Bỏ hơn trăm du khách ở nước ngoài sau khi thu tiền tour 69 tỉ đồng
Cứ nhìn vào những con số cũng như diễn biến trên thị trường sẽ thấy rõ điều này. Về lượng, xuất khẩu gạo năm 2024 lập kỷ lục với 9,18 triệu tấn, trị giá gần 5,8 tỉ USD, tăng lần lượt 12% và 23% so với năm 2023. Về thị trường, nhiều nước khó tính vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao. Chỉ là ta vẫn cứ chăm chăm vào các thị trường truyền thống, dễ tính hơn, nên khi thị trường này hắt hơi, ta lại ốm nặng. Philippines, bạn hàng lớn nhất của VN, sau khi đã tích đủ gạo dự trữ từ năm ngoái thì sang năm nay áp dụng chiến lược chờ giá xuống đáy mới mua vào. Vì thế, so với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo tháng 1/2025 của VN sang Philippines đã giảm 35,5%... Xuất khẩu giảm kéo theo giá lúa gạo ở thị trường nội địa giảm sâu, cũng là điều dễ hiểu.Nhìn hiện tại, nhớ về mấy năm trước, khi gạo Việt được vinh danh ngon nhất thế giới. Song song đó, chúng ta cũng đã hé mở cánh cửa nhiều thị trường khó tính như Nhật, EU, ký kết hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA)... Rồi đề án 1 triệu héc ta lúa xanh được phê duyệt đưa VN trở thành quốc gia có chương trình sản xuất lúa giảm phát thải quy mô lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Cứ tưởng ngành lúa gạo nhân cơ hội đấy, nền tảng ấy sẽ tái cơ cấu thực sự, thay vì chạy theo lượng như trước thì sẽ chuyển sang chất. Nhưng rồi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, hạn hán... khiến thế giới đối mặt với vấn đề an ninh lương thực, chúng ta lại gia tăng tối đa lượng gạo xuất khẩu. Tất nhiên, đây không chỉ là cơ hội thị trường mà còn là cơ hội để VN tham gia hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm. Chỉ là chúng ta hình như đã "ngủ quên trên chiến thắng". Những cảnh báo về giá gạo không thể tăng mãi, phải nâng chất để nâng giá trị thay vì chạy theo số lượng, đa dạng hóa thị trường... đã lắng xuống sau hào quang rực rỡ mà xuất khẩu lúa gạo đạt được.Thực tế cùng thời lên đỉnh của giá gạo, rất nhiều nông sản khác cũng tăng giá kỷ lục dù giảm lượng. Đơn cử như cà phê. Năm 2024 là năm đầu tiên giá trị xuất khẩu cà phê đạt 5,48 tỉ USD với sản lượng 1,32 triệu tấn, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cũng xảy ra với xuất khẩu hồ tiêu. Năm 2024, VN đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,32 tỉ USD - mốc kim ngạch cao kỷ lục từ trước tới nay. So với năm 2023, lượng tiêu xuất khẩu năm 2024 giảm 5,1%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 45,4%.Lượng giảm thì giá tăng và ngược lại, đó là quy luật của thị trường. Chúng ta đã chứng kiến nhiều mặt hàng lao theo lượng đến mức phải giải cứu tại thị trường trong nước thì ở sân chơi lớn hơn cũng tương tự.Gạo là thực phẩm thiết yếu nên nhu cầu luôn có; còn thị trường thì lúc giá lên, giá xuống cũng không phải là điều gì quá ghê gớm. Quan trọng nhất vẫn là chúng ta không quên chiến lược nâng đẳng cấp hạt gạo Việt trên thị trường thế giới thì ngay cả giảm lượng, giá trị mang lại vẫn tăng.Phát hiện đường hầm có thể dẫn đến ngôi mộ của Nữ hoàng Cleopatra
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.
