Trẻ tiểu học sấp ngửa học thêm: Phụ huynh nói lời tâm can
Đó là những clip vui vẻ, hài hước và là những câu chuyện đầy xúc động và ấm áp được bạn đọc quan tâm trên Thanh Niên trong năm vừa qua. Họ là ai?Những clip một phụ huynh ở Đà Nẵng đón con gái lớp 5 tan học bỗng nhận về hàng chục triệu lượt thích trên mạng xã hội những tháng đầu năm 2024 vì phong cách... không đụng hàng. Đó là anh Phạm Thế Phương (48 tuổi) ngụ Q.Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), đón cô con gái Phạm Hồ Kim Hương (11 tuổi).Mặc đồ bộ sặc sỡ với họa tiết hoa lá giống… "khăn trải bàn", anh Phương tiến đến cổng trường tiểu học của cô con gái, mượn chiếc micro mà nhà trường dùng để thông báo cho học sinh khi có phụ huynh đến đón, nói to rõ: "Xin mời! Xin mời bạn Kim Hương, lớp 5/3 ra ngoài cổng có một người cha rất đẹp trai, đáng yêu và dễ thương đang đợi. Xin mời bạn Kim Hương ra ngoài cổng ạ!".Kim Hương từ trong trường nhanh chóng ra ngoài với biểu cảm đầy ngại ngùng khi thấy hành động của cha. Khoảnh khắc dễ thương của 2 cha con khiến người xem không khỏi phì cười. Clip nhận về hơn 6 triệu lượt xem cùng hàng chục ngàn lượt thích, bình luận và chia sẻ của cư dân mạng.Phía sau những clip đón con của anh Phương là câu chuyện đầy xúc động khi con gái Kim Hương của anh trước đó được phát hiện bị ung thư máu. Kể từ đó, vợ chồng anh luôn đồng hành cùng cô con gái trong hành trình vượt qua bệnh tật. Anh cho biết vì bệnh được phát hiện sớm cũng như tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, giờ đây sức khỏe của Kim Hương vẫn ổn định, dù phải dùng thuốc hằng ngày. “Vì muốn có nhiều kỷ niệm với con trong những ngày ấu thơ, cũng như lưu giữ lại những kỷ niệm đó, nên tôi mới làm những vui vẻ, hài hước, cho con vui. Ba con tôi quay clip trước cả khi con phát hiện bệnh. Tôi tin là những khoảnh khắc này, sau này khi con gái nhìn lại sẽ là những khoảnh khắc vô giá, không chỉ với con mà còn với ba mẹ”, anh chia sẻ thêm.Những hình ảnh người con trai U.50 Nguyễn Đức Thuận (48 tuổi), ngụ xã Ninh Nhất (TP.Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) chăm sóc cha ở tuổi gần đất xa trời đầy chu đáo khiến cư dân mạng rưng rưng, tấm tắc khen vì lòng hiếu thảo.Những clip cảnh ông Thuận tâm sự, trò chuyện cũng như chăm lo việc ăn uống, vệ sinh, gội đầu… cho cha, cụ Nguyễn Văn Hiền (86 tuổi), khiến nhiều người xúc động. Các clip cũng nhận về "mưa tim" trên mạng xã hội.Người con cho biết sau cơn tai biến 5 năm trước, sức khỏe của cụ Hiền không còn tốt như xưa. Hiện tại, cụ phải nằm một chỗ, tinh thần không còn minh mẫn, lúc nhớ lúc quên, mọi sinh hoạt đều phải phụ thuộc vào con cháu. Mỗi ngày, ông Thuận cùng người thân chăm cho cụ từng miếng ăn, giấc ngủ. Tuy nhiên ông không thấy mệt hay vất vả mà ngược lại vô cùng hạnh phúc vì được cận kề bên cha ở tuổi xế chiều.Chia sẻ các clip chăm sóc, trò chuyện cùng con trai mới 3 tháng tuổi bằng thơ tự sáng tác lên mạng xã hội, Nguyễn Ngọc Tiến (29 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) bất ngờ nổi tiếng khi nhận về hàng triệu lượt xem."Cho con thoải mái chơi đùa/Con vừa ăn khỏe, lại vừa ngủ ngon/Biếng ăn đầy bụng chẳng còn/Tăng cường tiêu hóa giúp con ị đều/Cho con vận động thật nhiều/Chiều cao, cân nặng thẳng chiều đi lên/Ngủ nhiều quá cũng không nên/Khó tiêu trào ngược càng thêm nặng nề/Cho con thoải mái chơi đùa/Con vừa ăn khỏe lại vừa ngủ ngon…", một trong những bài thơ tự sáng tác của anh Tiến được nhiều phụ huynh thả "mưa tim".Nghe cha trò chuyện bằng những vần điệu vui tai, em bé tỏ ra hào hứng. Cư dân mạng dành lời khen cho cách chăm con "độc lạ" của phụ huynh này cũng như chúc bé Trọng Đại khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn."Tôi có niềm đam mê với văn chương, ngôn ngữ… nhưng từ trước tới nay chưa có dịp thể hiện. May sao