Sự thật về thực phẩm bổ sung collagen: Có hiệu quả như chúng ta vẫn nghĩ?
Honda SH350i cũng như Vespa GTS 300 Super Tech đều là những mẫu xe tay ga “không dành cho số đông”Bí quyết 'săn' học bổng của học sinh trường... tỉnh
Gần đây, mạng xã hội xuất hiện nhiều bài đăng về chuyện dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc đi vệ sinh vì "quá mắc, không thể nhịn được" thì có bị CSGT phạt nguội không? Một số người rơi vào tình huống này, khi nhận thông báo phạt nguội cũng bất ngờ, nhưng không biết phải chứng minh, giải thích với CSGT thế nào để xóa lỗi.Năm 2024, anh H.L đăng ảnh bị phạt nguội 11 triệu đồng vì dừng xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định. Hình ảnh chụp từ camera giám sát cho thấy, xe ô tô của gia đình anh dừng ở làn khẩn cấp, người đàn ông phía trước xe đang đi vệ sinh. Tình huống éo le này khiến nhiều người lái xe thắc mắc: "Mắc đi vệ sinh nên dừng vào làn khẩn cấp trên cao tốc để giải quyết tốn ngay 11 củ. Vậy ví dụ buồn ngủ thì vẫn phải cố chạy hả các bác? Làn khẩn cấp chỉ khi xe hỏng mới được dùng hay sao? Nhu cầu sinh lý cơ bản này cũng khẩn cấp mà", tài khoản N.X.D nêu ý kiến. Những người hay lái xe đường dài cũng rất hoang mang. Mới đây, anh Minh Sơn (ngụ TP.HCM) chở con về miền Tây thăm người thân. Đang di chuyển trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, con gái 5 tuổi nói "mắc đi vệ sinh không chịu được", anh phải mở đèn nháy, dừng vào làn khẩn cấp để con gái đi vệ sinh. "Ở nhà tôi cũng dặn con đi vệ sinh trước khi lên xe, nhưng lên xe đi được một đoạn thì bé nói mắc đi vệ sinh, không nhịn được. Tôi cũng lo lắng nếu nhịn đi vệ sinh có thể nguy hiểm nên tấp vào dừng", anh Sơn nói.Trường hợp của anh Trường Giang (ngụ Khánh Hòa) cũng éo le không kém, vừa qua, anh Giang chở cháu 7 tháng tuổi trên xe gia đình di chuyển từ TP.HCM về Khánh Hòa trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.Đang trên cao tốc, cháu nhỏ khóc ngặt nghẽo vì không quen đi xe, người trên xe thay phiên nhau dỗ không được, anh Giang phải bật cảnh báo, tấp vào làn dừng khẩn cấp để người lớn bế cháu bé xuống xe, hít thở 5 phút, bé mới nín khóc và gia đình tiếp tục hành trình.Anh Giang nói: "Để cháu khóc quá lâu thì có thể xảy ra vấn đề sức khỏe nên nhà tôi rất lo, buộc phải dừng xe. Tình huống này tôi cũng không biết là có bị CSGT phạt nguội hay không".Luật sư (LS) Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn LS TP.HCM cho biết, theo quy định tại Điều 26 luật trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024, khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định. Trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp.Điều này có nghĩa, thông thường làn dừng khẩn cấp không dùng để dừng đỗ xe, trừ các trường hợp nêu trên hoặc cho phép xe ưu tiên di chuyển trên làn này.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Có. Đi vệ sinh là nhu cầu cá nhân khẩn thiết. Nếu nhịn đi vệ sinh có thể nguy hiểm cho sức khỏeKhông. Dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc để đi vệ sinh là không phù hợp, cần chủ động sức khỏe trước khi lên cao tốc.Như vậy, nếu xe gặp sự cố kỹ thuật thì có thể dừng ở làn khẩn cấp, trường hợp xe gặp sự cố mà không thể di chuyển được thì có thể dừng ngay trên làn xe đang lưu thông và có cảnh báo từ xa. Việc này là khá rõ ràng bởi nó xảy ra ngoài ý muốn, không đảm bảo cho xe tiếp tục di chuyển, vì có thể gây hậu quả cho chính người trên xe hoặc người tham gia giao thông khác.Bên cạnh đó, theo LS Lê Trung Phát, yếu tố "bất khả kháng khác" hiện chưa có quy định cụ thể là gì. Như vậy, bất khả kháng trong trường hợp này, được hiểu không phải là yếu tố kỹ thuật xe mà là các yếu tố liên quan đến con người trên xe hoặc điều kiện thực tế tự nhiên (ví như sương mù, khói bụi khiến tài xế không thể quan sát để tiếp tục di chuyển...).Thực tế, nhiều tuyến cao tốc chưa bố trí được các trạm dừng chân để người dân có thể nghỉ ngơi sau thời gian di chuyển, bảo đảm sức khỏe, vệ sinh cá nhân và một số nhu cầu khác, dẫn đến nhiều trường hợp phải dừng xe để ngủ, để vệ sinh cá nhân. Nhưng những việc này, có được xem là sự kiện bất khả kháng hay không? LS Phát phân tích, đối chiếu với quy định tại điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc buồn ngủ, đi vệ sinh không được xem là sự kiện bất khả kháng. Vì sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Như vậy, buồn ngủ là có thể lường trước được, người lái xe phải biết kiểm soát sức khỏe của mình khi lái xe, biết lái xe thời gian nào là thời gian chúng ta buồn ngủ và cần phải tránh hoặc hạn chế lái vào thời gian đó. Đi vệ sinh cá nhân cũng vậy, thông thường, thì trong khoảng thời gian 2 tiếng di chuyển, đã có điểm dừng chân để vệ sinh cá nhân trên đường hoặc các nút ra trên cao tốc để về đường dân sinh sẽ có chỗ vệ sinh, nên xem vệ sinh cá nhân là bất khả kháng cũng chưa thuyết phục."Thế nhưng, hiểu như vậy, liệu có cào bằng và máy móc? Ví như trên xe có trẻ con, thì việc kiểm soát vệ sinh cá nhân cho các trẻ là rất khó. Nếu người lớn không đáp ứng, chúng có thể la khóc trên xe, sẽ làm ảnh hưởng đến tài xế và người trên xe. Do đó, dừng xe ở làn khẩn cấp trong tình huống này rất có thể sẽ xảy ra và cần xem xét nó như trường hợp bất khả kháng khác", LS Phát nêu ý kiến.
