớn như Công ty Bảo Tín Minh Châu, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)... làm đúng quy trình thủ tục, có đầu vào mới có vàng cung ứng đầu ra.Trước đây, khi chưa siết chặt các quy định, doanh nghiệp có thể mua các loại vàng trôi nổi trên thị trường, nguồn cung tương đối dồi dào. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp thường mua vào vàng của chính họ hoặc các loại vàng thương hiệu khác mà người dân đem bán có giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng."Thời gian qua, người dân cũng chủ yếu mua vào chứ không nhiều người bán ra. Các yếu tố này làm cho vàng nguyên liệu ngày càng khan hiếm", ông Phương lý giải.Trao đổi với Thanh Niên, ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) kiêm Giám đốc Ngân hàng T.Ư toàn cầu tại Hội đồng Vàng thế giới, cho biết gần đây ông đến thăm PNJ, một trong những công ty trang sức lớn nhất Việt Nam. Doanh nghiệp hiện có hai nhà máy sản xuất, sẽ có nhà máy thứ ba trong tương lai gần. "Đại diện PNJ chia sẻ, công ty đã xuất khẩu sản phẩm đến các khách hàng từ 15 quốc gia trên thế giới. Nhưng vì không thể mua đủ vàng nguyên liệu phục vụ nhu cầu trong nước, lượng sản phẩm trang sức dành cho xuất khẩu của PNJ rất ít", ông Shaokai Fan nói.Dẫn thông tin từ Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam và nghiên cứu từ Metal Focus, ông Shaokai Fan nhận định, nhu cầu vàng trang sức ở Việt Nam dao động từ 15 - 20 tấn mỗi năm. Vì vậy, Việt Nam phải nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất số trang sức này."Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đã gửi kiến nghị về việc nhập khẩu vàng nguyên liệu tới Ngân hàng Nhà nước. Chúng tôi vẫn đang đợi câu trả lời, hy vọng rằng kiến nghị sẽ được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trong năm nay", ông Shaokai Fan nhấn mạnh.Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương Shaokai Fan tính toán: năm 2024, xuất siêu của Việt Nam là 24 tỉ USD, tổng vốn FDI là 25 tỉ USD và kiều hối là 16 tỉ USD. Do đó, năm ngoái Việt Nam đã thu về lượng ngoại tệ là 65 tỉ USD .Nếu ngành thương mại Việt Nam yêu cầu nhập khẩu vàng thì nhu cầu vàng nguyên liệu thô tối đa chỉ khoảng 20 tấn vàng, trị giá khoảng 1,7 tỉ USD. Với thu ngoại tệ 65 tỉ USD, Việt Nam chi gần 2 tỉ USD nhập 20 tấn vàng là hợp lý.Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu phân tích, Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm tới tính thanh khoản của nền kinh tế. Phải đảm bảo có đủ dự trữ quốc gia, trong đó có vàng, ngoại tệ, những tài sản định nghĩa bằng đồng ngoại tệ, ít nhất dự trữ phải bằng số tiền quốc gia chi để nhập khẩu trong 3 tháng. Bởi vậy, lo ngại đổ quá nhiều tiền để nhập khẩu vàng cũng dễ hiểu.Tuy nhiên, theo ông Hiếu, cả năm chi khoảng 1,7 - 2 tỉ USD để nhập vàng và chia ra thành nhiều đợt khác nhau thì không đáng lo ngại. Ngân hàng Nhà nước nên tạo điều kiện để nguồn cung vàng dồi dào hơn, cho phép nhập khẩu vàng ở mức phù hợp.Nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước nên có giải pháp, lộ trình hợp lý để giải quyết vấn đề vàng nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, ông Phương nói, mỗi năm chi khoảng 1,7 tỉ USD để nhập 20 tấn vàng là đủ để giải tỏa một phần "cơn khát" vàng nguyên liệu."Nếu cho phép nhập khẩu 20 tấn vàng mỗi năm, không cần nhập một lần mà chia thành nhiều đợt trong năm. Có thể chia thành 5 - 6 đợt, canh thời điểm giá vàng thấp để nhập khẩu, số tiền chi ra cho mỗi đợt nhập vàng khoảng 200 - 300 triệu USD là không đáng kể", ông Phương nhìn nhận.Quảng Trị: 500 tình nguyện viên tiếp sức, hỗ trợ cả khẩu trang và sim 4G
