Rác tràn lan gần cổng trường học
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.Huyện Thái Thụy xác định phát triển kinh tế biển là hướng đột phá
Sau khi bài viết "Lại khổ vì karaoke ngày tết, hàng xóm hơn thua nhau ở… cái loa thùng" được đăng tải, khá nhiều "nạn nhân" của thực trạng hát karaoke gây ồn ào tiếp tục chia sẻ những nỗi niềm, mà nói đúng hơn đó là sự bực tức họ phải chịu đựng suốt mùa tết.Một anh chàng quê ở TP.Đà Nẵng, làm rể tại một miền quê thuộc tỉnh ven biển vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, kể trong sự bất ngờ: "Thật lạ lùng khi nhà hàng xóm có thể hát karaoke thâu đêm suốt sáng. Giống như kiểu họ không thể sống mà thiếu karaoke vậy. 23 giờ, 24 giờ vẫn hát "rân trời". Không thể hiểu nổi".Có người ở một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, ta thán: "Nhà hàng xóm chỉ có một người nhưng hát karaoke liên tục. Nếu như trong liveshow, một ca sĩ hát hết cỡ thì cũng chỉ khoảng 30 bài. Nhưng mà một ngày, người này có thể hát vài chục ca khúc. Dường như bài gì, nhạc nào cũng "cân" được (ý là hát được – PV). Họ hát karaoke thoải mái mà không hề nghĩ đến cảm giác của những gia đình kế bên. Họ vô tư thể hiện "tài năng âm nhạc" mà không biết là đang làm phiền, ảnh hưởng đến người khác".Câu chuyện "hàng xóm hơn thua nhau ở… cái loa thùng" cũng nhận được sự đồng tình của bạn đọc. Có người kể chuyện ở xóm tại một miền quê thuộc tỉnh ven biển vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Một người vừa mua dàn karaoke 7,2 triệu đồng. Hàng xóm thấy vậy, không để nhà mình thua nhà người ta, lập tức lên siêu thị điện máy "quất" hệ thống tốt hơn, âm thanh đỉnh cao hơn, và quan trọng là phát ra tiếng to hơn với giá gần 20 triệu đồng. Chưa kết, vì không thể chấp nhận hai dàn loa của hai gia đình bên cạnh "dội" vào nhà, một gia đình khác ở gần đó, bán hẳn cặp bò giá 36 triệu đồng để "tậu" luôn dàn karaoke mới vào ngày 24 tháng Chạp…Sự "chịu chơi" của ba gia đình vừa kể khiến người dân trong xóm "lãnh đủ", họ bị karaoke "tra tấn"… nguyên cái tết. "Họ hàng đến chúc tết mà nghe câu được câu mất, vì bị tiếng karaoke làm ồn", "Hôm mùng 4 cúng tạ, nhưng chẳng thể tập trung để cúng vì bên này, bên kia, bên nọ hát um sùm ở âm thanh to nhất"… là những phản ánh của người dân.Có người còn ví von: "Mỗi lần nhạc mở lên, âm thanh đùng đùng, nhà tôi cách nhà họ cả 20 – 30 mét mà hệ thống tôn trên mái nhà như… lắc lư theo. Đất trời như ngả nghiêng điên đảo".Lời kể này giống bình luận của bạn đọc Thảo trên Báo Thanh Niên: "Nhà cách đám giỗ 100 mét mà loa karaoke đập phình phình làm rung cả nền nhà".Tài khoản Thảo cũng chia sẻ mong muốn: "Ước gì có một quy định như Nghị định 168 (tức Nghị định 168/2024/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ - PV) thì đỡ cho hàng xóm biết mấy".Tài khoản tên Bạn đọc mới cho rằng: "Giá mà phạt hát karaoke cũng nặng như giao thông thì chắc là dẹp được. Vụ này nên có cái Nghị định cỡ 168 mới trị được. Để kéo dài e sẽ loạn".Tài khoản ngocquynh1959@gmail.com thì nói: "Ước muốn cháy lòng là vấn nạn "karaoke tra tấn" cũng có cái Nghị định 168".Cùng quan điểm, tài khoản nguyenminh200782, kiến nghị: "Phải phạt thật nặng như Nghị định 168 mới đủ sức răn đe".Bên cạnh đó, nhiều bạn đọc cũng chia sẻ nhiều cách để có thể dẹp bỏ vấn nạn karaoke hoành hành. Theo bạn đọc thanh vu le thì "đây là một vấn nạn từ lâu, đến nay vẫn tồn tại vì sự thiếu ý thức của người sử dụng và cách xử lý không quyết liệt của các cơ quan chức năng".Bạn đọc bbb Aaa nói: "Muốn chấm dứt nạn khủng bố karaoke dễ ợt. Cứ phạt từ 10 - 20 triệu là xong".Bạn đọc Q.V viết: "Phạt nặng nhằm hướng người dân đến ý thức về pháp luật tốt hơn. Đã có Nghị định 168 xử phạt rất nặng đến hàng chục triệu đồng về vi phạm giao thông, nhưng tại sao lại không có nghị định chế tài thật nặng đối với vấn nạn karaoke? Trong khi hậu quả do karaoke gây ra là rất lớn. Nếu xử phạt nạn karaoke với mức phạt giống như mức phạt giao thông đến hàng chục triệu thử xem còn nhà nào dám mở loa karaoke phá làng phá xóm nữa không?".Bạn đọc yourself120813@gmail.com đề xuất: "Vi phạm tiếng ồn thì đề nghị phạt thật nặng, tịch thu dàn karaoke". Bạn đọc Nguyen Viet Nam mong mỏi: "Phải có biện pháp chế tài thật mạnh".Bạn đọc Tran Ha cho rằng: "Nên phạt 20 triệu đồng, tịch thu phương tiện. Đảm bảo 90% người dân đồng ý".
