Giá vàng bất động trước thông tin đấu thầu vàng
Theo thông tin từ tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Duy Tân, 1 trong 5 nhóm ngành nghề có tỷ lệ nhập học cao là xã hội nhân văn và sư phạm. Lý do đây là nhóm ngành liên quan trực tiếp đến sự vận động của xã hội, của quá khứ, hiện tại và tương lai, liên quan trực tiếp đến con người, giúp định hình xã hội phát triển cân bằng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi mọi thứ nhưng mối quan hệ giữa con người với con người vẫn vô cùng quan trọng, không thể thay đổi.Đây là lĩnh vực mà các ngành có tính ổn định rất cao. Lĩnh vực nhân văn luôn nằm trong top 5 nhóm ngành nghề có tỷ lệ nhập học cao. Còn sư phạm cũng là nhóm ngành trọng yếu, chỉ tiêu được xác định theo nhu cầu địa phương, nhà nước có chính sách hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí.Các ngành khoa học xã hội nhân văn và sư phạm dễ học nên số lượng đăng ký rất đông. Lĩnh vực này ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quá trình làm việc rất lớn, dự báo một số ngành nghề trong lĩnh vực này có quy mô lao động hẹp lại. Ví dụ app dạy tiếng Anh do AI dạy. Tuy nhiên nó chỉ ảnh hưởng hiệu suất làm việc chứ không thay thế được vai trò của con người.Nữ bệnh nhân vỡ òa hạnh phúc khi nghe được trở lại nhờ chuyên gia người Pháp
Ngày 10.1, AmCham VIệt Nam phát thông báo cho hay, tổ chức này vừa bầu chọn tiến sĩ - bác sĩ Đàm Thị Hoàng Lan, người có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, là Chủ tịch AmCham Việt Nam năm 2025.Bác sĩ Đàm Thị Hoàng Lan làm việc tại hãng dược MSD (Merck & Co.) của Mỹ và Canada từ năm 2016, phụ trách bộ phận Chính sách và Quan hệ Chính phủ, tiếp cận thị trường và truyền thông. Theo AmCham, bác sĩ Đàm Thị Hoàng Lan đã góp phần quan trọng vào những thành tựu của MSD tại Việt Nam, bao gồm việc cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tài trợ các chương trình giáo dục cộng đồng về các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Đặc biệt, triển khai một số chương trình tại Việt Nam như "MSD vì bà mẹ" và "Quản lý sử dụng kháng sinh hợp lý". "Bà đã tham gia nhiều dự án và chương trình y tế quan trọng, đóng góp vào việc phát triển chính sách nhằm tăng khả năng tiếp cận của bệnh nhân với những phương pháp điều trị tiên tiến tại nhiều tổ chức khác nhau, trong đó có Bộ Y tế; tâm huyết với các hoạt động phát triển bền vững... Những thành tựu này được Bộ Y tế ghi nhận và trao tặng Huân chương Vì sức khỏe nhân dân", thông báo của AmCham Việt Nam nêu.Từ năm 1990 - 2016, bác sĩ Đàm Thị Hoàng Lan đã học và tốt nghiệp qua nhiều trường đại học danh tiếng cả trong và ngoài nước. Trong đó, có Đại học Y Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Luật TP.HCM và Đại học Cambridge (Vương quốc Anh). Chia sẻ về vai trò mới, bác sĩ Lan nói: "Tôi vô cùng vinh dự khi đảm nhận vị trí Chủ tịch nhiệm kỳ 2025 của AmCham Việt Nam. Đây không chỉ vinh dự lớn lao mà còn là trọng trách quan trọng. Tôi sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy sứ mệnh của AmCham, đồng thời bảo đảm sự thành công bền vững và tầm ảnh hưởng lâu dài của tổ chức tại Việt Nam".Tại cuộc họp, Ban lãnh đạo AmCham Việt Nam đã bầu ông James Meffen - Giám đốc Tài chính AES Vietnam và ông Philip Ziter, Russin & Vecchi - giữ vị trí Phó chủ tịch; ông Jesse Boone - Giám đốc Phát triển cơ sở vật chất và khuôn viên của Đại học Fulbright Việt Nam - giữ vị trí thủ quỹ/giám sát tài chính; luật sư Lê Thị Thanh - Công ty TNHH Baker & Mckenzie - giữ vị trí thư ký.