Có dịp tác nghiệp tại huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế), tôi thường được anh em người bản địa nhắn gửi tết này về với bản làng để họ đãi những thức ngon, món lạ chỉ có trong dịp tết. "Anh sẽ không thất vọng đâu! Nhiều người khi ăn Tết Nguyên đán cùng đồng bào đã ví von tết ở thung lũng A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực với rất nhiều món đặc sản của các dân tộc mà không phải ai cũng có dịp thưởng thức một lần trong đời", anh Lê Văn Hôi (33 tuổi, người dân tộc Pa Kôh, trú tại xã Hồng Thượng) mời gọi.Anh Hôi dẫn chứng không phải người địa phương nào cũng một lần được nếm món sâu tre (loài sâu sống trong ống tre - NV) xào lá kiệu, gọi là P'reng. Bởi, trước tháng 9 và sau khoảng tháng 2 - 3 hằng năm, sâu đã chui khỏi thân tre, hóa bướm. Hay món chuột rừng ướp với gừng, ớt hiểm thêm chút muối rồi cho vào ống tre để nướng. Rồi món A choor (một loài cá suối) gói trong mấy lớp lá chuối đem vùi trong than hồng… Đây là những món ăn "có tiền cũng không mua được" bởi nguyên liệu, gia vị đều là những loài đặc hữu chỉ xuất hiện theo mùa và chỉ có ở dãy Trường Sơn. Ngày thường, muốn ăn những món này cũng không có nhưng đến Tết Nguyên đán là rất nhiều gia đình Pa Kôh sửa soạn để mời khách."Trước tết khoảng 1 tháng, trai tráng trong làng hú gọi nhau cắt rừng đi tìm sản vật, dĩ nhiên không phải là động vật hoang dã cấm đánh bắt mà là những con cá suối, ốc, ếch nhái, nòng nọc… Chúng tôi cũng đi hái, đào các loại gia vị như tiêu rừng (mắc khén), gừng, riềng… mang về tích trữ. Đến ngày tết, khách đến chơi nhà, tùy theo món mà chỉ cần mang ra nướng, xào với lá kiệu, nấu với môn thục… là đã có ngay món ăn ngon lành, nóng hổi", anh Hôi cho biết. Trước tết 1 tháng, cộng đồng người Tà Ôi cũng tất bật chuẩn bị những món ăn đậm vị vùng cao. Có những món được làm trước tết cả chục ngày, đặc biệt là các loại bánh làm từ nếp. Cụ bà Căn Hoan (80 tuổi, người Tà Ôi, trú tại xã Hồng Thái) bảo đàn ông đi kiếm mồi nhắm, làm rượu còn đàn bà thì giã gạo, chọn nếp, tìm lá gói bánh. Người Tà Ôi thường chọn các loại gạo nếp bản địa thơm ngon như ra dư, cu cha, trưi… để làm bánh, xôi ống. "Mẹ thường làm để dâng Yàng (Trời - NV) vào dịp tết. Trong đó, bánh a quát khó gói nhất vì phải làm nhọn 2 đầu bằng lá đót tươi rồi cho nếp vào. Khi làm xong, bánh nhìn như 2 chiếc sừng trâu nên còn gọi là bánh sừng trâu. Ăn bánh kèm thịt nướng, rất ngon", cụ Căn Hoan nói. Cụ vẫn làm bánh nếp giã nhuyễn cùng mè đen (adeep man), món bánh đặc biệt đang có nguy cơ thất truyền.Gắn bó nhiều năm với đại ngàn Trường Sơn, nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong nhận định vào ngày tết người Tà Ôi thể hiện nét truyền thống qua văn hóa ẩm thực với những món ăn độc đáo, chuẩn bị công phu. "Vì sinh sống ở vùng núi rừng lạnh buốt, di chuyển nhiều nên người Tà Ôi thích ăn khô, mặn, cay. Bởi vậy, hầu hết các món ăn của đồng bào đều được chế biến theo cách nướng, thui, luộc hoặc tái", ông Phong cho hay. Một số món ăn độc đáo vùng cao vào dịp tết có thể kể đến