'Đò dọc' của nhà văn Bình Nguyên Lộc có phiên bản mới
Ngày 25.1, thông tin từ Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Dương cho biết Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có quyết định phân công ông Nguyễn Lộc Hà giữ chức vụ Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, thay cho ông Nguyễn Hoàng Thao, nguyên Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy đã nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1.11.2024.Trước đó, tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương (ngày 30.12.2024) đã bầu ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương làm Phó bí thư Tỉnh ủy với 100% số phiếu đồng ý (46/46).Ông Nguyễn Lộc Hà (50 tuổi, quê quán P.Chánh Phú Hòa, TP.Bến Cát, Bình Dương) có trình độ cử nhân kiến trúc, cử nhân kinh tế chính trị, cao cấp lý luận chính trị, được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương từ tháng 10.2020.Đến ngày 13.1, Tỉnh ủy Bình Dương đã công bố quyết định của Ban Bí thư T.Ư Đảng chuẩn y ông Nguyễn Lộc Hà, giữ chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy và đến nay ông Nguyễn Lộc Hà được phân công giữ chức vụ Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Dương.Tỉnh ủy Bình Dương hiện gồm có: ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Nguyễn Lộc Hà, Phó bí thư thường trực và ông Võ Văn Minh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.Trước đó, HĐND tỉnh Bình Dương cũng tổ chức kỳ họp miễn nhiệm chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đối với ông Nguyễn Lộc Hà.
Một câu nói của người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng có thể tràn ngập trên mạng xã hội, được "copy – paste" khắp nơi, không cần kiểm chứng. Và vì quen miệng, nhiều người cứ thế mà tin.Bác sĩ dặn đừng uống thuốc linh tinh thì không tin, nhưng người nổi tiếng bảo "dùng cái này sẽ giảm cân cấp tốc" là mua ngay. Nhà khoa học mất cả chục năm nghiên cứu về vắc xin thì bị nghi ngờ, nhưng một TikToker bỗng dưng "cảm thấy nó nguy hiểm" thì có cả ngàn người gật gù. Một diễn viên đóng vai bác sĩ không có nghĩa là biết chữa bệnh. Một ca sĩ hát hay không có nghĩa là hiểu về tài chính. Một TikToker triệu view không có nghĩa là nói gì cũng thành chân lý. Nhưng cái danh của họ, cái spotlight (sự nổi bật trong công chúng) mà họ đứng dưới đó, chính là thứ khiến người ta quên mất rằng định kiến và niềm tin cá nhân không phải là sự thật.Có ai còn nhớ vụ kem trộn? Một nữ diễn viên nổi tiếng đăng bài "khen lấy khen để", bảo là "chị dùng rồi, da trắng hồng căng bóng". Hàng ngàn người lao vào mua, bôi lên mặt, tấm tắc khen đẹp. Một tháng sau, báo chí phanh phui sản phẩm chứa corticoid gây nhiễm độc da. Đám đông hoảng loạn, nhưng người hâm mộ nữ diễn viên thì vẫn bênh: "Chắc chị bị lừa thôi".Hay vụ một ca sĩ hô hào đầu tư tiền ảo, vẽ ra viễn cảnh tự do tài chính. Cả ngàn người đổ vào, có người vay mượn, có người bán đất bán xe, nghĩ rằng sẽ sớm đổi đời. Đến lúc dự án sập, hàng tỉ đồng bay hơi, thì ca sĩ ấy chỉ nói gọn lỏn: "Tôi cũng là nạn nhân". Xong, xóa bài, im lặng. Còn những người mất trắng thì ôm nợ.Thần tượng có thể lung linh trên sân khấu, có thể tỏa sáng trên mạng xã hội. Nhưng ánh đèn ấy không có nghĩa là sự thật. Khi tin tưởng một ai đó vô điều kiện, không chỉ đánh mất sự tỉnh táo, mà còn tự biến mình thành một chiếc loa phát lại, nghĩa là nói mà không nghĩ, chia sẻ mà không kiểm chứng, cổ vũ mà không biết đúng sai.Thế