khi có con, từ thực tế chăm con hằng ngày với nhiều trải nghiệm mới mẻ mà tôi có cảm hứng sáng tác thơ. Tôi nghĩ việc đọc thơ cho con nghe mỗi ngày cũng là cách để rèn cho con có tư duy tiếng Việt từ nhỏ. Điều tuyệt vời và may mắn là bé nhà tôi dễ chịu, thích nghe cha đọc thơ", anh hào hứng kể."Cuộc sống hằng ngày của Chang sau ngày mẹ mất…", dòng chú thích trên một tài khoản mạng xã hội của chị Hoàng Thị Thùy Trang (28 tuổi), tên thường gọi là Chang, ngụ H.Xuân Lộc, Đồng Nai khiến người xem xúc động.Theo đó, cô gái trẻ thường xuyên đăng tải những clip về cuộc sống thường nhật cùng cha. Sau ngày mẹ mất, cô gái thường xuyên chia sẻ nhiều clip về những khoảnh khắc của cuộc sống thường nhật như cùng cha nấu ăn, làm vườn, trò chuyện… nhận "mưa tim" từ cư dân mạng.Các clip của 2 cha con chị Trang nhận về hàng triệu lượt xem, bình luận và chia sẻ. Nhiều người bày tỏ sự yêu mến, xúc động trước tình cảm cha con ấm áp, dễ thương. Cũng có người nhớ về câu chuyện, kỷ niệm về cha mẹ, gia đình của mình.Vốn đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM, chị Trang về nhà ở Đồng Nai sống kề cận bên cha để tiện chăm sóc sau ngày mẹ mất. Chị nói mình trân trọng từng khoảnh khắc bên cha. Đó là lý do chị quyết định quay lại và chia sẻ những khoảnh khắc về cuộc sống thường ngày của hai cha con lên mạng xã hội như để lưu giữ kỷ niệm.Từng 'đổ vỡ' trong chuyện tình cảm có được bưng quả trong đám cưới người khác?
Chiều 13.2, tại buổi họp báo định kỳ về kinh tế - xã hội của TP.HCM, báo chí đã đặt một số câu hỏi liên quan đến tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) như về việc khắc phục lỗi dừng tàu khi trời mưa, thẻ sử dụng đi metro...Tại buổi họp báo, ông Phan Công Bằng, Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, cho biết tuyến metro số 1 vẫn còn một số tồn tại như về ke ga và hệ thống thẻ vé.Trước Tết Nguyên đán 2025, metro số 1 đã hai lần gặp phải sự cố dẫn đến tình trạng tàu trễ giờ tại ga Ba Son và Tân Cảng.Lần đầu tiên, sự cố xảy ra chủ yếu do nhân viên vận hành chưa quen làm việc trong điều kiện trời mưa. Lần thứ hai, nguyên nhân là do sét đánh.Tuy nhiên, theo ông Bằng, đến thời điểm này, hệ thống metro đã đi vào ổn định, các chuyến tàu hầu như không còn bị chậm trễ. Dự kiến đến cuối tháng 3, tất cả các lỗi liên quan đến hệ thống tín hiệu và cửa chắn sẽ được sửa xong. Riêng lỗi của hệ thống thẻ vé dự kiến sẽ được khắc phục vào tháng 5.Ông Bằng cũng cho hay theo nhà thầu Hitachi (Nhật Bản), tiêu chuẩn thiết kế tàu metro ở Nhật Bản không tính đến cường độ sét cao như tại Việt Nam (cường độ sét của Việt Nam lớn hơn Nhật Bản rất nhiều lần). Vì vậy, hệ thống bảo vệ sẽ tự động ngắt điện khi có sét đánh hoặc chuyển sang chế độ khởi động thủ công để đảm bảo an toàn cho hành khách.Đơn vị vận hành đã họp rút kinh nghiệm và đưa ra phương án xử lý nhanh hơn cho các tình huống tương tự trong tương lai.Cũng tham dự tại buổi họp báo và trao đổi thêm về vấn đề này, ông Trần Đăng Thành, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, cho biết công ty sẽ phối hợp nhà thầu Hitachi để hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án.Đơn vị vận hành đang điều chỉnh thông số trong biểu đồ chạy tàu, giảm tốc độ khi mưa lớn để tránh tình trạng dừng đột ngột, đảm bảo an toàn cho hành khách.Mặc dù tốc độ tàu giảm và thời gian di chuyển có thể chậm lại, nhưng điều này là nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách. Khi hệ thống được cập nhật hoàn thiện, tốc độ tàu sẽ được khôi phục bình thường.Về hệ thống thu phí tự động, công ty đang tích cực phối hợp nhà tài trợ Mastercard để triển khai các giải pháp thanh toán hiện đại, không dùng tiền mặt như thanh toán qua thẻ ngân hàng và quét mã QR.Hệ thống này đã được áp dụng và có thể đọc tất cả các mã thẻ. Từ khi đưa vào vận hành, đã