Lô xe cảnh sát VinFast VF 8 không phục vụ tại Việt Nam
Theo đánh giá của Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn, năm 2024 là năm đầy thách thức đối với bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên, VFF cùng các đội tuyển, trong đó có cá nhân từng cầu thủ và thành viên ban huấn luyện đã nỗ lực và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Đặc biệt nhất, chức vô địch AFF Cup lần thứ 3 của đội tuyển Việt Nam đã mang lại niềm cảm hứng lớn cho người hâm mộ. Đây là lần đầu tiên đội bóng sao vàng giành chức vô địch trên sân khách, khi vượt qua chính Thái Lan bằng màn trình diễn đầy cảm xúc. Trong đó, đoàn quân của HLV Kim Sang-sik đã thắng cả bốn trận đấu cuối cùng (2 trận bán kết và 2 trận chung kết), qua đó khẳng định vị thế hàng đầu của bóng đá Việt Nam trong đấu trường khu vực.Đội tuyển futsal nữ Việt Nam lần đầu tiên phá vỡ thế thống trị của Thái Lan để giành chức vô địch Đông Nam Á, tạo đà tốt để hướng đến vòng chung kết châu Á, đồng thời mở ra cơ hội cạnh tranh suất dự World Cup (lần đầu tổ chức). Bên cạnh đó, đội tuyển futsal nam cũng duy trì vị thế trong nhóm dẫn đầu khu vực, đoạt vị trí á quân Đông Nam Á 2024.Ngoài ra, đội tuyển U.17 Việt Nam cũng ghi dấu ấn khi giành vé tham dự vòng chung kết U.17 châu Á 2025 diễn ra vào tháng 4.2025, tại Ả Rập Xê Út. Đây là cơ hội quan trọng để đội tuyển trẻ chuẩn bị lực lượng cho các giải đấu lớn như SEA Games và vòng loại World Cup trong giai đoạn sắp tới. Tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025, U.17 Việt Nam cũng có hy vọng giành vé dự U.17 World Cup 2025, nếu vượt qua vòng bảng.Về mục tiêu, nhiệm vụ của bóng đá Việt Nam trong năm 2025, ông Trần Quốc Tuấn khẳng định, VFF đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng với chuỗi kế hoạch được triển khai từ năm 2023 và 2024. Điều này rất cần thiết, bởi bóng đá vốn mang tính chu kỳ, đòi hỏi sự chuẩn bị liên tục để đảm bảo tính bền vững trong thành tích.Đơn cử như năm 2024, dù không có giải đấu quan trọng, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn được đầu tư mạnh mẽ, với các chuyến tập huấn tại châu Âu và tham dự các giải giao hữu chất lượng ở Trung Quốc. Đây là nền tảng cho sự chuyển giao thế hệ, khi nhiều cầu thủ của lứa tham dự World Cup trước đây đã giải nghệ, từ đó đòi hỏi việc xây dựng lực lượng kế cận phải được thực hiện sớm. Bước sang năm 2025, đội tuyển nữ Việt Nam phải đảm đương những nhiệm vụ trọng yếu: tham dự vòng loại châu Á hướng tới World Cup, tranh tài tại giải vô địch Đông Nam Á, và bảo vệ tấm HCV SEA Games tại Thái Lan. Hai mục tiêu hàng đầu mà VFF đặt ra, là đội tuyển nữ Việt Nam phải có mặt tại vòng chung kết châu Á và giữ được ngôi đầu ở khu vực. Tuy nhiên, bóng đá nữ Việt Nam sẽ đối mặt với thách thức không nhỏ khi các đối thủ trong khu vực như Indonesia hay Philippines đang cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt là tăng cường nhập tịch cầu thủ.Bên cạnh bóng đá nữ, đội tuyển bóng đá nam Việt Nam cũng chuẩn bị bước vào chiến dịch vòng loại cuối Asian Cup 2027 bắt đầu từ tháng 3.2025, với mục tiêu giành vé tham dự vòng chung kết. Đây là đấu trường danh giá nhất của bóng đá châu lục, và là sân chơi mà đội tuyển Việt Nam đã liên tục góp mặt trong các giải gần đây. Thành tích tại vòng chung kết Asian Cup và vòng loại World Cup không chỉ khẳng định vị thế của bóng đá Việt Nam mà còn là bước đệm quan trọng hướng tới các mục tiêu lớn hơn.