Khai mạc giải bóng đá Cúp Nhà báo và Công luận lần III - 2024
Nguyễn Huỳnh Tâm Nhi (26 tuổi), quê ở Đồng Nai, lớn lên trong gia đình làm nghề nuôi bè cá. Cuộc sống vốn đã chẳng dư dả, nhưng khi gia đình làm ăn thua lỗ, giấc mơ đại học của Nhi đành gác lại ngay sau khi tốt nghiệp THPT. 18 tuổi, Nhi bắt đầu làm chuyên viên tại một spa, rồi chuyển sang tư vấn thẩm mỹ. Công việc không chỉ giúp Nhi trang trải cuộc sống mà còn là con đường để cô giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn.Hơn một năm rưỡi trước, Nhi bước chân vào thế giới TikTok, nơi cô chia sẻ những câu chuyện đời thường về tình yêu, công việc. Ban đầu, cô gặp không ít trở ngại: khả năng nói chuyện chưa lưu loát, sự tự tin còn thiếu. Nhưng Nhi không bỏ cuộc. Cô mày mò đọc sách, học cách cải thiện bản thân, từ giao tiếp đến ngoại hình. "Thời gian đầu, mình rất ngại, nhưng nghĩ đến gia đình, mình phải cố gắng", Nhi tâm sự.Thành quả đến từ sự kiên trì ấy không nhỏ. Tháng 5.2024, Nhi chi 100 triệu đồng sửa lại căn nhà cho ba mẹ ở quê, nơi ba chị em cô từng lớn lên mà không có nổi một phòng riêng. Giờ đây, cô còn gửi tiền về nuôi em út ăn học. Nhi giờ đã tự tin hơn, trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Dẫu đôi lúc phải đối mặt với những lời khiếm nhã khi livestream, cô chọn im lặng, lấy gia đình làm điểm tựa để vượt qua tất cả.Nguyễn Thị Kim Thoa (25 tuổi), quê Cần Thơ, đầy sự hy sinh cho gia đình. Gia đình vốn chỉ dựa vào đồng lương công nhân của ba mẹ để nuôi hai chị em ăn học. Nhưng biến cố ập đến khi Thoa học lớp 12, mẹ cô phát hiện u nang buồng trứng, phải phẫu thuật. Sức khỏe yếu khiến bà không thể đi làm, gia đình rơi vào cảnh nợ nần đúng lúc Thoa thi đậu Đại học Cần Thơ.Không muốn ba mẹ thêm gánh nặng, Thoa vừa học, vừa làm thêm để phụ giúp gia đình. Ngày tốt nghiệp đại học lẽ ra là niềm vui lớn, nhưng cũng là lúc gia đình vỡ nợ với số tiền hơn 40 triệu đồng, con số vượt xa khả năng chi trả của họ. Thoa đứng ra vay tiền từ người thân để trả nợ, đồng thời gánh thêm trách nhiệm lo cho em gái bước vào đại học. Rời quê, cô lên Bình Dương làm kiểm toán cho một công ty gỗ. Công việc vất vả, áp lực, nhưng Thoa chưa bao giờ than vãn. "Mình chỉ mong gia đình ổn định, em gái được học hành tử tế", Thoa nói.Hành trình của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (27 tuổi, quê Ninh Bình) bắt đầu từ một tai nạn kinh hoàng của chồng cô là anh Lực. Chồng Nguyệt bị liệt tứ chi sau tai nạn giao thông, mất khả năng tự vệ sinh và ăn uống. Từ một cô gái yếu đuối, Nguyệt buộc phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho chồng và con gái nhỏ.Một tháng sau tai nạn, Nguyệt đưa anh Lực đến Bệnh viện Phục hồi chức năng T.Ư (Thanh Hóa) để bắt đầu hành trình phục hồi. Những ngày ở viện, cô trải chiếu nằm dưới sàn để trông chồng, con gái thì gửi về ngoại. Anh Lực phải tập lại mọi thứ như một đứa trẻ: ăn, nói, đi đứng. Sau 50 ngày, anh mới tỉnh táo và nói được. 4 tháng sau, anh tự ngồi được. 5 tháng sau, anh đứng lên với đôi chân run rẩy. Nhưng hành trình ấy không hề dễ dàng. "Có lần tập đi, anh mất thăng bằng, mình không giữ nổi, cả hai cùng ngã. Lúc ấy chỉ biết ôm nhau khóc", Nguyệt kể."Chăm chồng khiến mình mạnh mẽ hơn. Dù khó khăn thế nào, chỉ cần hai vợ chồng cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên", cô nói. Hiện anh Lực đã hồi phục tốt, dù nửa người bên trái vẫn yếu. Nguyệt vẫn kiên nhẫn đồng hành, hy vọng một ngày chồng trở lại như xưa.Cuộc sống vẫn còn đó những khó khăn, Ánh Nguyệt nói: "Chỉ cần cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên". Những người phụ nữ ấy không chỉ là trụ cột gia đình, mà còn là minh chứng rằng, trong nghịch cảnh, con người ta có thể tìm thấy sức mạnh để vươn lên, để yêu thương và hy vọng.Căn hộ ở vẫn là tài sản tích lũy hiệu quả lâu dài
+Cầu thủ được yêu thích nhất: Võ Kim Bản (CLB Saigon Heat)
An toàn dữ liệu khi chuyển đổi số bằng công nghệ Veeam