Ca sĩ Thu Phương lên tiếng về tin đồn hủy hôn
Theo Digital Trends, Microsoft vừa chính thức 'khai tử' Smart Lookup, tính năng tra cứu thông tin hữu ích đã đồng hành cùng người dùng Word từ năm 2016. Theo thông báo trên blog hỗ trợ, Smart Lookup sẽ không còn khả dụng, kể cả trong bộ ứng dụng Office 2024 độc lập.Hiện tại, khi người dùng nhấp chuột phải vào một từ và chọn 'Search', họ sẽ chỉ gặp một bảng tìm kiếm trống trơn hoặc thông báo lỗi, cho thấy Microsoft đang dần loại bỏ hoàn toàn Smart Lookup khỏi Word.Động thái này được cho là nhằm thúc đẩy người dùng chuyển sang sử dụng Copilot - chatbot AI được tích hợp trực tiếp trong Word. Copilot không chỉ cung cấp định nghĩa, liên kết và từ đồng nghĩa như Smart Lookup mà còn có khả năng hỗ trợ viết, đưa ra gợi ý và chỉnh sửa văn bản.Đây không phải là lần đầu Microsoft khai tử các công cụ quen thuộc để thay thế bằng các giải pháp AI. Trước đó, hãng đã 'khai tử' Paint 3D và WordPad, gây tiếc nuối cho nhiều người dùng.Mặc dù Microsoft không chính thức xác nhận Copilot sẽ thay thế Smart Lookup, nhưng với những động thái gần đây, điều này gần như là chắc chắn. Microsoft đang tích cực thúc đẩy ứng dụng AI trên nhiều sản phẩm của hãng và Copilot được xem là một trong những 'quân bài' chiến lược trong cuộc đua AI.
Mạng xã hội mới đây lan truyền một đoạn video ghi lại tình huống giao thông "khó đỡ", thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng; khi một xe máy dừng chờ đèn đỏ sai quy định va chạm với một ô tô con giữa ngã ba.Vụ việc được xác định xảy ra vào hơn 15 giờ ngày 13.2.2025 trên đường Quang Trung, đoạn qua địa bàn xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM.Theo hình ảnh trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông ghi lại, thời điểm nói trên, ô tô này đang di chuyển trên đường Tô Ký. Khi đến khu vực Ngã ba chùa, tài xế cho rẽ trái về hướng Quang Trung. Tuy nhiên, khi đến giữa nga ba, ô tô bất ngờ va chạm với một xe máy đang dừng chờ đèn đỏ.Mặc dù không gây hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên tình huống khá "hi hữu" này gây chú ý bởi chiếc xe máy trong vụ việc dừng chờ đèn đỏ ngay giữa đường, thậm chí trên làn ngược chiều. Trong khi nữ tài xế lái ô tô cũng bất cẩn và không chú ý quan sát nên không phát hiện xe máy phía trước.Trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại tình huống va chạm giao thông sau khi đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm đã nhanh chóng lan truyền.Đáng chú ý, dù tỏ ra hết sức khó hiểu với cách xử lý của tài xế ô tô, tuy nhiên đa phần người xem đều cho rằng lỗi chính trong vụ tai nạn thuộc về người điểu khiển xe máy, khi cố tình không tuân thủ luật giao thông, dừng đỗ xe ngay giữa giao lộ. Đồng thời lên tiếng đề nghị cơ quan chức năng cần xử phạt nghiêm với trường hợp vi phạm nói trên.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng đổi với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiên xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy (Điểm d Khoản 3 Điều 7).Trường hợp vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông, tài xế có thể bị phạt tiền từ 10 - 14 triệu đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 10 Điều 7. Đồng thời trừ 10 điểm Giấy phép lái xe.
'Choáng' với lịch tập nghiêm ngặt để có nhan sắc không tuổi của Sĩ Thanh