Tự tin với nông nghiệp thời @
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan 3-2 ở lượt về chung kết và vô địch ASEAN cup với tỷ số chung cuộc 5-3, hàng chục ngàn người dân Quảng Nam vỡ òa hạnh phúc, nhiều người đổ ra đường ăn mừng.Tại các tuyến đường như Hùng Vương, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và đặc biệt là khu vực quảng trường 24.3 ở TP.Tam Kỳ, biển người nối đuôi nhau diễu hành ăn mừng Việt Nam chiến thắng. Tiếng kèn vang lên khắp nơi, xen lẫn với những tiếng hô vang "Việt Nam vô địch". Anh Bùi Lê Hoàng Việt Tuấn (37 tuổi, ở P.An Sơn, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) cho biết anh rất hạnh phúc khi chứng kiến trận đấu lượt về đầy quả cảm và không kém phần kịch tính của đội tuyển Việt Nam."Đội tuyển chúng ta vô địch là quá xứng đáng. Nhưng điều đáng tiếc đi kèm với niềm hạnh phúc ấy là sự mất mát quá lớn khi nhiều cầu thủ phải dính chấn thương nặng, thương nhất là tiền đạo Nguyễn Xuân Son. Nhưng mình tin, chức vô địch là món quà xứng đáng chúng ta dành cho Xuân Son", anh Tuấn nói.Mãn nhãn với lễ hội nhạc nước quy mô lớn tại trung tâm mới của TP.HCM
Sự kiện diễn ra trên đường Đỗ Ngọc Thạnh thuộc khu vực Phố vải Soái Kình Lâm (Q.5) thu hút sự quan tâm đông đảo của người dân TP.HCM cũng như du khách, có cả khách nước ngoài.Theo UBND P.14 (Q.5) địa bàn phường có các tuyến đường kinh doanh buôn bán đặc thù, mỗi ngày đón tiếp hơn 10.000 lượt khách đến giao dịch, như thương xá Đồng Khánh và trung tâm thương mại Satra, chuyên cung cấp vải sợi.Bên cạnh đó còn có các khu vực kinh doanh chuyên biệt như trên đường Hải Thượng Lãn Ông với các mặt hàng trang trí, Phố văn phòng phẩm trên tuyến đường Phùng Hưng.Năm 2023, UBND phường ra mắt Phố văn phòng phẩm Phùng Hưng với mục tiêu hỗ trợ các công ty và hộ kinh doanh phát triển kinh doanh, quảng bá thương hiệu văn phòng phẩm đã tạo dựng được uy tín và trở thành điểm đến đáng tin cậy cho khách hàng. Thành công này chính là động lực P.14 tiếp tục triển khai và phát triển Phố vải Soái Kình Lâm, một khu vực chuyên doanh vải vóc, ngành nghề có truyền thống lâu đời.Nói về tên gọi "phố vải", phía P.14 cho biết không giống như khái niệm "chợ vải" hoặc 36 phố phường Hà Nội - nơi mỗi con phố kinh doanh một ngành hàng riêng, Phố vải Soái Kình Lâm là một khu vực bao gồm 3 tuyến đường Trần Hưng Đạo, Đỗ Ngọc Thạnh và Dương Tử Giang, có 96 công ty, doanh nghiệp và hộ kinh doanh tham gia. Trong khi đó, chợ vải Soái Kình Lâm như trước nay người dân quen gọi hiện là khu thương xá Đồng Khánh.Ông Lê Đăng Tuấn, Phó chủ tịch UBND P.14 (Q.5) cho biết Phố vải Soái Kình Lâm không chỉ nhằm hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19 mà còn tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, nơi các doanh nghiệp trong ngành vải vóc có thể kết nối, hợp tác và cùng nhau phát triển. "Phố vải không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương mà còn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của ngành dệt may TP.HCM. Đồng thời, Phố vải Soái Kình Lâm sẽ góp phần quảng bá du lịch của Q.5, tạo dựng một điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy cả thương mại và du lịch", lãnh đạo P.14 chia sẻ thêm.Các tuyến đường chính thuộc Phố vải Soái Kình Lâm:- Đường Trần Hưng Đạo (từ đường Phùng Hưng đến đường Dương Tử Giang) có 51 công ty và hộ kinh doanh tham gia.- Đường Dương Tử Giang (từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Nguyễn Trãi) có 10 cơ công ty và hộ kinh doanh tham gia.