Đỗ Kim Phúc có được cơ hội đặc biệt này nhờ vào sự hợp tác đặc biệt giữa giải vô địch Tây Ban Nha La Liga, CLB Deportivo Alavés (một trong những đội bóng hàng đầu tại Tây Ban Nha) và TikTok – nền tảng video ngắn mà Phúc hoạt động rất tích cực trong thời gian qua.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành luật kinh tế tại Trường đại học Tôn Đức Thắng vào tháng 8.2023, Thảo Nguyên đi làm cho một công ty tại Bình Dương và có mức lương khá ổn định khoảng 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, trong tâm trí Nguyên vẫn luôn có ước mơ được trở thành chiến sĩ bộ đội, nên cuối năm 2024, Thảo Nguyên đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ, để được cống hiến, phục vụ Tổ quốc, trở thành công dân có ích cho xã hội."Sau khi theo dõi công tác khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi năm 2024 qua các kênh báo chí, truyền hình, thấy được hình ảnh những chiến sĩ bộ đội đã không quản ngại gian khổ, tiên phong vào những vùng khó khăn, nguy hiểm nhất để giúp đỡ người dân thì hình ảnh người chiến sĩ bộ đội càng trở lên thiêng liêng và trân quý đối với tôi. Đó cũng là động lực thôi thúc tôi viết đơn tình nguyện nhập ngũ, và tôi cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi nhận được giấy báo trúng tuyển", Thảo Nguyên chia sẻ.Nhận thức rõ môi trường trong quân đội sẽ rất khác biệt với cuộc sống hiện tại và chắc chắn sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách nhưng Thảo Nguyên vẫn giữ ý chí vững vàng và tự tin nhập ngũ sẽ vượt qua được hết khó khăn, thử thách đó để trưởng thành hơn."Khi nhận tin con trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, tôi cảm thấy tự hào vì con đã trưởng thành, có trách nhiệm và sẵn sàng phục vụ đất nước, nhưng đồng thời cũng có nỗi lo lắng vì là con gái, xa nhà, sống trong môi trường mới và đầy thử thách", bà Trần Thị Hồng (mẹ Thảo Nguyên) chia sẻ.Ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch UBND P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài cho biết: Năm 2025, địa phương có 22 chỉ tiêu tuyển quân, trong đó có 17 chỉ tiêu quân đội và 5 công an, 100% các bạn trẻ đều có đơn tình nguyện nhập ngũ. Đáng chú ý, Đặng Trần Thảo Nguyên là bạn nữ duy nhất trong đợt này, đồng thời có cha cũng đã phục vụ trong quân đội.Cũng theo ông Dũng, từ tìm hiểu từ gia đình, sau khi tốt nghiệp đại học năm 2023, Thảo Nguyên đã mong muốn nhập ngũ nhưng do trễ so với thời gian xét tuyển, nên năm vừa qua em đã chủ động viết đơn. Đây là một trường hợp điển hình, đáng biểu dương. Chúng tôi cũng hy vọng các đợt tuyển quân những năm tiếp theo sẽ có nhiều bạn nữ tự tin, sẵn sàng nhập ngũ để thực hiện quyền và nghĩa vụ của một người công dân.
Công trình kéo dài, đi lại khó khăn
Đài CNN ngày 30.1 đưa tin nữ binh sĩ Israel Agam Berger vừa đoàn tụ với gia đình tại một cơ sở của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) gần biên giới với Dải Gaza, sau khi được lực lượng Hamas trả tự do trong đợt trao trả mới nhất dựa trên lệnh ngừng bắn từ ngày 19.1.Cha mẹ của nữ binh sĩ 20 tuổi này vô cùng vui mừng và hoan hô khi họ xem những hình ảnh con gái được Hamas trao cho tổ chức Chữ thập đỏ tại thành phố Jabalia ở phía bắc Gaza vào sáng 30.1.Trong thông cáo trên Diễn đàn Gia đình các con tin, gia đình của cô Berger cảm ơn lực lượng an ninh và "toàn thể Israel vì sự ủng hộ và cầu nguyện của họ", đồng thời nói "anh hùng của chúng tôi đã trở về sau 482 ngày". Bên cạnh nữ binh sĩ trên, đợt trao trả này còn có 2 công dân Israel khác là ông Gadi Moses (80 tuổi) và cô Arbel Yahud (29 tuổi), bị bắt làm con tin khi Hamas tấn công Israel vào ngày 7.10.2023.Những hình ảnh do tổ chức Thánh chiến Hồi giáo ở Gaza đưa ra cho thấy ông Moses và cô Yahud ôm nhau trước sự hiện diện của các tay súng mặc đồ đen và che mặt. Theo kế hoạch, họ được trao trả tại thành phố Khan Younis ở phía nam Gaza.Theo thỏa thuận, Israel sẽ trả tự do cho 110 tù nhân Palestine để đổi lấy 3 con tin trên.Israel và Hamas cho biết 5 công dân Thái Lan nằm trong số những người bị bắt cóc trong cuộc tấn công của Hamas vào Israel năm 2023 cũng dự kiến sẽ được các tay súng ở Gaza trả tự do theo một thỏa thuận riêng.Khoảng 1.200 người đã thiệt mạng và hơn 250 con tin đã bị bắt cóc trong cuộc tấn công của Hamas vào Israel. Chiến dịch quân sự trả đũa của Israel đã khiến hơn 47.000 người Palestine ở Gaza thiệt mạng.Israel cho rằng vẫn còn 89 con tin bị giam giữ ở Gaza, trong đó có khoảng 30 người đã tử vong.Đợt trao đổi trên là đợt thứ 3 trong giai đoạn 1 của thỏa thuận ngừng bắn từ ngày 19.1. Theo AFP, đợt thứ 4 dự kiến diễn ra vào cuối tuần này, nhưng Hamas cáo buộc Israel gây nguy hiểm cho thỏa thuận bằng cách trì hoãn việc cung cấp viện trợ ở Gaza, một cáo buộc mà Israel bác bỏ là "tin giả".Trong 2 đợt trước đó, Hamas đã thả 7 con tin Israel để đổi lấy 290 tù nhân Palestine.