Cua mặt trăng Phú Quý không ngon bằng cua Cà Mau?
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 16 giờ chiều mùng 5 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, khu vực ga đến quốc nội ở sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình) đông nghẹt người lỉnh kỉnh đồ đạc, hành lý trở lại TP.HCM sau kỳ nghỉ tết dài ngày.Thanh Hóa: Xử lý hàng loạt trường hợp tung tin sai sự thật về dịch bệnh
Không những vậy, thử nghiệm cũng cho thấy phương pháp chiếu sáng này có thể cải thiện khả năng cương cứng của những trường hợp bị rối loạn cương dương do tổn thương thần kinh, chẳng hạn như những người từng phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt do ung thư, theo trang tin Daily Mail (Anh).
Chọn ngành học định hướng thị trường lao động quốc tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
Theo điều tra của CONCACAF, trọng tài Marco Ortiz xin chữ ký của Messi sau trận Inter Miami thắng Sporting Kansas City với tỷ số 1-0 tại lượt đi vòng 1 giải CONCACAF Champions Cup ngày 20.2. Trận này, Messi là người ghi bàn duy nhất trận đấu.Sau trận, các hình ảnh truyền hình cho thấy khi Messi tiến lại bắt tay các trọng tài như thông lệ mỗi trận đấu, vị trọng tài người Mexico đã nói một điều gì đó khiến danh thủ người Argentina lộ vẻ hết sức bất ngờ. Trên mạng xã hội, các thông tin sau đó hé lộ rằng, trọng tài Marco Ortiz đã đề nghị Messi tặng áo đấu cũng như chữ ký.Sự việc này gây tranh cãi dữ dội, vì người ta nghi ngờ tính trung thực của trọng tài khi quá "cuồng tín" Messi và có thể đã có những quyết định có lợi cho Inter Miami. CLB Sporting Kansas City cũng gửi báo cáo tới CONCACAF tường trình sự việc. Theo đó, trong thông báo phía Sporting Kansas City cho rằng: "Đây là một sự cố không hay. Chúng tôi đã thông báo tới CONCACAF cũng như MLS (giải bóng đá nhà nghề Mỹ). Chúng tôi đang chờ đợi một cuộc xem xét kỹ lưỡng và các hành động của CONCACAF sẽ thực hiện liên quan đến vấn đề này".Ngày 22.2, CONCACAF ra thông báo: "Qua điều tra, chúng tôi đã biết được rằng, trọng tài tiếp cận cầu thủ (Messi) để xin chữ ký cho một người thân có nhu cầu đặc biệt. Hành động của trọng tài là không phù hợp với Quy tắc ứng xử của liên đoàn dành cho trọng tài trận đấu, và các quy trình cần thiết cho những yêu cầu như vậy".CONCACAF cũng cho biết: "Trọng tài Marco Ortiz đã thừa nhận sai lầm của mình, xin lỗi về sự cố và chấp nhận các biện pháp kỷ luật mà liên đoàn áp dụng". Mặc dù vậy, CONCACAF không công bố cụ thể án phạt với trọng tài Marco Ortiz là phạt tiền hay bị cấm treo còi. Messi và đồng đội Inter Miami đang chuẩn bị cho trận mở màn mùa giải MLS 2025 gặp New York City FC trên sân nhà lúc 7 giờ 30 ngày 23.2. Sau đó, họ sẽ gặp lại Sporting Kansas City ở trận lượt về vòng 1 giải CONCACAF Champions Cup cũng trên sân nhà lúc 8 giờ ngày 26.2.Cơ hội để danh thủ Ronaldo vô địch Saudi Pro League (giải VĐQG Ả Rập Xê Út) ngày càng xa tầm tay, sau khi CLB Al Nassr để thua đối thủ Al Etiffaq xếp giữa bảng xếp hạng với tỷ số 2-3 ngay trên sân nhà ở vòng đấu thứ 21, ngày 22.2. Đây là trận thua đầu tiên của Al Nassr sau 7 trận bất bại trước đó (6 thắng, 1 hòa). Qua đó, khiến cơ hội rút ngắn cách biệt điểm số ở nhóm đầu trở nên dần bất khả thi.Al Nassr hiện xếp thứ 4 với 44 điểm sau 21 trận, chính thức bị đối thủ tân binh Al Qadsiah qua mặt soán ngôi vị trí thứ 3 với 47 điểm. Ở 2 vị trí dẫn đầu, Al Ittihad (52 điểm) và Al Hilal (48 điểm) còn 1 trận chưa đấu, nếu thắng, họ sẽ gia tăng cách biệt điểm số quá lớn trước Al Nassr của Ronaldo. Coi như, cuộc đua vô địch sẽ dần khép lại với danh thủ 40 tuổi người Bồ Đào Nha.Ronaldo và Al Nassr chỉ còn một cơ hội vô địch duy nhất còn lại ở mùa giải 2024 - 2025 là AFC Champions League Elite, khi đã có mặt ở vòng 16 đội.