- Đường Đỗ Ngọc Thạnh (từ đường Trang Tử đến đường Nguyễn Trãi) có 35 công ty và hộ kinh doanh tham gia.Tham dự lễ ra mắt Phố vải Soái Kình Lâm, chị Xuân Trang, đại diện một công ty kinh doanh chuyên vải nhập khẩu ở đường Dương Tử Giang (P.14, Q.5) cho biết vô cùng phấn khởi khi phố vải được thành lập.Công ty kinh doanh về vải vóc từ năm 2018, chị Trang tin rằng khi thành lập phố vải sẽ tạo nên thương hiệu riêng cho khu vực, từ đó thu hút nhiều khách hàng, du khách biết đến hơn. Chị cũng hy vọng công việc kinh doanh của công ty sẽ gặp thuận lợi trong thời gian tới.Chủ một cửa hàng vải trên đường Đỗ Ngọc Thạnh, thuộc phố vải cũng cho biết khi phường ra mắt Phố vải Soái Kình Lâm, ông hoàn toàn ủng hộ. Hơn 20 năm kinh doanh vải vóc ở khu vực này, ông tin rằng sự kiện sẽ góp phần quảng bá hoạt động kinh doanh của cửa hàng mình cũng như mọi người ở đây được nhiều người biết đến rộng rãi hơn."Khi được nhiều người biết đến, chúng tôi sẽ buôn bán thuận lợi hơn. Dịp Tết Nguyên đán sắp đến gần, mong việc kinh doanh của tôi và mọi người sẽ ngày càng phát triển hơn nữa", ông chủ cho biết.Trong buổi lễ ra mắt hôm nay, BTC cũng đã trao tặng những phần quà ý nghĩa cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường, ra mắt tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt các công ty, hộ kinh doanh tại phố vải sẽ triển khai tuần lễ khuyến mãi với mức giảm giá từ 5 - 50% cho tất cả các sản phẩm vải và áo dài may sẵn.UBND phường cho biết sẽ thực hiện quản lý khu vực này theo các quy định chung đối với các hộ kinh doanh và doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững và tuân thủ pháp luật, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài.
Tư duy sử dụng dữ liệu giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công
Ngày 7.2, UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin, Ban Thường vụ tỉnh Đồng Tháp đã thống nhất chủ trương tổ chức Festival hoa - kiểng Sa Đéc lần thứ 2 trong tháng 1.2026 qui mô cấp tỉnh nhằm góp phần quảng bá hình ảnh, tôn vinh nghề trồng hoa kiểng của địa phương. Đồng thời cũng là dịp để tỉnh thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Theo kế hoạch, thời gian dự kiến tổ chức Festival hoa - kiểng Sa Đéc lần thứ 2 diễn ra từ ngày 16.1 đến 25.1.2026 tại TP.Sa Đéc với nhiều hoạt động hấp dẫn như: hội thảo, hội nghị kết nối giao thương ngành hàng hoa kiểng; nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm hoa kiểng; phiên chợ hoa kiểng; không gian sắc hoa Sa Đéc; hội thi và triển lãm kiểng cổ, bon sai quốc tế; không gian chợ hoa Sa Đéc xưa; đại cảnh hoa trên mặt nước sông Tiền…Ngoài ra, Đồng Tháp cũng sẽ tổ chức tuyến đường chiếu sáng nghệ thuật; thi cổng hoa, đường hoa, vườn hoa công sở đẹp; thi tạo hình nghệ thuật từ hoa; tour du lịch trải nghiệm "làng hoa Sa Đéc"; tổ chức đêm nhạc chủ đề về hoa Sa Đéc; tổ chức không gian đờn ca tài tử và hò Đồng Tháp; cùng nhiều hoạt động văn hóa thể thao, trò chơi dân gian hấp dẫn. Để Festival hoa - kiểng Sa Đéc lần thứ 2 được chỉnh chu, hấp dẫn, tạo ấn tượng đẹp cho du khách, tỉnh Đồng Tháp đã yêu cầu TP.Sa Đéc tập trung đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành tuyến đường N7 để thành tuyến đường hoa mới vào trung tâm làng hoa Sa Đéc; đầu tư chỉnh trang lại Công viên Sa Đéc; chỉnh trang các khu vực cửa ngõ, các tuyến đường nội ô; vận động các điểm du lịch, các hộ dân tham gia trồng hoa kiểng trang trí trước nhà, ban công và trong sân vườn, sắp xếp lại các giàn hoa, chậu hoa trong khu làng hoa để tạo điểm nhấn và mỹ quan…TP.Sa Đéc có diện tích trồng hoa, kiểng khoảng 978 ha là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Đồng Tháp, mỗi năm đón gần một triệu lượt du khách đến tham quan. Hiện nay, hoa kiểng Sa Đéc không chỉ bán khắp cả nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Năm 2024, giá trị sản xuất hoa kiểng của TP.Sa Đéc ước khoảng 3.300 tỉ đồng. Chủ trương của TP.Sa Đéc sẽ phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn nên hàng năm địa phương đều tổ chức lễ hội hoa vào dịp cuối năm...