gồm cá và thịt thui ống (cho thịt vào ống tre rồi lấy cùi bắp đậy lại, đặt nướng lăn tròn đều trên than hồng), môn thục cắt thành từng khúc trộn chung với thịt đã ướp sẵn rồi đổ vào ống để thui… Lạ lùng hơn, theo ông Trần Nguyễn Khánh Phong, những món thoạt nghe qua có vẻ sẽ kén người ăn như món thui chim, chuột, cua ủ thối lại là những đặc sản cao cấp. Nguyên liệu sau khi được làm sạch, ướp gia vị cho vào từng ống tre, nứa hoặc quả bầu khô rồi chỉ cần thui trên lửa một vòng cho có hơi nóng, sau đó cất vào gùi hoặc để lên giàn bếp, sau vài ngày mở ra ngửi thấy có mùi là ăn được. Người Tà Ôi cho rằng dịp lễ tết mang những món này ra đãi khách xem như thể hiện tấm lòng quý mến của gia chủ đối với khách.Nghệ nhân ưu tú Hồ Văn Hạnh (77 tuổi, trú tại xã Trung Sơn), người được mệnh danh là "cuốn từ điển sống của đại ngàn Trường Sơn", cho biết lịch nông vụ của cộng đồng các dân tộc ở A Lưới thường kết thúc vào tháng 10 âm lịch, sau đó người dân sẽ ăn tết mừng lúa mới Aza (chọn một ngày từ 6.11 - 24 tháng chạp). Đón Tết Nguyên đán của đất nước, người dân xem như đã gộp 2 cái tết vào chung vui một lần. Vì vậy, các gia đình không tiếc công sức đi tìm sản vật về đãi khách. Những đặc sản của mỗi dân tộc đều được soạn sửa kỳ công, dâng lễ Aza thế nào thì họ dọn tết cũng như thế đó. "Bố thì quan tâm đến "ẩm" hơn "thực". Tết mà! Đàn ông phải có chi nhâm nhi cùng bạn bè mới vui. Bố thích nhất là rượu tr'đin, tức "rượu trời" vì được cất ngay trên đọt cây", già Hạnh khề khà. Là người Pa Kôh nhưng già Hạnh lại thích thứ rượu truyền thống của người Cơ Tu. Theo già, đây là loại rượu thơm ngon nhất ở đại ngàn Trường Sơn, được chiết từ cây tr'đin mọc trong rừng sâu. Người thợ chỉ cần rạch một đường trên thân cây rồi lấy can hứng nước. Bỏ thêm ít vỏ cây chuồn phơi khô, nước sẽ tự lên men cho ra thứ hương vị có một không hai. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hoài Nam (79 tuổi, người dân tộc Cơ Tu, trú tại xã Hồng Hạ) tự hào vì rượu tr'đin được các dân tộc anh em, kể cả người Kinh ở A Lưới, yêu thích và "không có mà bán" vào mỗi dịp tết. Già Nam cho biết người Pa Kôh, Tà Ôi cùng người Cơ Tu còn có một loại rượu tương tự tr'đin là rượu tà vạt được cất từ cây đoác. Cây đoác dễ tìm hơn, nhưng khai thác thì nguy hiểm hơn vì phải trèo cao hơn cây tr'đin. "Đây chắc là những loại rượu duy nhất trên thế giới được lấy trên cây mang về uống mà không cần phải chưng cất", già Nam cười. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà đến tết, đồng bào các dân tộc thiểu số còn nấu rượu nếp (xiêu), ủ rượu cần (a riêu), rượu mía vỏ chuồn (a véc), rượu mây rừng vỏ chuồn (tà via)…Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện A Lưới, nhận định mỗi dân tộc đều có phong tục tết cổ truyền mang màu sắc riêng. Nhưng thật đáng quý khi đồng bào mang "tết riêng" hòa vào "tết chung" của đất nước và các dân tộc vẫn giữ được nét ẩm thực độc đáo, đậm dư vị núi rừng. "Tết đến, nhà nhà lại sửa soạn những món ngon để mời khách. Cảm tưởng tết quê hương A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực của các dân tộc với cơ man là món ăn, thức uống độc lạ… Thú vị hơn, giữa các gia đình còn giao lưu ẩm thực bằng cách trao đổi ống thịt, gùi bánh, chum rượu… để có thể thưởng thức những món mà nhà mình không có. Tết đoàn kết, đầm ấm", bà Thêm chia sẻ.