Bí ẩn thủ lĩnh của Taliban
Ngày 9.3, Tổ Cảnh sát hình sự khu vực Q.12 thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02), Công an TP.HCM lập hồ sơ, xử lý nhóm người có hành vi chặn xe người đi đường kiểm tra giấy tờ.Trước đó, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nhóm thanh niên khoảng 10 người, chặn xe kiểm tra một người đi đường.Cụ thể, từ hình ảnh trong clip cho thấy, một nam thanh niên đang quỳ gối trên vỉa hè, cạnh đó có nhóm người vây xung quanh. Một số người rọi đèn pin kiểm tra, gặng hỏi lớn tiếng nam thanh niên đang quỳ gối. "Mày đi ra đường mà không mang giấy tờ theo mà mày còn đi chơi đêm nữa", giọng một người lên tiếng.Lúc này, một người đàn ông đi tới quay clip và chất vấn nhóm người đang kiểm tra nam thanh niên đang quỳ gối "mấy anh là ai, mấy anh là công an hay gì".Một người trong nhóm này nói "nó chạy đó". Người đàn ông hỏi lại "nó chạy là đánh nó hả. Mấy anh công an hay gì?".Người đàn ông cũng quay các xe máy do những nhóm người này điều khiển thì có một xe chưa gắn biển số. Qua xác minh, người quay clip trên là anh P.H.H. Clip được anh H. quay khoảng 2 giờ sáng 2.3 trên đường Nguyễn Ảnh Thủ (thuộc địa phận Q.12, TP.HCM). Liên quan vụ việc này, nguồn tin Báo Thanh Niên xác nhận, vụ việc xảy ra khu vực ngã ba Đông Quang trên đường Nguyễn Ảnh Thủ (Q.12). Nhóm người trên là dân thường. Công an cũng đã triệu tập nhóm người chặn xe trên lấy lời khai làm rõ, xử lý.
Chiều 1.3, tại Công an Hà Nội, Bộ Công an tổ chức lễ thông báo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Tại buổi lễ, đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, đã công bố quyết định số 397/QĐ-TTg ngày 25.2 của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Hà Nội, giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.Cũng tại buổi lễ, thiếu tướng Phạm Quang Tuyển, Phó cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, đã thông báo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc giao thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an Hà Nội, điều hành Công an Hà Nội.Trao quyết định, đại tướng Lương Tam Quang đánh giá cao những thành tích, sự đóng góp của trung tướng Nguyễn Hải Trung đối với nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và xây dựng lực lượng công an thủ đô ngày càng trong sạch, vững mạnh... Đại tướng Lương Tam Quang đề nghị trên cương vị mới, trung tướng Nguyễn Hải Trung tiếp tục phát huy kiến thức, năng lực, sở trường, kinh nghiệm công tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung bày tỏ vinh dự khi được nhận nhiệm vụ mới. Trung tướng Nguyễn Hải Trung mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, phối hợp của lãnh đạo và các đơn vị của Bộ Dân tộc và Tôn giáo để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Thứ trưởng Nguyễn Hải Trung sinh năm 1968, tại H.Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Trước khi được điều động, bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, ông Nguyễn Hải Trung từng giữ chức Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an; Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, Bộ Công an; Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa; Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an T.Ư; từ tháng 7.2020 đến nay là Giám đốc Công an Hà Nội.Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1968, tại H.Văn Giang, Hưng Yên. Trước khi được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Công an Hà Nội, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng là Trưởng công an Q.Bắc Từ Liêm (Hà Nội).
Những tấm lòng vàng 23.12.2022