Hiếu Hiền xuất thân trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, mẹ là nghệ sĩ Kim Ngọc, cha là nhạc sĩ Đức Lang. Anh bộc lộ năng khiếu nghệ thuật từ bé, gây ấn tượng với khán giả qua nhiều vai diễn, trong đó có anh Hiều của Bỗng dưng muốn khóc. Ở tuổi U.50, nam nghệ sĩ có cuộc sống kín tiếng. Anh vẫn miệt mài với nghệ thuật bên cạnh việc dành thời gian cho tổ ấm nhỏ của mình. Chia sẻ với chúng tôi, Hiếu Hiền nói tình hình chung show diễn giai đoạn hiện tại không nhiều như trước vì ảnh hưởng của nền kinh tế. Ngoài làm nghệ thuật, anh có công việc kinh doanh riêng nhưng ít khi chia sẻ trước truyền thông. Dịp này, nam nghệ sĩ khẳng định bản thân vẫn rất yêu nghề nên mong đạo diễn “đừng bao giờ tin vào những lời đồn rằng tôi bây giờ giàu có lắm, không còn thiết tha đóng phim nữa. Đừng đồn tôi như vậy nữa, tội nghiệp tôi lắm. Tôi vẫn còn muốn cháy hết mình với nghệ thuật”. Theo diễn viên Bỗng dưng muốn khóc, anh chưa từng đòi hỏi chuyện cát sê khi đóng phim. Hiếu Hiền khẳng định những đạo diễn như Vũ Ngọc Đãng, Nguyễn Phương Điền có thể làm chứng về thông tin này. Anh thẳng thắn: “Thậm chí tôi còn nói các anh cứ làm phim, nếu yêu thương và thấy tôi hợp với vai diễn thì mời. Còn chuyện cát sê thì ai sao tôi sẽ như vậy”. Theo Hiếu Hiền, một tinh thần thoải mái là điều cần thiết để tạo nên tác phẩm. Anh quan niệm “tiền bạc ai cũng cần, nhưng quan trọng nhất là tình cảm, sự gắn kết với nhau”.Còn nhớ lúc sinh thời, nghệ sĩ Kim Ngọc được xem là người thầy trong nghề, giúp Hiếu Hiền thăng hoa khi biểu diễn. Đến khi bà mất, nam diễn viên không tránh khỏi cảm xúc hụt hẫng vì không còn mẹ đứng cùng trên sân khấu. “Tôi thấy mình mất đi 30-40% năng lượng. Nhưng theo khía cạnh tâm linh, mỗi lần trước khi ra diễn hay làm MC một chương trình, tôi luôn cầu nguyện, mong mẹ cho mình sự tự tin, duyên dáng của mẹ để hoàn thành tốt công việc. Những lần như thế, tôi như được tiếp thêm sức mạnh để làm việc”, diễn viên 7X cho hay. Đến hiện tại, Hiếu Hiền xem những dặn dò của nghệ sĩ Kim Ngọc là kim chỉ nam trong hành trình làm nghề. Anh thuật lại lời dạy của đấng sinh thành: “Con cứ làm hết mình, cứ sống hết mình, chắc chắn không có gì phụ con cả”. Sau biến cố, vợ con là chỗ dựa tinh thần lớn nhất của Hiếu Hiền ở hiện tại. Anh nói thêm: “Tôi thấy may mắn vì mình cũng có những người bạn bè, anh em sẵn sàng hỗ trợ mình trong cuộc sống. Tôi nghĩ đó là phước phần cha mẹ để lại”. Hiếu Hiền nói chính gia đình nhỏ hiện tại, đặc biệt là các con giúp anh thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực hơn. Nam diễn viên kể: “Từ lúc mất mẹ, tôi xem thường cuộc sống lắm. Đối với tôi khi đó, cái chết nhẹ như lông hồng. Nhưng bây giờ, tôi nghĩ mình phải làm sao duy trì sức khỏe để sống và lo cho con, đến khi bé út đủ 18 tuổi thì tôi mới yên lòng”.
Chuyện người phụ nữ 'bảo vệ người âm', ở nghĩa trang nhiều hơn ở nhà
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...