có hơn 4 triệu hành khách sử dụng, với tổng doanh thu hơn 19 tỷ đồng. Công ty dự kiến hoàn thành hệ thống thu phí tự động tại các nhà ga vào tháng 5.Cũng theo ông Thành, đơn vị đã triển khai kéo 16 sợi cáp quang đến 14 nhà ga để kết nối với depot, đồng thời nâng cấp hệ thống lên 5G nhằm tăng tốc độ xử lý dữ liệu. Trong thời gian tới, chủ đầu tư và đơn vị vận hành sẽ tích hợp và bổ sung các tiêu chuẩn kiểm soát vé tại một số nhà ga.Ngoài ra, để đáp ứng lượng khách đông tại ga Bến Thành, trong thời gian tới, công ty sẽ bổ sung thêm các cổng soát vé mới và sử dụng máy bán vé cầm tay khi cần thiết.Hệ thống soát vé cũng sẽ được phát triển thêm nhiều tính năng, tích hợp 24 loại thẻ vé và kết nối với các ngân hàng để tăng sự trải nghiệm và thuận tiện cho hành khách khi sử dụng metro số 1.
Truy tìm, xử lý nguồn tung tin giả dừng nhận hàng hóa giữa Quảng Nam, Đà Nẵng
Khi tiền đạo Lê Văn Thức băng xuống đối mặt cầu môn Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, bên cạnh anh là hai hậu vệ đang theo sát, còn phía trước là khung thành chỉ còn lại một khe rất hẹp. "Lúc đó em không nghĩ nhiều, chỉ dồn hết năng lượng vào lựa chọn duy nhất, đó là sút bóng. Phải cố gắng sút mạnh hết cỡ", thủ quân đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nhớ lại.Văn Thức vung chân sút vào góc duy nhất, ở lựa chọn khả dĩ duy nhất. Bóng vào lưới, tạo thành bàn thắng duy nhất giúp Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vượt qua Trường ĐH Công nghệ TP.HCM ở tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.Pha xử lý kiểu "nghĩ ít thôi, làm nhiều lên" của Văn Thức, cũng đại diện cho tinh thần của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở giải năm nay. Cứ chiến đấu, rồi đến đâu thì đến.Một chi tiết thú vị về Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở lễ khai mạc giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đó là trong khi các đội (trừ đội đá trận khai mạc) chỉ mang một phần lực lượng đến diễu hành, thì Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa lại mang đến... cả đội. "Chúng tôi muốn tận hưởng không khí sân chơi bóng đá sinh viên. Tận hưởng từng giây phút, đắm mình vào từng trận đấu", HLV Nguyễn Công Thành chia sẻ. Sự hiện diện của đại diện Thanh Hóa ở vòng chung kết thực ra đã là bất ngờ. Ở trận play-off vòng loại phía bắc, thầy trò ông Công Thành phải đối đầu đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi. Gặp đội bóng mạnh nhất nhì sân chơi sinh viên, lại phải đá trên sân khách trước áp lực lớn của khán giả Thủy lợi, nhưng Văn Thức cùng đồng đội vẫn lầm lũi chiến đấu. Cầm hòa đối thủ 0-0 trong thời gian chính thức, rồi thắng loạt luân lưu. Đó là cách đá mang cái chất của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa: lì lợm như chiếc "xe tăng". HLV Công Thành và học trò đã mang nguyên vẹn tinh thần ấy đến với vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. "Những gì diễn ra ở vòng loại đã thuộc về vòng loại. Chúng tôi tôn trọng mọi đối thủ. Các đội đã đến vòng chung kết đều mạnh cả. Chúng tôi có điểm mạnh riêng, đối thủ cũng vậy. Cả đội chỉ tâm niệm phải đá hết mình thôi", nhà cầm quân của đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa kể lại. Với tinh thần "đá đến đâu, hay đến đó", đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa cứ vượt qua từng khúc cua một. Đá chặt chẽ trong trận hòa đội Trường ĐH Văn Hiến trận ra quân, bung sức hạ đội Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), kết thúc vòng bảng với cơn mưa bàn thắng cùng ĐH TDTT Đà Nẵng. Rồi đến khi Văn Thức cùng đồng đội hạ nốt Trường ĐH Công nghệ TP.HCM với tỷ số tối thiểu ở tứ kết để vào vòng 4 đội mạnh nhất, hình bóng ứng viên vô địch đã xuất hiện. Nòng cốt đội hình Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa rất mạnh, với