Bắt khẩn cấp nữ Tổng giám đốc Tập đoàn Tâm Lộc Phát
Lưu thông máu kém khiến máu không thể cung cấp đủ ô xy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng lưu thông máu kém thường xuất hiện đầu tiên ở các chi vì đây là những vị trí xa tim nhất , theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Người thừa cân, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, trên 40 tuổi và ít vận động là những nhóm có nguy cơ bị vấn đề về lưu thông máu cao nhất. Những dấu hiệu thường gặp khi bị lưu thông máu kém là cảm giác đau, tê, ngứa ran hoặc lạnh ở những phận bị ảnh hưởng, chẳng hạn như bàn tay, ngón tay hay bàn chân, ngón chân.Ngoài ra, lưu thông máu còn gây ra các vấn đề như cơ yếu, dễ bị đau nhức khi đi bộ. Người bệnh cũng sẽ gặp tình trạng da xanh xao, nhợt nhạt, có cảm giác như bị kim châm, đau ngực, sưng phù ở một số vị trí và phình tĩnh mạch.Lưu thông máu kém khiến một số bộ phận cơ thể không nhận đủ máu sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài, gây khó tập trung hoặc không thể hoàn thành tốt các hoạt động hằng ngày.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lưu thông máu kém. Nhóm có nguy cơ cao bị giảm hay tắc nghẽn lưu thông máu là những người tiền sử gia đình có người bị xơ vữa động mạch, hút thuốc hay đang mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, giãn tĩnh mạch, béo phì.Trong đó, hút thuốc là yếu tố nguy cơ lớn với sức khỏe. Các hóa chất độc hại trong thuốc lá gây tổn hại mạch máu, làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Huyết áp cao làm tăng áp lực tác động lên thành mạch máu. Qua thời gian, mạch máu sẽ bị tổn thương, xơ cứng và tăng khả năng hình thành cục máu đông và mảng xơ vữa động mạch.Để cải thiện lưu thông máu, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần tập thể dục thường xuyên, bỏ thuốc lá và duy trì cân nặng hợp lý. Chế độ ăn hằng ngày cần giảm đường, muối và chất béo có hại, tăng cường rau củ, trái cây. Quản lý căng thẳng cũng rất quan trọng. Căng thẳng làm tim đập nhanh, gây co mạch máu và tăng huyết áp tạm thời. Đây đều là những yếu tố gây tác động xấu đến lưu thông máu, theo Healthline.Giá xăng dầu hôm nay 4.5.2024: Trượt dài, mất gần 6 USD trong tuần
Trên sân nhà Pleiku, Châu Ngọc Quang và các đồng đội tại CLB HAGL đã nhập cuộc với quyết tâm phải lấy trọn 3 điểm trong cuộc chạm trán với đối thủ "đồng cân lạng" là CLB TP.HCM.Dưới sự chứng kiến của lượng khán giả không phủ kín hết một nửa sân Pleiku, các học trò của HLV Lê Quang Trãi đã nhập cuộc mạnh mẽ, tranh chấp quyết liệt ở giữa sân và không ngại phạm lỗi khi cần thiết.Về phần mình, đội khách CLB TP.HCM có phần lép vế hơn. HLV Phùng Thanh Phương chỉ đạo các học trò tập trung tổ chức phòng ngự chặt, không nhún nhường đối thủ trong những pha tranh cướp bóng.Điều này dẫn đến hiệp 1 liên tục bị vụn nát bởi các pha phạm lỗi, khiến trọng tài Nguyễn Văn Phúc phải rút đến 6 thẻ vàng trong 45 phút đầu tiên, trong khi có rất ít những pha tấn công đẹp mắt.Để rồi khi tất cả chờ đợi 2 đội rời sân với tỷ số hòa 0-0, thì bất ngờ HAGL vượt lên dẫn trước từ một tình huống phản công nhanh. Châu Ngọc Quang đã thoát xuống và tạt bóng vừa tầm giúp cầu thủ trẻ Hoàng Phước đánh đầu phá vỡ thế bế tắc ở phút 41.