Khách Tây lãng mạn đón ‘Giáng sinh khác biệt’ ở phố cổ Hội An
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay thứ tư ngày 19.3.2025.KQXS Đồng Nai, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đà Nẵng, Khánh Hòa...Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.Những tấm lòng vàng 17.7.2022
Tùy vào các yếu tố như căng thẳng, giấc ngủ, cơ hội quan hệ mà ham muốn tình dục của nam giới có thể cao thấp khác nhau.
Những nữ tiếp viên hàng không và chuyện tình định mệnh trên chuyến bay
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Những ngày này, nông dân trồng hoa lay ơn tại các vùng trồng hoa tết ở Phú Yên rất nóng ruột vì hoa nở không kịp tết. Nỗi lo kép mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân nản lòng.Ông Nguyễn Văn Hoan (46 tuổi, ở TP.Tuy Hòa) trồng 2 sào hoa lay ơn đỏ nhưng do thời tiết lạnh kèm mưa suốt từ đầu tháng 11.2024 đến nay khiến 1/3 diện tích bị hư hại."3 luống này bị vàng lá, còi cọc không thể lên đòng được. Tôi đã chăm bón rất kỹ nhưng không cứu nổi, thời tiết năm nay quá khắc nghiệt, mưa liên tục, lạnh lẽo không có nắng ấm nên hoa bị bệnh nhiều", ông Hoan cho biết.Ghi nhận ngày 19.1 tại vùng canh tác hoa lay ơn Ngọc Lãng (TP.Tuy Hòa) và vùng Đông Phước (H.Phú Hòa), nhiều diện tích hoa bị vàng lá, hư hại. Nhiều trường hợp không thể cứu chữa, bắt buộc phải nhổ bỏ để tránh lây lan sang luống khác. Ước tính thiệt hại do thời tiết gây ra khoảng 30 - 40% diện tích.Không chỉ đối mặt với tình trạng hoa hư hại mất mùa, nhiều nông dân trồng hoa lay ơn tại Phú Yên còn lo ngại cảnh mất mùa, mất giá khi chỉ còn hơn 1 tuần nữa đến tết nhưng thương lái ít lui tới xem hoa."Tầm này những năm trước là thương lái đến xem và đặt hàng rồi nhưng mấy hôm nay rất ít người lui tới xem hoa. Cứ tưởng mất mùa thì được giá nhưng với tình trạng này chúng tôi thực sự rất lo lắng. Chỉ mong được giá là bán chứ thời tiết này rất nguy hiểm, hoa lên đòng mà gặp mưa là hư hết", ông Hoan nói.Chỉ còn 10 ngày nữa đến Tết Nguyên đán, nhiều nhà vườn trồng hoa cúc tại P.9 (TP.Tuy Hòa) đứng ngồi không yên vì hoa chưa nở. Các hộ dân tìm đủ cách để kích những bông hoa cương nụ bung nở nhưng không mấy khả quan.Bà Nguyễn Thị Thu Hà (ở P.9, TP.Tuy Hòa) cho biết, năm nay thấy tình hình kinh tế khó khăn, dự đoán sức mua kém nên bà chỉ trồng 200 chậu cúc. Không may, thời tiết mưa lạnh kéo dài khiến hoa nở muộn, gia đình bà phải chong đèn suốt ngày đêm để mong hoa nở kịp tết. Theo bà Hà, giá hoa tết năm nay cũng không cao, thương lái chỉ mua với mức 300.000 - 350.000 đồng/chậu. "Đã không được mùa còn mất giá. Thời tiết năm nay bất lợi khiến bà con trồng hoa tết rất vất vả. Vụ hoa tết chỉ diễn ra trong 4 tháng nhưng mất 2 tháng lạnh, không có nắng, nụ hoa không thể phát triển tốt, gió mạnh làm te, gãy ngọn", bà Hà chia sẻ.Tỉnh Phú Yên hiện có hơn 400 nông dân trồng hoa bán trong dịp Tết Nguyên đán 2025 với tổng diện tích khoảng 120 ha. Trong đó, hoa cúc hơn 30.000 chậu, quất 14.000 chậu, mai 13.000 chậu và các loại cây, hoa khác khoảng 10.000 chậu. Do đợt mưa kéo dài trong tháng 11 và 12.2024 nên tỷ lệ hoa nở trúng dịp tết đạt thấp.Ông Trần Văn Tuyến, Phó chủ tịch Hội Nông dân TP.Tuy Hòa, cho biết: "Nhiều nhà vườn đầu tư cả trăm triệu đồng để trồng hoa tết nhưng vẫn chưa thu được lợi nhuận. Hoa mai có thể chăm dưỡng bán vào năm sau nhưng cúc thì không. Người dân cũng đoán trước thời tiết năm nay khắc nghiệt do lập xuân muộn nhưng vẫn trở tay không kịp, hiện họ dùng nhiều cách để mong kích hoa cúc ra nụ, nở sớm".
Món ngon từ trà
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, từ ngày 1 - 10.4, Nam bộ chủ yếu chịu ảnh hưởng của rìa phía nam của áp thấp nóng Ấn Độ - Myanmar ở phía tây lấn sang. Thời tiết khu vực phổ biến không mưa và nắng nóng diện rộng ở cả miền Đông và miền Tây.