Ngân Như Dũng, Nguyễn Văn Anh và Hà Lâm Thành từng ăn tập ở cấp độ U.19, còn thủ môn Thatsaphone Xaiyasone (người Lào) là ngoại binh chất lượng với thể hình ấn tượng và tâm lý vững vàng. Nhưng, đội bóng của HLV Nguyễn Công Thành không phụ thuộc vào cá nhân, mà chơi bằng tinh thần tập thể. "Ban huấn luyện luôn dặn các em phải đá bằng tinh thần tập thể, phải thúc đẩy nhau, nhìn nhau mà đá", HLV Công Thành kể lại. Tinh thần ấy được cầu thủ thấm nhuần, như chính chia sẻ khiêm tốn rằng chỉ cố gắng đóng góp một phần nhỏ bé vào thành công của tập thể mà "người hùng" Lê Văn Thức đã nói sau trận tứ kết. Trước khi hiệp 2 trận đấu với Trường ĐH Công nghệ TP.HCM bắt đầu, ông Thành dặn kỹ học trò, rằng "không thể trông cậy vào bất kỳ ai khác ngoài chính mình, nên hãy cố gắng sát cánh cùng nhau, bảo ban nhau". Không phải ngẫu nhiên, cả 6 bàn thắng mà Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ghi được ở giải năm nay đều đến trong hiệp 2, trong đó có những bàn đến ở phút cuối. Đó là đấu pháp của đại diện khu vực phía bắc. Phòng ngự chặt chẽ, kiểm soát nhịp chơi, rồi chọn thời điểm tràn lên khi đối thủ đã xuống sức. Cách chơi này đòi hỏi tinh thần tập thể cao độ. Các cầu thủ đã thực sự dìu nhau vượt khó, để tiến đến bán kết.Trả lời câu hỏi "có nghĩ tiến xa được đến vậy không khi mới lần đầu dự giải", thủ quân Văn Thức của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nói không. "Cả đội cứ nỗ lực chiến đấu thôi", Văn Thức khẳng định.HLV Nguyễn Công Thành cũng không đặt mục tiêu xa vời, mà chỉ dặn học trò cố gắng để chẳng có gì phải ân hận. Cứ tiến từng bước nhỏ, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã đến gần hơn với ngôi vương bóng đá sinh viên.
Chiều 13.2, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ của UBND TP.HCM, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh rằng Thông tư số 29 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm (có hiệu lực từ ngày 14.2.2025) đã "trả lại sự tôn nghiêm của ngành giáo dục"."Thông tư này nhằm đảm bảo công tác quản lý về dạy thêm, học thêm đi vào khuôn khổ, chặt chẽ hơn, nề nếp hơn chứ không phải để cấm dạy thêm", ông Minh giải thích.Theo ông Minh, hiện nay nhu cầu học thêm để nâng cao kiến thức và phát triển năng lực của học sinh ngày càng cao. Khi được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới thành phố học tập toàn cầu, TP.HCM cũng xác định rằng việc học tập của công dân là suốt đời. Trong đó, việc học thêm có vai trò hỗ trợ học sinh phát triển bản thân để từ đó đóng góp cho đất nước. Tuy nhiên, cần xác định rằng việc học thêm phải hoàn toàn tự nguyện."Thông tư 29 đã quy định rất rõ vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị, cơ quan ban ngành. UBND TP.HCM cũng đã có văn bản chỉ đạo các quận, huyện và TP.Thủ Đức để triển khai các nội dung hướng dẫn. Sở GD-ĐT TP.HCM đang lấy ý kiến các sở, ban, ngành về việc quản lý dạy thêm trên địa bàn", ông Minh thông báo và nhấn mạnh rằng việc thực hiện Thông tư 29 sẽ không có trường hợp ngoại lệ, du di cho cá nhân nào.Ông Minh cho biết việc dạy thêm ngoài nhà trường cần thực hiện đúng quy định. Giáo viên muốn dạy thêm thì phải thực hiện tại các cơ sở có đăng ký kinh doanh hợp pháp chứ không có ngoại lệ dù chỉ dạy kèm 2 - 3 học sinh hay theo nhóm nhỏ.Ngoài ra, đối với giáo viên trường công lập, luật Viên chức đã quy định rõ rằng họ không được tham gia quản lý, điều hành hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường và Thông tư 29 tiếp tục khẳng định lại quy định này.Một điểm quan trọng khác của Thông tư 29, theo ông Minh, là giáo viên không được dạy thêm thu phí đối với học sinh chính khóa trong nhà trường.Giáo viên phải tổ chức dạy học trên lớp đầy đủ, cung cấp kiến thức cần thiết để học sinh có thể tự học, thay vì chừa, giữ lại nội dung để ép