nên, đừng để cảm xúc quyết định lý trí. Đừng biến thần tượng thành chân lý. Hãy nghe, nhưng đừng nuốt chửng. Hãy tìm hiểu, trước khi tin tưởng. Hãy phân tích, trước khi chia sẻ.Một lời nói từ người có ảnh hưởng có thể thay đổi cách nhìn của cả xã hội. Nhưng trách nhiệm của người nghe là đừng để mình trở thành một phần của đám đông ù lì. Vì cuối cùng, chân lý không nằm ở danh tiếng, mà nằm ở tư duy của chính mình.Huỳnh Xuân Tùng(35 tuổi, Người sáng lập AI Content Lab)Trong truyền thông đại chúng, sự nổi tiếng không đồng nghĩa với sự đúng đắn. Một người có hàng triệu người theo dõi không có nghĩa là mọi phát ngôn của họ đều chính xác, có giá trị và đáng tin cậy.Thực tế, nhiều người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn nhưng không có chuyên môn sâu về các lĩnh vực họ lên tiếng. Khi họ bày tỏ quan điểm, người hâm mộ có xu hướng tin tưởng tuyệt đối mà không kiểm chứng, dẫn đến hiệu ứng đám đông và lan truyền thông tin thiếu chính xác. Truyền thông có sức mạnh dẫn dắt nhận thức, nhưng công chúng cũng cần sự tỉnh táo. Không phải ai có danh tiếng cũng là chuyên gia trong mọi lĩnh vực.Để tiếp nhận thông tin một cách đúng đắn, hãy đặt những câu hỏi: "Dữ liệu này có cơ sở không?". "Có bằng chứng khoa học nào xác nhận không?". "Đó là ý kiến cá nhân hay một sự thật khách quan?"…Ngưỡng mộ ai đó là quyền cá nhân. Nhưng trở thành người hâm mộ có tư duy phản biện mới là lựa chọn khôn ngoan. Hãy để sự thật dẫn lối, thay vì niềm tin mù quáng.Giảng viên Đặng Thiên Phong(Trưởng ngành Quan hệ Công chúng, Trường CĐ Văn Lang Sài Gòn)Trong thời đại bùng nổ internet, mạng xã hội, sức ảnh hưởng của người nổi tiếng ngày càng lớn. Họ tác động tới khán giả cả trong lĩnh vực giải trí và xã hội. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa mọi phát ngôn đều đáng tin cậy.Nếu người hâm mộ mù quáng ủng hộ thần tượng mà không kiểm chứng tính đúng sai thì hậu quả sẽ khó lường. Thay vào đó, cần tiếp nhận thông tin một cách có ý thức.Trước hết, người nổi tiếng không phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Họ có thể nổi bật trong âm nhạc, điện ảnh hay thể thao… nhưng không đủ kiến thức để nhận định chính xác về y tế, giáo dục hay kinh tế...Những phát biểu của họ là quan điểm cá nhân, bị chi phối bởi cảm xúc riêng hoặc nhằm mục đích gây chú ý mà có thể không dựa trên cơ sở khoa học. Nếu người nghe tin theo mà không xem xét kỹ, những thông tin sai lệch dễ dàng được lan truyền trên quy mô lớn, gây ra những hậu quả khó kiểm soát.Thêm vào đó, việc mù quáng chạy theo thần tượng sẽ dẫn đến những hệ quả tiêu cực. Giả sử một người nổi tiếng tạo trend (xu hướng) thực hiện động tác yoga với độ khó cao mà thiếu các cảnh báo cần thiết của chuyên gia và người hâm mộ làm theo thì sẽ tạo thành trào lưu vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là với giới trẻ, những người thường thích chạy theo xu hướng.Hơn nữa, khi phụ thuộc vào lời nói của người nổi tiếng, người theo dõi dần mất đi khả năng tư duy độc lập. Nếu một người thiếu năng lực tự đánh giá, họ vô tình trở nên thụ động, chỉ biết nghe theo người khác vô điều kiện. Điều này sẽ kìm hãm sự phát triển của cá nhân, với quy mô lớn sẽ khiến xã hội khó tiến bộ.Tựu trung lại, cần thay đổi cách tiếp nhận thông tin từ người nổi tiếng. Họ có thể là nguồn cảm hứng nhưng lời nói của họ không phải chân lý tuyệt đối. Nên kiểm chứng thông tin qua các nguồn đáng tin cậy, đặt câu hỏi thường xuyên và