Đội tuyển U.22 (U.23) Việt Nam cũng mang trên vai nhiệm vụ quan trọng khi tham dự SEA Games 33, vào tháng 12.2025 tại Thái Lan. Hướng tới mục tiêu này, ngay từ năm 2024, VFF đã làm việc chặt chẽ với HLV Kim Sang-sik để chuẩn bị lực lượng. Nhiều cầu thủ trẻ triển vọng đã được triệu tập thường xuyên để cọ xát ở cấp đội tuyển quốc gia. Đây là những nhân tố chủ chốt hứa hẹn sẽ tạo nên bộ khung vững chắc cho U.22 Việt Nam tại SEA Games 33. Bên cạnh đó, trong năm 2024, đội U.22 Việt Nam cũng được tạo điều kiện tham dự một giải đấu quốc tế ở Trung Quốc, đối đầu với các đối thủ mạnh như Trung Quốc, Uzbekistan và Nhật Bản, qua đó tích lũy thêm những bài học quý giá, góp phần nâng cao trình độ và chuẩn bị cho tương lai.Năm 2025, có đến 4 đội bóng đá đại diện Việt Nam tham dự SEA Games (2 đội futsal và 2 đội sân 11 người), đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và tính toán kỹ lưỡng từ các bộ phận chuyên môn của VFF. Theo kế hoạch, vào tháng 6, đội tuyển futsal nam Việt Nam sẽ tham gia các trận giao hữu quốc tế chất lượng để chuẩn bị cho SEA Games cũng như giải vô địch Đông Nam Á. Trong khi đó, đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ có những chuyến tập huấn và thi đấu quốc tế để cọ xát, nhằm đảm bảo sự chuẩn bị toàn diện. Những kế hoạch này không chỉ giúp các cầu thủ cải thiện trình độ mà còn tạo điều kiện để đội tuyển sẵn sàng chinh phục các mục tiêu lớn trong năm 2025. VFF đặt kỳ vọng cao vào cả 2 đội tuyển (nam và nữ), tin rằng sự đầu tư bài bản và định hướng rõ ràng sẽ mang lại những thành công mới cho futsal Việt Nam trên đấu trường khu vực và châu lục.Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh rằng, xu thế tăng cường sử dụng cầu thủ nhập tịch đang diễn ra mạnh mẽ tại cả châu Âu và châu Á, góp phần nâng cao sức mạnh cho các đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, việc này được cân nhắc cẩn trọng, nhằm bảo đảm vừa giữ gìn bản sắc dân tộc, vừa phát huy tối đa sức mạnh tập thể để hướng đến những mục tiêu lớn hơn. Việc sử dụng cầu thủ nhập tịch trong đội tuyển quốc gia không chỉ tuân theo các quy định của FIFA mà còn dựa trên nguyện vọng của cầu thủ và sự phù hợp với tiêu chí chuyên môn, văn hóa.Ngoài ra, công tác đào tạo trẻ cũng được chú trọng đặc biệt. Từ các giải đấu trẻ U.9, U.11, U.15, U.17 đến U.21, VFF đã chú trọng đặc biệt vào các lứa tuổi từ U.15 đến U.21 - giai đoạn then chốt để các cầu thủ hoàn thiện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Các đội tuyển trẻ Việt Nam đã có cơ hội tập huấn và thi đấu giao hữu tại Nhật Bản, Qatar, Trung Quốc, Uzbekistan và nhiều quốc gia khác. Năm 2024 vừa qua, tất cả các đội trẻ, từ U.16 đến U.19, đều được tham gia các giải đấu giao hữu chất lượng cao, đối đầu với những đội mạnh như Uzbekistan, Nhật Bản và Hàn Quốc.Ông Tuấn khẳng định, với những nỗ lực đầu tư mạnh mẽ và chiến lược đúng đắn, bóng đá trẻ Việt Nam không chỉ tạo được một nền móng vững chắc mà còn bảo đảm sự ổn định và phát triển lâu dài cho đội tuyển quốc gia trong tương lai.Cũng theo Chủ tịch VFF, để xây dựng nền bóng đá phát triển bền vững, thì một trong những yếu tố cốt lõi là tạo ra các cơ chế hỗ trợ CLB, doanh nghiệp và các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất. Bởi lẽ, chỉ khi có cơ sở vật chất tốt, các tài năng thể thao mới có điều kiện phát triển. Hiện nay, tại một số địa phương, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vấn đề sân bãi và quỹ đất dành cho bóng đá. Điều này đòi hỏi sự quan tâm và hỗ trợ từ các cấp chính quyền, từ trung ương đến địa phương, để CLB có điều kiện phát triển ổn định và bền vững."Một nền bóng đá mạnh mẽ chỉ có thể được xây dựng khi từng CLB - những "tế bào" của bóng đá phát triển tốt. Chính vì vậy, VFF hy vọng sẽ nhận được sự quan tâm từ các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương để tạo ra các cơ chế ưu đãi giúp các CLB bóng đá ở Việt Nam phát triển một cách toàn diện. Khi các CLB phát triển ổn định, bóng đá Việt Nam sẽ có nền tảng vững chắc để vươn xa hơn trên đấu trường quốc tế. Ngoài sự quan tâm của Nhà nước, yếu tố xã hội hóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển thể thao nói chung và bóng đá nói riêng. Một nền thể thao mạnh cần sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào thể thao chuyên nghiệp và bóng đá cộng đồng. Xã hội hóa hiệu quả sẽ tạo ra nguồn lực lớn, giúp đẩy mạnh sự phát triển và chuyên nghiệp hóa những môn thể thao trọng điểm của quốc gia. Chính vì vậy, rất cần có các chính sách ưu đãi dành riêng cho những doanh nghiệp đầu tư vào thể thao, đặc biệt là bóng đá. Đây không chỉ là động lực thúc đẩy xã hội hóa thể thao mà còn là điều kiện thiết yếu để bóng đá Việt Nam tiếp tục chuyên nghiệp hóa, đáp ứng kỳ vọng của người hâm mộ và khẳng định vị thế trên trường quốc tế", Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn bày tỏ.Tiền Giang: Công an xác minh vụ học sinh lớp 6 bị truy đánh