học sinh học thêm ngoài giờ. Điều này "giúp duy trì tính nghiêm minh của giáo dục, tránh tình trạng học thêm chỉ để đối phó với bài kiểm tra hoặc kỳ thi"."Trước đây quy định cho phép việc dạy thêm trong nhà trường có thu phí, dẫn đến tình trạng giáo viên không dạy hết nội dung trong giờ chính khóa để dành cho lớp học thêm. Điều này ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành giáo dục. Vì vậy, Thông tư 29 quy định rằng dạy thêm trong nhà trường chỉ được tổ chức miễn phí cho ba nhóm học sinh: chưa đạt chuẩn kiến thức, có nhu cầu bồi dưỡng năng khiếu và học sinh cuối cấp cần ôn thi. Nhà trường có trách nhiệm tổ chức các lớp học này không thu phí", ông Minh nói.Theo đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản chỉ đạo rõ ràng về vấn đề này, có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức ôn tập và bồi dưỡng học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp.Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cũng nhắc lại về việc không có chuyện cấm hoàn toàn việc dạy thêm, mà chỉ là việc quản lý chặt chẽ hơn để đảm bảo ngành giáo dục thực hiện đúng mục tiêu của mình.
Chàng trai hơn 120 lần hiến máu được vinh danh Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, từ ngày 11.2 - 10.3, có 3 đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến thời tiết khu vực miền Bắc nước ta, vào các ngày 16.2, 23.2 và 5.3. Trong đó, đợt không khí lạnh ngày 6.3 đã gây ra một đợt rét diện rộng tại miền Bắc và các tỉnh, thành từ Thanh Hóa - Huế. Tại khu vực vùng núi cao, trời rét đậm, rét hại với nhiệt độ nhiều nơi giảm xuống dưới 10 độ C như: Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 2,9 độ C, Đồng Văn (Hà Giang) 8,3 độ C, Pha Đin (Điện Biên) 7,2 độ C và Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 7,3 độ C…Trong thời kỳ này, nhiệt độ trung bình tại các khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ phổ biến xấp xỉ và thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1 độ C. Các khu vực khác trên cả nước có nhiệt độ cao hơn 0,5 - 1 độ C, riêng Tây Bắc Bắc bộ, Bắc Tây nguyên và miền Tây Nam bộ, nhiệt độ cao hơn từ 1 - 2 độ C.Dự báo, thời kỳ từ nay đến ngày 10.4, nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Thanh Hóa tiếp tục thấp hơn 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; các nơi khác phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.Cạnh đó, không khí lạnh khả năng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm, tuy nhiên trung tâm áp cao lạnh lục địa có xu hướng lệch đông nên sẽ gây ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù cho khu vực Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ.Cơ quan khí tượng cho biết, từ nay đến ngày 15.3, Tây Bắc bộ duy trì ở trạng thái thời tiết mưa vài nơi, sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Từ đêm 15 - 16.3, trời có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông, từ khoảng 16.3, trời chuyển rét do ảnh hưởng của không khí lạnh.Đông Bắc bộ có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác đến ngày 14.3. Khoảng ngày 15.3 có mưa, mưa rào rải rác, trời chuyển rét. Cũng do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực từ Thanh Hóa - Huế, Đà Nẵng - Khánh Hòa từ đêm 15 - 19.3 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông. Từ khoảng ngày 16.3, Bắc Trung bộ chuyển rét.Theo dự báo, đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến miền Bắc và miền Trung sẽ kéo dài ít nhất từ ngày 16 - 21.3. Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ tại thủ đô Hà Nội giảm 6 - 7 độ C so với những ngày trước đó, rét đỉnh điểm rơi vào các ngày 20 - 21.3 khi nhiệt độ thấp nhất còn 14 độ C.Địa phương được dự báo có lạnh nhất là tỉnh Lai Châu, từ ngày 20 - 21.3, nhiệt độ thấp nhất tại tỉnh này xuống 10 độ C.