Các quan ngại của Bộ Y tế về TLĐT, TLLN: Từ việc thiếu hành lang pháp lý?
Với nhiều nỗ lực không ngừng, doanh nghiệp đã được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ghi nhận là doanh nghiệp tiên phong trong việc tiên phong thực hiện kinh tế tuần hoàn và cắt giảm khí nhà kính (KNK) trong năm 2024. Khi dân số thế giới vẫn tiếp tục gia tăng và nhu cầu tiêu dùng của con người cũng ngày một tăng, kinh tế tuần hoàn là giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đến quá trình phục hồi của tự nhiên và đảm bảo sự phát triển bền vững cho nhân loại. Tối đa hóa kinh tế tuần hoàn cũng là một trong những lộ trình chính HEINEKEN Việt Nam đã và đang theo đuổi nhằm hiện thực hóa tham vọng tác động môi trường bằng "0". Tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam lần thứ 3 (năm 2024) do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức vừa qua, ông Nguyễn Hữu Hoàng, Trưởng bộ phận Phát triển bền vững tại HEINEKEN Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp trong việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn RESOLVE, bao gồm các lĩnh vực hành động: Regenerate (tái tạo); Share (chia sẻ); Optimize (tối ưu hóa); Loop (tuần hoàn); Virtualize (số hóa); và Exchange (đổi mới). Mô hình này được áp dụng xuyên suốt từ trong sản xuất đến các lĩnh vực trong chuỗi giá trị của HEINEKEN Việt Nam, cho thấy cách tiếp cận toàn diện của doanh nghiệp khi áp dụng kinh tế tuần hoàn.Cụ thể trong sản xuất, HEINEKEN Việt Nam đẩy mạnh tái tạo. Hiện tại, tất cả các nhà máy bia của doanh nghiệp đều đang sử dụng nhiệt năng tái tạo đến từ sinh khối với đầu vào là các phụ, phế phẩm nông nghiệp như vỏ trấu và mùn cưa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thu hồi biogas từ quy trình xử lý nước thải để sử dụng làm nhiệt năng nấu bia. Đồng thời, toàn bộ điện năng tiêu thụ trong sản xuất đến từ nguồn năng lượng tái tạo, được đảm bảo bằng chứng chỉ thuộc tính năng lượng. Ông Hoàng cũng cho biết HEINEKEN Việt Nam đang tiếp tục hướng đến những giải pháp điện năng tái tạo triệt để hơn, điển hình như cơ chế mua bán điện trực tiếp (Direct Power Purchase Agreement - DPPA). Nhờ vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, các nhà máy bia của HEINEKEN Việt Nam luôn tiên phong trong hiệu suất sử dụng nước và năng lượng. Doanh nghiệp hiện ghi nhận hiệu suất sử dụng nước trung bình đạt 2,57 hl/hl, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của ngành là 3,04 hl/hl. Những giải pháp sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, cũng như chuyển đổi sang năng lượng tái tạo cũng giúp doanh nghiệp giảm đến 93% lượng phát thải carbon trong sản xuất so với năm 2018.Trong quản lý chất thải, doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực chia sẻ và tuần hoàn, tận dụng phụ và phế phẩm trong quá trình sản xuất thành sản phẩm có giá trị cao hơn để làm đầu vào cho một quy trình khác trong chuỗi giá trị. Trong đó, bã hèm và bã men dùng làm thức ăn chăn nuôi, và bùn thải sau quá trình xử lý nước thải được xử lý thành phân bón và đất sạch. Các giải pháp này góp phần giúp HEINEKEN Việt Nam giữ vững mục tiêu không rác thải chôn lấp tại các nhà máy. Với bao bì, HEINEKEN Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tính tuần hoàn. Bao bì các sản phẩm của HEINEKEN Việt Nam được thiết kế để có thể tái chế, trong đó đến 97% chai thủy tinh và 99% két bia sau khi ra thị trường được thu hồi trở lại nhà máy, trải qua quá trình khử trùng nghiêm ngặt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh để tái sử dụng. Lon nhôm và thùng giấy carton cũng được sản xuất sử dụng nguyên liệu nhôm và giấy tái chế. Doanh nghiệp cũng áp dụng đổi mới sáng tạo nhằm giảm vật liệu sử