tự đưa ra kết luận cho mình. Khi phát triển năng lực tự đánh giá, sẽ tránh được những hệ lụy từ việc ngưỡng mộ mù quáng, đồng thời giữ vững tinh thần tự chủ trong một thế giới công nghệ đầy rẫy những thông tin phức tạp.Thạc sĩ Lương Hòa(Marketing Freelancer tại TP.HCM)Người nổi tiếng vẫn là con người và con người thì luôn có những ưu, khuyết. Thế nên khi thần tượng một ai đó, chúng ta không nên bị niềm yêu thích dẫn dắt mù quáng. Cần phải hiểu người nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể thao... nhưng họ không phải chuyên gia của mọi lĩnh vực, phát biểu của họ không đại diện cho một nhà xã hội học, giáo dục học hay một nhà khoa học tự nhiên mà chỉ đơn thuần cung cấp góc nhìn riêng của họ về một vấn đề. Vì đó là góc nhìn, quan điểm cá nhân của một người nên ta phải luôn xem xét quan điểm đó có gây ra những hiểu lầm, điều hướng dư luận đi tới con đường trái sự thật hay không?Trong xã hội mà thông tin tràn lan như hiện nay, phải tỉnh táo để nhận biết đúng sai để tránh bị thiệt hại về mình và rộng hơn là gây hại cho cả người xung quanh. Ví dụ như mua đồ, giới thiệu người thân sử dụng đồ được người nổi tiếng giới thiệu nhưng đồ mua về lại kém chất lượng, vừa mất tiền vừa hại sức khỏe… Vì vậy, để tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ những phát ngôn của người nổi tiếng, thiết nghĩ không chỉ người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm trước phát ngôn của mình mà chính người trẻ khi tiếp nhận thông tin cũng phải chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn tin hay không tin, ủng hộ hay không ủng hộ. Hãy luôn đặt câu hỏi vì sao, hãy luôn đi tìm và xác minh tính chân thật, nói đúng hơn là giữ cho mình tư duy phản biện cho mọi vấn đề.Nguyễn Ngọc Minh Châu(Học viên Cao học ngành lý luận văn học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)Không thể phủ nhận rằng mỗi người cần có cho mình một thần tượng để noi theo, chẳng riêng về tài năng mà cả ở nhân cách của họ. Việc có một thần tượng là động lực giúp mỗi người cố gắng hơn trong cuộc sống.Tuy nhiên thực tế cho thấy không ít người trẻ đặt niềm tin một cách mù quáng vào thần tượng của họ. Thần tượng, là người nổi tiếng, là KOL, KOC… nói gì thì họ cũng tin tưởng tuyệt đối, thậm chí đến mức mất đi sự tỉnh táo và khách quan. Họ xem lời nói của những người có sức ảnh hưởng trên cộng đồng, mạng xã hội là "chân lý" và tin tuyệt đối bằng mọi giá, bất chấp đúng sai.Sau những vụ việc gần đây, chỉ ra rằng không phải người nổi tiếng nào cũng có những am tường hiểu biết đa lĩnh vực. Và người nổi tiếng không phải nói gì cũng đúng. Thế nên, thiết nghĩ khi nghe người nổi tiếng nói, cũng cần biết chọn lọc thông tin, giữ vững lập trường và luôn đặt lý trí lên trên cảm xúc.Niê A Dũng(Sinh viên Khoa Viết văn – Báo chí, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội)
LMHT 2024: Đội tuyển vô địch MSI sẽ chắc chắn có được tấm vé tới CKTG
Đặc biệt, Hữu Châu lại chọn chủ đề lịch sử, là thêm một thử thách đối với các em. Chưa hết, kịch bản không có sẵn, Hữu Châu bắt học trò phải tự tìm tòi sách vở, tài liệu, đọc thật nhiều, rồi tự cảm, tự viết. Tuy mỗi bài thi chỉ 10 phút nhưng các em phải nghiên cứu rất nhiều mới dám đặt bút. Hữu Châu nói: "Nhờ vậy mà tụi nhỏ đọc và thuộc sử vanh vách. Tôi muốn thế hệ trẻ phải biết sử, yêu sử, không thể quên nguồn cội cha ông". Các em viết xong, thầy chủ nhiệm đọc lại, bắt sửa, tới chừng nào thấy ổn mới thôi.