'Siết' tình trạng nhà ở xã hội rơi vào tay nhà giàu
Những ngày này, CLB bắn cung thể thao bên trong Nhà thi đấu đa năng TP.Cần Thơ (P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều) có nhiều bạn trẻ đến tham gia, trải nghiệm. Ngoài sinh viên, những người đã đi làm, kinh doanh cũng khá quan tâm; trong đó có nhiều bạn gái đầu tư trang phục đẹp mắt khi đến chơi môn thể thao này.CLB được hỗ trợ thành lập bởi Hội Liên hiệp Thanh niên VN TP.Cần Thơ, được Sở VH-TT-DL TP.Cần Thơ cho phép hoạt động tại Trung tâm thể dục thể thao TP.Cần Thơ.Anh Huỳnh Minh Đức (33 tuổi), Chủ nhiệm CLB, cho biết trước đây anh làm nghề du lịch nên có cơ hội đi nhiều nơi như Đà Lạt, TP.HCM, Hà Nội. Vốn yêu thể thao nên anh tìm hiểu và biết đến môn bắn cung. "Năm 2020, tôi theo đuổi môn thể thao này nhưng về Cần Thơ thì không tìm được sân chơi. Những lần đam mê trỗi dậy, tôi phải đi lên TP.HCM. Vì vậy, tôi ấp ủ mở CLB bắn cung tại Cần Thơ và đã trở thành hiện thực vào ngày 16.2 vừa qua", anh Đức nói.Theo anh Đức, mũi tên trong bắn cung được liệt vào vũ khí thể thao, chỉ những nơi có đăng ký, được cho phép mới được sử dụng. Đó là lý do khiến môn thể thao này chưa phổ biến và CLB của anh đang thuộc vào hàng "hot" ở Cần Thơ. Môn bắn cung đòi hỏi yếu tố an toàn nên các thiết bị (cung tên, găng tay, dụng cụ bảo hộ) đều phải đảm bảo tiêu chuẩn. Mỗi khu vực bắn luôn có giám sát viên hướng dẫn, điều phối.CLB trang bị nhiều loại cung tên khác nhau, phù hợp với chiều cao, lực tay, lứa tuổi của người tham gia. Cung tên có giá thấp nhất 2 triệu đồng (trải nghiệm), cao nhất khoảng 50 triệu đồng (thi đấu chuyên nghiệp). Ngày thường, mức phí trải nghiệm là 120.000 đồng/giờ. Đối với những bạn tập luyện lâu dài thì có thể đăng ký hội viên, mức giá 950.000 đồng/tháng.Theo nhiều bạn trẻ Cần Thơ, giá trải nghiệm môn bắn cung có phần cao hơn một số môn thể thao khác nhưng hợp lý. Bởi môn thể thao này có ý nghĩa nhất định trong công việc, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, "làm mới" hình ảnh bản thân…Anh Ngô Ngọc Xuân Trúc (26 tuổi, kinh doanh shop hoa ở Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) cho biết khi rảnh là dành thời gian cho thể thao. Môn yêu thích của anh là bơi lội và chạy xe đạp, vì cần vận động nhiều, có ích trong rèn luyện thể chất. Tuy nhiên, khi chuyển qua môn bắn cung, anh Trúc thấy một thú vị khác. "Bất kỳ công việc nào, nếu muốn thực hiện hiệu quả cũng cần phải tập trung. Môn bắn cung đòi hỏi người chơi cần có sự bình tĩnh, nhẫn nại, chú ý quan sát để nhắm bắn trúng mục tiêu nên rèn sự tập trung rất nhiều", anh Trúc bộc bạch.Trong khi đó, anh Trần Minh Tuấn (32 tuổi, học y đa khoa tại Trường ĐH Y Dược Cần Thơ) cho biết khi thấy thông tin về CLB bắn cung trên mạng xã hội, anh đã theo dõi ngay vì đây là môn thể thao chưa phổ biến ở Cần Thơ. Từ một người không có nhiều kỹ năng, anh đã yêu thích môn thể thao này và quyết tâm tập luyện lâu dài."Môn này rèn luyện lực tay và độ tinh mắt. Để bắn trúng mục tiêu, người chơi phải có sự chuẩn xác, vững vàng, không rung lắc. Điều này rất có ích để người bác sĩ rèn tính tỉ mỉ, chính xác trong điều trị cho bệnh nhân", anh Tuấn chia sẻ.Theo Nguyễn Huỳnh Khả Thư (24 tuổi, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), với công việc hiện tại làm trong ngành truyền thông đa phương tiện, việc ngồi trước màn hình máy tính cả ngày đôi lúc khiến Thư bị stress. Trước đây, Thư nghĩ chỉ có những môn thể thao cần sự di chuyển nhiều, giải phóng cơ thể mới mang đến sự thoải mái, lấy lại sự phấn khởi về tinh thần. Nhưng khi trải nghiệm bắn cung thì việc giảm stress cũng rất tích cực. Thư chia sẻ: "Khi bắn mũi tên trúng hồng tâm, đạt điểm cao thì mình cảm thấy rất vui, tinh thần thăng hoa, sảng khoái. Đây cũng là môn giảm stress hiệu quả, dù không vận động nhiều".Ngoài những lý do trên, Tăng Châu Duyên Ngọc (23 tuổi, sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ) cho rằng việc trải nghiệm môn bắn cung giúp thay đổi hình ảnh bản thân. Ngọc giải thích, khi bắn cung, tư thế luôn phải thẳng nên khi "lên hình" trông rất đẹp. Đặc biệt, con gái khi bắn cung trông rất "ngầu", thể hiện phong thái mạnh mẽ, quyền lực. Nhiều bạn gái đã tham gia trải nghiệm môn thể thao này với những bộ trang phục khá đặc biệt để thể hiện nét cá tính của mình.