dụng, với các thùng carton có thiết kế sóng T giúp giảm nguyên liệu giấy, và lon nhôm với thiết kế giúp giảm độ dày của lon và nắp, qua đó giảm nguyên liệu nhôm, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng của bao bì khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.HEINEKEN Việt Nam cũng liên tục tối ưu và đổi mới trong lĩnh vực kho vận và làm lạnh, điển hình như việc sử dụng hoàn toàn xe nâng chạy bằng điện hay tủ lạnh xanh tiết kiệm điện, từ đó giúp giảm phát thải CO₂. Ngoài ra, doanh nghiệp đã và đang nỗ lực số hóa trong hoạt động văn phòng và sự kiện, áp dụng chính sách làm việc linh hoạt, nhân viên chỉ cần tới văn phòng 2 ngày/tuần, đồng thời khuyến khích tổ chức các cuộc họp trực tuyến. Với tôn chỉ "phát triển bền vững là chung tay hành động", HEINEKEN Việt Nam cũng tích cực vận động cộng đồng doanh nghiệp cùng đẩy mạnh áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Trước những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng cho tái chế tại Việt Nam, doanh nghiệp khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư cho lộ trình tối đa hóa kinh tế tuần hoàn và nỗ lực đổi mới sáng tạo, và hỗ trợ các đối tác trong chuỗi cung ứng chuyển đổi, hướng đến tham vọng vì một Việt Nam tốt đẹp hơn.Lý do những bộ phim tình yêu lãng mạn Ả Rập không bao giờ có... hôn nhau
Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia bậc THPT năm học 2024-2025 diễn ra vào ngày 25-26.12.2024, TP.HCM có 236 học sinh tham gia ở 12 môn thi bao gồm: Toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật.Đây là học sinh của các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, chuyên Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định, Mạc Đĩnh Chi, Trần Phú, Trần Văn Giàu, Phú Nhuận, Tân Túc, Nguyễn Hữu Huân, Ngô Quyền, Lê Quý Đôn, Marie Curie, Trưng Vương, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hoàng Hoa Thám, Trung học Thực hành và THCS-THPT Đức Trí.Kết quả có 166 học sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi trong đó có 6 giải nhất, gồm: Ba giải ở môn tiếng Anh thuộc về học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa; Một giải nhất môn ngữ văn là học sinh lớp 11 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong; Một giải nhất môn hóa học là học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi; Một giải nhất môn sinh học là học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.Đây cũng là năm TP.HCM bội thu giải nhất ở nhiều môn thi, những năm trước giải nhất của thành phố hầu như chỉ tập trung ở môn tiếng Anh.Cũng theo thống kê kết quả kỳ thi, tiếng Anh, tin học là 2 môn TP.HCM có số học sinh đoạt giải nhiều nhất với 19 giải/môn. Kế đó là các môn vật lý, hóa học với 18 giải/môn; Môn toán có 16 thí sinh đạt giải. Tiếng Nhật là môn thi mới của kỳ thi năm nay thì học sinh TP.HCM đạt 13 giải. Còn sinh học và tiếng Pháp mỗi môn có 12 học sinh đoạt giải; Môn địa lý và tiếng Trung đạt 11 giải/môn; Môn ngữ văn có 9 giải và lịch sử có 8 giải.Theo kết quả thi của TP.HCM do Bộ GD-ĐT công bố, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và THPT chuyên Trần Đại Nghĩa vẫn là những trường có số học sinh đoạt giải nhiều nhất. Kế đó là các trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hữu Huân, Lê Quý Đôn... Đặc biệt nhiều trường lần đầu tiên có học sinh tham gia dự thi và đạt giải: Trường THPT Trưng Vương (giải khuyến khích môn tiếng Nhật); Trung học Thực hành (giải khuyến khích môn tiếng Nhật); THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (giải khuyến khích môn tiếng Trung); THCS-THPT Đức Trí (giải nhì môn tiếng Trung); THPT Hoàng Hoa Thám (giải ba môn địa lý); THPT Phú Nhuận (giải khuyến khích môn lịch sử).