9 năm trước, U.19 Việt Nam tạo nên lịch sử cho bóng đá trẻ Việt Nam khi lọt vào bán kết U.19 châu Á 2016, đồng nghĩa giành tấm vé thông hành đến U.20 World Cup 2017. Dù nằm ở bảng đấu khó khăn, song các học trò HLV Hoàng Anh Tuấn vẫn vượt qua vòng bảng cùng thành tích bất bại (thắng 1, hòa 2). Ở tứ kết, cú ra chân chớp nhoáng của Trần Thành đưa đội bóng của ông Hoàng Anh Tuấn vượt qua U.19 Bahrain để đoạt vé đến sân chơi thế giới. Đến nay, đây vẫn là lần dự vòng chung kết World Cup duy nhất trong lịch sử của bóng đá nam ở sân chơi 11 người.Dù sau đó không vượt qua vòng bảng U.20 World Cup 2017 (đứng cuối bảng với 1 điểm), nhưng thế hệ trẻ dự sân chơi thế giới năm ấy như Quang Hải, Tấn Tài, Tiến Dũng, Hoàng Đức, Văn Hậu, Đình Trọng, Đức Chinh, Tiến Linh... đã trở thành hạt nhân nòng cốt, đưa U.23 Việt Nam bước đến ngôi á quân U.23 châu Á 2018, rồi tạo nên kỷ nguyên thành công cùng đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo.Nói vậy để thấy, việc dự World Cup (dù chỉ là ở cấp độ trẻ) có ý nghĩa thế nào trên hành trình vươn mình của những "măng non". Tại đây, các cầu thủ trẻ được cạnh tranh với những nền bóng đá mạnh nhất để tích lũy kinh nghiệm và rèn bản lĩnh trận mạc. Với nền bóng đá trẻ còn non yếu, nơi các cầu thủ trẻ từ U.17 đến U.20 chỉ đá khoảng 15-20 trận mỗi năm, dự World Cup chẳng khác nào một đặc ân.Có lẽ bởi vậy, U.17 Việt Nam sẽ được đầu tư đặc biệt cho mục tiêu dự U.17 World Cup 2025. Do Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) tăng số suất dự World Cup cho châu Á từ 4 lên 8 đội, cơ hội đã mở ra rõ ràng. Từ giờ đến vòng chung kết U.17 châu Á 2025 (diễn ra vào tháng 4 tại Ả Rập Xê Út), các cầu thủ trẻ còn 2 tháng để chuẩn bị. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chốt xong ứng viên huấn luyện đội, đó là một HLV Nhật Bản với bề dày kinh nghiệm làm bóng đá trẻ. Dự kiến trong tháng này, đội sẽ hoàn thiện kế hoạch tập huấn dài hạn ở trong nước cũng như quốc tế (kéo dài khoảng 2 tuần) để có điểm rơi thể lực và phong độ tốt nhất.Để giành vé vượt qua vòng bảng (tương đương suất dự World Cup) ở bảng đấu có U.17 Nhật Bản, U.17 Úc và U.17 UAE là nhiệm vụ cực khó. Song, bóng đá trẻ luôn có chỗ cho bất ngờ. U.17 Việt Nam từng thắng 3-2 trước U.17 Úc tại giải U.17 châu Á 2016. Hay với UAE, bóng đá trẻ Việt Nam cũng có những kết quả khả quan. Chướng ngại lớn nhất gọi tên U.17 Nhật Bản, nhưng hãy tin với một HLV đến từ xứ mặt trời mọc, U.17 Việt Nam sẽ có "bộ não" hoàn hảo để phân tích và đọc vị đối thủ. Cũng giống U.17, lứa U.22 Việt Nam sẽ bước vào sân chơi lớn mang tên SEA Games 33 (trước đó là vòng loại U.23 châu Á 2026). Tất nhiên, so chuyện mơ World Cup với SEA Games dường như khập khiễng. Nhưng nên nhớ, với nền bóng đá trẻ vốn rất thiếu sân chơi cho người trẻ, mọi giải đấu đều rất quan trọng. Đây không thuần túy là chuyện thành tích, mà còn là tận dụng mọi giải đấu có thể để các cầu thủ gặt hái bài học. Đơn cử 8 năm trước, chính cú ngã ở SEA Games 29 (năm 2017) đã tạo động lực để lứa Quang Hải, Công Phượng vùng dậy mạnh mẽ và tạo nên phép màu Thường Châu.Chỉ sợ cầu thủ trẻ không có cơ hội để cọ xát. Còn bất kể sân chơi nào, dù lớn hay nhỏ, đều có ý nghĩa quan trọng để gom góp niềm tin. Bóng đá Việt Nam từng vươn ra châu Á, song mới chỉ chớm ở mức tiệm cận có thể gây bất ngờ. Thất bại cuối giai đoạn HLV Park Hang-seo nắm quyền cho thấy, bóng đá Việt Nam còn thiếu nhiều yếu tố để thành công, mà trong số đó có nền tảng mong manh của bóng đá trẻ. Đội tuyển Việt Nam đang tiến gần đến giai đoạn chuyển giao. Lứa 1995 - 1998 sẽ chạm dần ngưỡng bên kia sườn dốc sau 2, 3 năm nữa. Dù vậy, liệu lứa trẻ đã sẵn sàng thay thế? Muốn mơ mộng ở vòng loại World Cup 2030, vẫn cứ phải thành công ở sân chơi Đông Nam Á, rồi mới đi từng bước lên bậc thang cao hơn.Mơ SEA Games hay World Cup, chúng ta cũng cần lộ trình đi từ thấp đến cao và nghiêm túc phấn đấu cho từng mục tiêu. Nếu "dục tốc bất đạt", bóng đá trẻ Việt Nam khó thành công.