Thay đổi cuộc đời bằng cách 'gọi vốn' du học ở tuổi 35
Đến ngày 20.2, có thể tìm thêm vé của hãng Bamboo Airways, giá cũng xấp xỉ 5 triệu đồng/vé. Đến ngày 21.2, giá vé máy bay mới "hạ nhiệt", còn khoảng hơn 2,4 triệu đồng/vé, đối với các chuyến bay của Vietjet Air, Vietnam Airlines, Bamboo Airways…
Phát biểu tại cuộc họp báo kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức, Tổng lãnh sự Đức tại TP.HCM, TS. Josefine Wallat nêu bật những điểm chung giữa Đức và Việt Nam, như từng là quốc gia bị chia cắt trước khi thống nhất đất nước, hiện là những nền kinh tế xuất khẩu lớn của thế giới, cùng chia sẻ niềm đam mê cháy bỏng với bóng đá và tình yêu với giáo dục.Trong năm kỷ niệm đặc biệt này, TS. Wallat cho biết các cơ quan chính phủ và các tổ chức, ban ngành Đức đã hợp lực xây dựng chương trình vô cùng đa dạng nhằm phản ánh quan hệ song phương ở nhiều khía cạnh khác nhau.Một số chương trình điểm nhấn có Chuyến xe hướng nghiệp Đức đi xuyên Việt để giới thiệu cơ hội học tập và nghề nghiệp tại Đức; Ngày hội Hướng nghiệp tại TP.HCM; Tọa đàm về tương lai Đồng bằng sông Cửu Long…Trả lời Thanh Niên về cuộc tọa đàm liên quan Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến tổ chức vào đầu tháng 5, Tổng lãnh sự Wallat cho hay phía Đức muốn nghe tranh luận về những gì nước Đức có thể làm được và những khía cạnh có thể hợp tác để giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở khu vực là vựa lúa của cả Việt Nam.Về phần mình, ông Peter Kompalla, Trưởng đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK Việt Nam), đề cập đến khía cạnh kinh tế, thương mại và đầu tư song phương trong quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức.Theo ông, trong khi xu hướng kim ngạch ngoại thương của Đức giảm 2% trên toàn cầu trong năm 2024, số liệu sơ bộ cho thấy tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Đức và Việt Nam đã tăng 10%.Cụ thể, số liệu của Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho thấy tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Đức và Việt Nam trong năm 2024 đạt 18,8 tỉ euro.Điểm sáng thứ hai là đầu tư. Trưởng đại diện AHK cho biết hiện có hơn 530 công ty Đức đang đầu tư vào Việt Nam, mang đến những câu chuyện thành công về kinh tế trong quan hệ giữa Việt Nam và Đức.Ông Kompalla cho hay năm kỷ niệm là dịp tìm kiếm những cơ hội để đưa quan hệ kinh tế song phương lên tầm cao mới, nhất là trong bối cảnh cả hai nền kinh tế đều đối mặt những thách thức chung như hoàn thành mục tiêu khử carbon và tiến đến công nghiệp hóa hoàn toàn quan hệ kinh tế.Để nâng tầm quan hệ, ông cho rằng đầu tiên cần đặt ưu tiên vào giáo dục và đào tạo nghề nếu muốn đẩy mạnh năng suất và tăng cường năng lực cạnh tranh. Và điều thứ hai là hai nước cần hợp tác trong lĩnh vực tự động hóa và số hóa.Về các chuyến thăm cấp cao trong năm nay, Tổng lãnh sự Wallat cho biết phái bộ Đức tại Việt Nam và AHK đang tích cực vận động nối lại các chuyến thăm cấp cao một khi Đức hoàn tất việc thành lập chính phủ sau cuộc bầu cử ngày 23.2.
Hà Anh Tuấn cùng 'Sketch a Rose' concert đến Singapore, Úc
Theo báo Ukrainskaya Pravda đưa tin hôm 4.2, các tướng lĩnh Ukraine được cho là đang tìm cách chuyển khoảng 50.000 quân nhân sang bổ sung cho lục quân nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng ở tiền tuyến.Con số này thể hiện mức tăng đáng kể so với ước tính trước đó được công bố vào tháng trước.Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Oleksandr Syrskyi đã thừa nhận khó khăn trong việc huy động tân binh, sau khi một phi công Ukraine phàn nàn rằng hàng chục chuyên gia lành nghề từ không quân đang được tái điều động sang bộ binh. Kyiv ước tính có khoảng 500.000 người đang trốn quân dịch và hơn 100.000 lính nghĩa vụ đã đào ngũ.Các kênh truyền thông Ukraine trước đây đưa tin tướng Syrskyi đã ra lệnh điều động khoảng 5.000 quân nhân từ không quân sang bổ sung cho lục binh.Tuy nhiên, bài báo mới trên tờ Ukrainskaya Pravda tuyên bố ông Syrskyi đã ban hành kế hoạch rộng hơn liên quan tất cả các binh chủng. Mục tiêu là điều chuyển 50.000 quân nhân sang lực lượng lục quân. Theo bài báo, con số này tương đương khoảng 20% số quân Ukraine đang bố trí ở tiền tuyến.Sau khi xung đột với Nga bùng nổ vào năm 2022, các chỉ huy quân đội Ukraine đã triển khai ngày càng nhiều tài xế, đầu bếp và nhân viên y tế ra tuyến đầu để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân sự.Tuy nhiên, hoạt động này cũng dẫn đến việc dùng người sai mục đích, vì một số sĩ quan có thể lợi dụng điều này như một hình thức kỷ luật không chính thức hoặc một cách để loại bỏ các mối đe dọa đối với quyền lực hoặc hoạt động tham nhũng của chính họ.Việc điều động này còn gây ra phản kháng từ chính binh lính. Bài báo dẫn lời một chỉ huy lữ đoàn kể rằng khi ông muốn cử 30 thành viên từ một đại đội tình báo đến tăng cường cho một vị trí yếu kém, thì 3 người từ chối và 27 người còn lại đào ngũ.Các tướng lĩnh tìm cách điều sang lực lượng bộ binh các thợ lặn, nhân viên hành chính và những binh sĩ không thiết yếu trong việc vận hành các tổ hợp phòng không do phương Tây cung cấp như Patriot.Ukrainskaya Pravda bình luận rằng những biện pháp như vậy có khả năng làm suy yếu năng lực của các binh chủng.Vào tháng 7.2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng tình trạng thiếu hụt nhân lực cuối cùng sẽ gây ra gây thiệt hại nặng cho quân đội Ukraine trong một cuộc xung đột kéo dài. Ông cho biết không có lượng vũ khí nào do phương Tây viện trợ có thể bù đắp được cho những tổn thất mà lực lượng Ukraine phải gánh chịu.