Tư vấn mùa thi 2024: Kỳ vọng 'cầu nối' hữu hiệu
Mitsubishi cung cấp chế độ lái Gravel - đường sỏi đá để xe có thể chạy được một số địa hình khó, chân ga được giảm độ nhạy, vô lăng siết chặt hơn nhằm hạn chế tình trạng sàng lắc khi qua đường mấp mô. Chế độ này có ý nghĩa với đường sá thay đổi phức tạp như tại Việt Nam.
Liên quan đến virus viêm phổi tại Trung Quốc, tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 8.1, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, kết quả giám sát trọng điểm bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp từ 23.12 - 29.12 của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật Trung Quốc ghi nhận tác nhân chủ yếu là virus cúm HMPV."Ngay sau đó, 4.1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định đây là bệnh thông thường và đạt đỉnh trong năm. Đây không phải sự kiện y tế bất thường như virus Covid-19", ông Tuyên nói.Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, HMPV lây qua đường hô hấp, qua giọt bắn như hắt hơi sổ mũi nói chuyện. Khi nhiễm virus có biểu hiện giống cảm lạnh thông thường như sốt ho, nghẹt mũi, có thể gây biến chứng viêm phổi. Bệnh tăng vào mùa đông khi thời tiết khô lạnh và dễ mắc với trẻ em, người già và người có bệnh nền.Các cơ quan y tế Trung Quốc xác nhận hiện tại hệ thống y tế không bị quá tải, tỷ lệ sử dụng bệnh viện ít hơn cùng kỳ. Nước này cũng không có tuyên bố và đáp ứng khẩn cấp về căn bệnh này. WHO cũng đánh giá đây là dịch bệnh theo mùa."Bộ Y tế khuyến cáo người dân cập nhật thông tin chính thức trên trang của bộ, tránh hoang mang, lo lắng", ông Tuyên nêu.Tại cuộc họp, ông Tuyên đã thông tin liên quan tới việc xử lý 2 dự án bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2.Theo Thứ trưởng Tuyên, hai dự án bệnh viện này được triển khai từ năm 2014 theo quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.Hai dự án được thực hiện theo hình thức gói thầu EPC, vừa cung cấp thi công thiết bị công nghệ. Trong quá trình triển khai thi công gặp một số khó khăn vướng mắc, nên nhà thầu tạm dừng thi công từ 2018 đến nay.Ông Tuyên cho hay, theo chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua Bộ Y tế và các bộ ngành đã tích cực nghiên cứu rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Từ tháng 2.2023 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã tổ chức hơn 20 cuộc họp để giải quyết các vướng mắc khó khăn.Hiện Bộ Y tế đã hoàn thiện được phương án và trình Chính phủ. Từ đầu tháng 11.2024, các nhà thầu bắt đầu thi công trở lại. Bộ Y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị thi công tiếp tục gỡ vướng cho 2 dự án. Dự kiến, 2 bệnh viện này sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2025.
Nguy cơ xe tuần tra rừng bị 'treo' vì không có kinh phí trả lương lái xe
Chiều 12.2, HĐND tỉnh Hậu Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề), thực hiện công tác tổ chức cán bộ thuộc thẩm quyền.Kỳ họp đã tiến hành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND đối với ông Đồng Văn Thanh (Chủ tịch UBND, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang); miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND đối với ông Trần Văn Huyến, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang.Đồng thời, miễn nhiệm chức vụ Ủy viên UBND tỉnh Hậu Giang đối với bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Hậu Giang (nghỉ hưu); miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đối với ông Trương Cảnh Tuyên. Trước đó, ông Tuyên được Ban Bí thư Trung ương Đảng điều động, chỉ định giữ chức Phó bí thư Thành ủy Cần Thơ. Kỳ họp đã giới thiệu nhân sự, bầu các chức danh Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.Theo đó, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang, được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Chí Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Long Mỹ, được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.Ông Đồng Văn Thanh (56 tuổi, ở H.Phong Điền, TP.Cần Thơ) có trình độ chuyên môn cử nhân xã hội học; ông Trần Văn Huyến (54 tuổi, ở H.Yên Mô, Ninh Bình) có trình độ chuyên môn kỹ nhân luật, thạc sĩ văn hóa học; ông Trần Chí Hùng (51 tuổi, ở H.Châu Thành A, Hậu Giang) có trình độ chuyên môn kỹ sư thủy công.