Viêm khớp ở đàn ông và phụ nữ khác nhau như thế nào?
Ngày 6.3, tại Lữ đoàn 175 (xã Hàng Vịnh, H.Năm Căn, Cà Mau), Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm "Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng - 70 năm hành trình giữ biển". Sự kiện thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang, đảng viên, nhân dân và học sinh trên địa bàn đến tham quan.Triển lãm trưng bày hơn 200 bức ảnh tư liệu, 30 mô hình, hiện vật sinh động, tái hiện hành trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Những chiến công oanh liệt, thành tích tiêu biểu cùng các phần thưởng cao quý của Quân chủng Hải quân được khắc họa rõ nét. Đồng thời, triển lãm giới thiệu hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, đối ngoại quốc phòng, tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.Bên cạnh đó, các tư liệu quan trọng về vị trí, vai trò của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ đất nước cũng được giới thiệu tại triển lãm. Theo ban tổ chức, công tác phối hợp tuyên truyền giữa Quân chủng Hải quân với các bộ, ban, ngành, địa phương cùng những hoạt động thiết thực như chương trình "Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển", hoạt động "Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân" đã góp phần củng cố tình quân dân, khẳng định sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.Triển lãm "Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng - 70 năm hành trình giữ biển" kéo dài đến hết ngày 7.3. Đây cũng là một trong những hoạt động ý nghĩa chào mừng 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9; 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước; 50 năm Ngày Giải phóng quần đảo Trường Sa, đặc biệt là 70 năm Ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7.5.1955 - 7.5.2025).Ô tô chạy ẩu tạt đầu xe khác ở tốc độ hơn 100 km/giờ, suýt tai nạn
Từ thứ tư đến chủ nhật tuần qua (tức từ ngày 29.1 - 2.2), phòng vé Trung Quốc chứng kiến sự tăng trưởng kỷ lục với lượng vé bán ra đạt 7 tỉ nhân dân tệ (tương đương 965,4 triệu USD), và các tựa phim "bom tấn", "cây nhà lá vườn" (sản xuất để phục vụ khán giả trong nước) là những tựa thắng lớn, theo Maoyan (công ty phân tích doanh thu phòng vé Trung Quốc). 4 phim hiện đang chen chân và xưng vương tại bảng xếp hạng phim xứ Trung hiện tại gồm Na Tra 2, Thám tử phố Tàu 1900 (Detective Chinatown 1900), Gấu Boonie: Khởi động tương lai (Boonie Bears: Future Reborn) và Phong thần 2 (Creation of the Gods II: Demon Force). Phim hoạt hình Na Tra 2 đứng nhất phòng vé với số tiền 3,12 tỉ nhân dân tệ (tương đương 430,3 triệu USD). Maoyan dự đoán phim sẽ rời rạp với tổng số tiền 938 triệu USD, nhưng giới quan sát phòng vé quốc tế nhìn nhận phim có thể vượt mốc 1 tỉ USD chỉ ở thị trường Trung Quốc và là phim đầu tiên đạt được thành tích này vì khởi đầu quá thuận lợi. Không chỉ vậy, ở rạp chiếu chất lượng cao Imax (tính đến chủ nhật, các rạp này thu về tổng số tiền 38,1 triệu USD), phim Na Tra 2 thu 22,1 triệu USD, nhanh nhất trong lịch sử phòng vé nước này. Na Tra 2 là phim hoạt hình 3D pha trộn các chất liệu truyền thuyết với đương đại, kể về mối quan hệ không mấy êm thấm giữa Na Tra và Ngao tộc ở biển. Phần đầu ra mắt năm 2019 được đón nhận rất tốt tại thị trường nước này, cũng nắm giữ nhiều "kỷ lục" phòng vé với số tiền 725 triệu USD sau khi rời rạp. Về mặt hàn lâm, đây là phim hoạt hình đầu tiên của Trung Quốc được chọn vào vòng sơ tuyển hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc giải Oscar tại mùa giải lần thứ 92. Một cột mốc đáng kể khác là phim Thám tử phố Tàu 1900 - sê ri điện ảnh hiện đã vượt lên doanh thu 1,3 tỉ USD của đạo diễn Trần Tư Thành - hiện phần thứ 4 này thu về 1,82 tỉ nhân dân tệ (tương đương 251 triệu USD) trong cùng thời điểm ra rạp với Na Tra 2. Dịp Tết Nguyên đán 2025 là thời điểm phòng vé xứ Trung có doanh thu cao nhất trong lịch sử tính đến thời điểm hiện tại.
Giá vàng hôm nay 25.4.2024: 'Bốc hơi' 1 triệu đồng trước phiên đấu thầu vàng
CLB Hanoi Buffaloes vừa gây bất ngờ thích thú cho người hâm mộ khi đăng tải hình ảnh cùng lời chúc mừng Đinh Tiến Công cùng Tô Linh chào đón đứa con đầu lòng: “Chúc mừng cặp đôi người hâm mộ nữ và trai bóng rổ đón chào thành viên mới. Gia đình Hanoi Buffaloes hãy thả tim để chúc bé David Đinh của bố Đinh Tiến Công hay ăn chóng lớn nào!”.
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Du khách ‘bỏ phố về quê’ hái dưa hấu
Sở dĩ điều lệ giải đưa ra quy định này nhằm đảm bảo những người cầm quân của các trường trước hết phải thực sự là những người có chuyên môn, tránh việc HLV lại đến từ ngành nghề hay bộ phận khác không am hiểu thì sẽ nảy sinh nhiều bất cập khi tham gia huấn luyện và dẫn đội đi thi đấu. Mặt khác, quy định bằng cấp là để tránh việc một số đội bóng nhờ vả hoặc thuê mướn những cầu thủ từng chơi bóng trước đây có kinh nghiệm nhưng không được đào tạo bài bản vào cầm quân thì sẽ không nắm rõ luật và quy định khác, không đủ trình độ để tham gia các cuộc họp kỹ thuật hay sinh hoạt chuyên môn trong giải đấu. Nên nhớ đây là giải do VFF trực tiếp điều hành và là giải chính thức nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia nên đòi hỏi tính chuyên môn dành cho đội ngũ HLV phải cao và đúng quy định.