Đến phút 62, tận dụng "Chiến hạm đỏ" dâng cao đội hình để tìm kiếm bàn gỡ, CLB HAGL đã tìm được cơ hội từ những đường phản công nhanh, khi Ngọc Quang đích thân dứt điểm thành công, nâng tỷ số lên 2-0.Không còn gì để mất, CLB TP.HCM tràn lên để ít nhất có bàn danh dự. Trận đấu càng về cuối càng trở nên nóng bỏng khi cầu thủ 2 bên tranh chấp quyết liệt, đặc biệt sau tình huống Endrick rút ngắn tỷ số 1-2 từ quả đá phạt góc. Về bàn thắng này, ban huấn luyện đội HAGL phản ứng quyết liệt quyết định của trọng tài, nhưng kết quả vẫn không thay đổi. Vì phản ứng quá quyết liệt, GĐKT của CLB HAGL Vũ Tiến Thành đã bị trọng tài rút thẻ vàng cảnh cáo.Những pha vào bóng mạnh trên mức cần thiết, thậm chí là xô xát đã xảy ra trên sân Pleiku khiến trọng tài Nguyễn Văn Phúc liên tục phải rút thẻ, thêm đến 7 thẻ vàng trong hiệp 2, để hạ nhiệt những cái đầu nóng.Để rồi đến phút 90, bất ngờ đã xảy ra khi Ngọc Long đi bóng lắt léo và có đường bấm bóng ra cột xa rất vừa tầm, giúp Đoàn Hải Quân mạnh mẽ băng vào đánh đầu tung lưới HAGL mà không vấp phải sự truy cản nào từ các cầu thủ HAGL.Trong những phút bù giờ, CLB TP.HCM và HAGL đều có những cơ hội để có thể tìm kiếm bàn thắng. Tuy nhiên những pha xử lý cuối cùng của họ đều không đủ sắc sảo để định đoạt trận đấu, chấp nhận rời sân Pleiku với tỷ số hòa 2-2 trong sự tiếc nuối của Ngọc Quang và đội chủ nhà.
Bốn điểm cần quan tâm khi mua smartphone
Đám cháy bùng phát tại khách sạn Banyan Tree đang được xây dựng vào khoảng 10 giờ 50 sáng 14.2 (giờ địa phương), có lẽ là do vật liệu cách nhiệt được chất gần một hồ bơi ở tầng một của một tòa nhà tại công trường, theo Hãng tin Yonhap dẫn thông báo từ Sở Cứu hỏa Busan.Hàng trăm công nhân được cho là đã ở gần địa điểm xảy ra hỏa hoạn. Giới chức đã nâng mức ứng phó cháy lên cấp độ 2 trong hệ thống 3 cấp độ do lo ngại về số thương vong gia tăng. Sau đó, lính cứu hỏa cho hay ngọn lửa đã được dập tắt phần lớn vào khoảng 13 giờ 30 ngày 14.2."Khi chúng tôi đến hiện trường, khói đen đã bao trùm bên trong tòa nhà. Những người thiệt mạng được tìm thấy tại địa điểm xảy ra hỏa hoạn và họ được cho là đã không thể thoát ra ngoài vì có rất nhiều vật liệu dễ cháy gần lối ra", ông Park Heung-mo, quan chức cứu hộ của Sở Cứu hỏa Busan, cho hay tại cuộc họp báo về vụ hỏa hoạn.Lính cứu hỏa đã giải cứu những người bị mắc kẹt bên trong bằng trực thăng, nhưng sau đó, giới chức thông báo có 6 người tử vong. Có 14 người đã được giải cứu an toàn khỏi mái nhà, trong khi hơn 100 công nhân đã được sơ tán.Các lính cứu hỏa đã lục soát tòa nhà để giúp cảnh sát và giới chức địa phương xác định chính xác số lượng công nhân có mặt bên trong.Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok đã ra lệnh huy động toàn bộ nhân sự và thiết bị sẵn có để hỗ trợ công tác cứu hộ. "Hãy đảm bảo các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ kỹ lưỡng để ngăn chặn mọi thương vong trong khi ưu tiên sự an toàn của lính cứu hỏa", ông Choi nhấn mạnh.Chính quyền thành phố Busan đã thành lập một trụ sở ứng phó thảm họa để cung cấp hỗ trợ tài chính và hỗ trợ y tế cho gia đình của các nạn nhân. Cảnh sát cho hay họ đã mở cuộc điều tra về nguyên nhân vụ cháy.Công trình xây dựng khách sạn nghỉ dưỡng hạng sang Banyan Tree bắt đầu vào tháng 4.2022, và khách sạn dự kiến sẽ được khai trương trong nửa đầu năm nay, theo Yonhap.
Khi những tờ lịch của năm cũ hết, ai nấy rộn ràng với kế hoạch chơi xuân. Mẹ cũng nôn nao chờ tết, nhưng sốt ruột nhất vẫn là đợi con cháu về. Các con lớn lên, ai cũng lập gia đình riêng, rời quê đi làm ăn xa xứ. Guồng quay công việc hối hả, bất giác nhớ đã một năm ròng mẹ con chỉ nói chuyện với nhau qua điện thoại.
Cổ phiếu của Alibaba giảm sau thông báo bất ngờ về nhân sự cấp cao
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.