Nhưng từ khi bắt đầu thực hiện IVF, cặp đôi đã ngưng việc gần gũi.
Những tấm lòng vàng 5.1.2024
Trong thư, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ niềm vui sướng và tự hào trước chiến thắng lịch sử của đội tuyển, coi đây là thành quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ, tinh thần đoàn kết, cống hiến và khát vọng vươn lên của các cầu thủ, ban huấn luyện. Thủ tướng nhấn mạnh rằng chiến thắng này không chỉ là vinh quang của thể thao, mà còn là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, là động lực để người dân Việt Nam hướng tới những thành tựu cao hơn trong các lĩnh vực khác.Thủ tướng cũng gửi lời khen ngợi tới HLV Kim Sang-sik và các cộng sự đã có những chiến lược sáng tạo, giúp đội tuyển Việt Nam vượt qua những đối thủ mạnh mẽ để giành chức vô địch. Bên cạnh đó, ông cũng không quên cảm ơn và tri ân sự ủng hộ nhiệt thành từ hàng triệu người hâm mộ cả nước, những người đã luôn đồng hành và cổ vũ đội tuyển trong suốt hành trình chinh phục chiếc cúp danh giá này.Chức vô địch AFF Cup 2024 là một dấu ấn đáng nhớ trong lịch sử bóng đá Việt Nam, không chỉ về mặt thành tích mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ. Thủ tướng Phạm Minh Chính hy vọng rằng đội tuyển sẽ tiếp tục phát huy tinh thần chiến thắng, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của thể thao Việt Nam, và truyền cảm hứng cho toàn dân tộc trong việc xây dựng một đất nước phát triển, hùng mạnh hơn.Thủ tướng khẳng định, chiến thắng này không chỉ là niềm tự hào của thể thao Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng cho toàn dân tộc, thể hiện khát vọng vươn lên và chinh phục những đỉnh cao mới. Thủ tướng gửi tri ân sâu sắc đến ban huấn luyện, đội ngũ hỗ trợ, những người đồng hành cùng đội tuyển. Thủ tướng đặc biệt cảm ơn hàng triệu người hâm mộ cả nước đã luôn đồng hành, sát cánh và là điểm tựa vững chắc của đội tuyển trong suốt hành trình chinh phục ngôi vị cao nhất của bóng đá khu vực. Thủ tướng khẳng định, chiến thắng này là minh chứng cho sự tiến bộ của bóng đá Việt Nam, đồng thời là món quà ý nghĩa đầu năm mới dành tặng người dân cả nước.Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời chúc sức khỏe, thành công, lời tri ân sâu sắc đến toàn thể các cầu thủ, huấn luyện viên và đội ngũ hỗ trợ, đồng thời khẳng định Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để bóng đá Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi lời thăm hỏi, động viên đến cầu thủ Nguyễn Xuân Son, chúc cầu thủ sớm phục hồi sức khỏe để trở lại sân cỏ, tiếp tục cống hiến cho bóng đá nước nhà. Thủ tướng tin tưởng, với ý chí kiên cường, cầu thủ Nguyễn Xuân Son sẽ vượt qua khó khăn và trở lại mạnh mẽ hơn, cùng đội tuyển quốc gia khẳng định vị thế của bóng đá Việt Nam trên đấu trường khu vực và hướng tới những thành công lớn hơn trong tương lai.Chức vô địch AFF Cup 2024 đã khép lại một năm đầy thành công của bóng đá Việt Nam, và lời chúc mừng của Thủ tướng Phạm Minh Chính càng thêm phần ý nghĩa, là niềm động viên to lớn đối với các cầu thủ, cũng như người hâm mộ bóng đá cả nước.