Chung nhịp đập với thị trường ô tô Việt Nam, phân khúc SUV 7 chỗ phổ thông năm 2024 cũng ghi nhận doanh số tích cực, khi hầu hết mẫu mã đều tăng trưởng.Theo đó, số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố cho thấy, kết thúc năm vừa qua, toàn phân khúc này bán ra tổng cộng 15.341 xe, tăng hơn 2.500 xe, tương đương gần 20% so với năm 2023. Đây có thể xem là kết quả ấn tượng với một phân khúc xe có tầm giá trên dưới 1 tỉ đồng; nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức.Đáng chú ý, cuộc đua tranh doanh số ở nhóm xe này vẫn diễn biến theo kịch bản quen thuộc trong vài năm gần đây; khi Ford Everest một lần nữa "sắm vai chính" và nắm giữ phần lớn thị phần.Cụ thể, thống kê từ báo cáo của VAMA cho thấy, khép lại năm 2024, mẫu SUV đến từ Mỹ tiếp tục đà tăng trưởng với gần 11.000 bán ra, tăng khoảng 2.300 xe, tương đương gần 28% so với năm ngoái. Kết quả này không chỉ giúp Everest duy trì vị thế thống trị phân khúc, mà còn tiếp tục nới rộng khoảng cách với các đối thủ. Bởi lẽ, nếu so sánh với mẫu xe cạnh tranh trực tiếp là Toyota Fortuner (chỉ bán khoảng 3.500 xe trong năm 2024), lượng xe bán ra của mẫu xe nhà Ford gấp đến gần 3 lần.Thậm chí, xét chung cả phân khúc, doanh số Everest đã chiếm đến hơn 70% trên tổng thị phần. Đối thủ Fortuner chỉ nắm giữ khoảng 23%. Dung lượng ít ỏi còn lại chia cho hai mẫu SUV Nhật khác là Mitsubishi Pajero Sport và Isuzu mu-X.Pajero Sport cả năm 2024 bán ra 741 xe, giảm 115 xe so với năm trước đó. Đáng nói, mẫu xe Nhật là mẫu xe duy nhất trong phân khúc SUV 7 chỗ phổ thông đi ngược thị trường. Đó là chưa kể, đây đã là năm thứ 2 liên tiếp Pajero Sport ghi nhận doanh số giảm. Bên cạnh sự vượt trội của Ford Everest, thiết kế không hợp thị hiếu số đông cùng giá bán cao có lẽ là một phần nguyên nhân khiến Pajero Sport không thể thu hút số đông khách hàng.Trong khi đó, Isuzu mu-X dù không có nhiều đột phá nhưng năm 2024 vẫn đạt doanh số tăng trưởng. Cụ thể, mẫu SUV Nhật kết thúc năm qua với 247 xe đến tay khách hàng, tăng 53 xe so với năm ngoái. Mặc dù vậy, nếu so sánh với những mẫu xe ở nhóm đầu bảng phân khúc, Isuzu mu-X như thường lệ vẫn là mẫu xe sắm vai "lót đường".Nhìn chung, theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành ô tô tại Việt Nam, cuộc cạnh tranh ở nhóm xe SUV 7 chỗ phổ thông trong năm 2025 sẽ không có nhiều biến số. Ford Everest khả năng cao vẫn tiếp tục là mẫu xe chiếm lĩnh thị trường nhờ những lợi thế rõ ràng về thương hiệu, kiểu dáng thiết kế đến cả vận hành.Toyota Fortuner với những thay đổi chỉ mang tính "nhỏ giọt" dự báo cũng khó tạo nên sự đột phá. Trong khi, bộ đôi Mitsubishi Pajero Sport và Isuzu mu-X càng khó kỳ vọng cao về doanh số.
Quận trung tâm của TP.Đà Nẵng và TP.Uiwang, Hàn Quốc phối hợp đào tạo cán bộ
So với bản nhập khẩu từ Thái Lan vốn ngập tràn trang bị, tính năng; trang bị an toàn trên MG5 MT khá sơ sài. Cụ thể, mẫu xe này chỉ có hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD, camera lùi, cảm biến lùi và 2 túi khí. Những trang bị này thậm chí không có hệ thống cân bằng điện tử và thua các trang bị an toàn trên các mẫu ô tô cỡ nhỏ hạng A.
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB.
Nhập viện cấp cứu vì dương vật giả nằm trong hậu môn
Có thường xuyên “xuất binh” ít hơn 1 phút sau khi “đột nhập”?