Bí quyết làm giàu: Nuôi dúi thu nhập trăm triệu mỗi năm
Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump hầu như ngày nào cũng đe dọa đánh thuế lên một nước nào đó. Tương tự nhiệm kỳ 1 của ông Trump, thuế quan giờ đây lại trở thành món vũ khí kinh tế để ông đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại từ thương mại đến nhập cư, theo AFP.Trong số các nước bị ông Trump nhắc tên có cả đồng minh và đối tác thương mại lớn như Canada và Mexico, các đối thủ như Nga và Trung Quốc và các nền kinh tế nhỏ hơn Mỹ như Đan Mạch và Colombia.Mới đây nhất, chính quyền Mỹ hôm 26.1 công bố thuế suất và lệnh trừng phạt mới đối với Colombia vì nước này không nhận công dân bị trục xuất từ Mỹ. Tổng thống Colombia Gustavo Petro sau đó chấp nhận nhận về những người nhập cư bị trục xuất và Mỹ rút lại thuế suất.Theo tờ The Washington Post, nhiều tổng thống Mỹ liên tiếp đã tăng cường vận dụng sức mạnh kinh tế trong những thập niên qua nhưng chính quyền Tổng thống Trump nhiệm kỳ 2 đã đưa cách tiếp cận đó lên mức độ mới khi ông sẵn sàng nhắm đến các nước đồng minh vì những bất đồng chính sách thông thường, hay thậm chí vì những mong muốn liên quan chuyện lãnh thổ.Ông John Creamer, nhà ngoại giao kỳ cựu từng là Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, bình luận: "Đây là việc thi hành hung hăng sức mạnh kinh tế của Mỹ theo cách chúng tôi chưa từng thấy trong thời gian rất dài, ít nhất là từ thời hậu Thế chiến 2"."Không quá khó khăn để thấy rằng ông Trump đang tái định nghĩa chính sách đối ngoại của Mỹ. Trước đây, các tổng thống Mỹ sử dụng công cụ thương mại khi xử lý các vấn đề thương mại. Nhưng với tư cách là người đàm phán tối cao, tôi chắc là ông Trump đã tự hỏi 'Vì sao chúng ta không sử dụng tất cả công cụ để đảm bảo đạt được mục tiêu của mình?'", cựu trợ lý cấp cao Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng Juan Cruz nói với The Washington Post.Theo giới quan sát, còn quá sớm để khẳng định liệu cách tiếp cận của ông Trump có thành công hay không, nhưng ít nhất nó cho thấy nhà lãnh đạo không ngần ngại sử dụng công cụ này để đạt được điều ông muốn.Ông Eddy Acevedo, chánh văn phòng và là cố vấn cao cấp của Trung tâm Woodrow Wilson, viện nghiên cứu chính sách tại Washington D.C, cho biết Tổng thống Colombia Petro đã nhanh chóng nhận ra rằng Mỹ có nhiều đòn bẩy để mặc cả hơn so với Colombia và quyết định liều lĩnh của ông có thể gây thiệt hại cho đất nước. "Chỉ riêng năm ngoái, ông Petro không gây khó khăn gì khi nhận về 14.000 người Colombia bị trục xuất từ Mỹ", ông Acevedo cho biết thêm.Các cố vấn của ông Trump vui mừng vì Colombia đã xuống nước và cho rằng đó là bằng chứng của việc lãnh đạo Mỹ có thể tiếp tục cách tiếp cận trên để đạt được chiến thắng về chính sách. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc gây sức ép như trên có thể sẽ phản tác dụng, làm phơi bày một số mâu thuẫn trong mục tiêu chính sách của ông Trump.Canada, Mexico và Trung Quốc là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, xuất khẩu hơn 2.000 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ sang Mỹ mỗi năm, chiếm khoảng 2/3 lượng nhập khẩu của Mỹ. Việc đánh thuế lên các nước này sẽ làm gia tăng giá cả, ảnh hưởng người tiêu dùng nội địa cũng như lời hứa kiểm soát lạm phát của ông Trump.Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, các quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ lo ngại việc lạm dụng trừng phạt kinh tế có thể khiến vũ khí này kém hiệu quả khi khuyến khích các nước thiết lập mạng lưới tài chính nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ. Việc cấm vận và thuế quan cũng sẽ khiến các đồng minh của Mỹ mạnh dạn hơn trong việc thắt chặt quan hệ kinh tế với đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, giúp họ bớt bị ảnh hưởng từ đòn đáp trả tài chính của Washington. "Chúng ta sẽ chờ xem liệu chiến thuật này có hiệu quả hay không. Một khi đã bóp cò, bạn phải chấp nhận hậu quả", cựu quan chức Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Caleb McCarry nói.