Xin gửi ông lời cảm ơn và ngàn nụ hôn, Park Hang-seo
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 12 giờ trưa 1.2 (mùng 4 tết), tại khu vực ga đến quốc nội của sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình, TP.HCM) đông đúc người. Nhiều người cho biết họ từ quê trở lại, cũng có người đi du lịch dịp Tết Nguyên đán và về sớm hơn 1 ngày để ổn định trước khi đi làm lại, trở về với cuộc sống thường nhật.Bảo Thy, Kỳ Duyên, Thanh Hằng... đều 'mê tít' lối lên đồ với phong cách menswear
Từ những phân tích nêu trên, Cục Điều tiết điện lực cho rằng, phải có sự thận trọng trong quá trình phát triển ĐMTMN để có thể phát huy ưu điểm, giảm thiểu nhược điểm của nguồn điện này, chỉ nên phát triển ở mức sẵn sàng tiêu thụ tại phụ tải.
Phát hiện 2 thanh niên chết tại bìa rừng ở Nghệ An
Bài viết "Giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, đúng hay sai?" của Thanh Niên Online đăng tải ngày 9.3 thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc quan tâm. Người cho rằng việc giáo viên ở trường giải quyết công việc trong giờ hành chính là hợp lý để chăm chút nhiều hơn cho học sinh, còn nhiều ý kiến khác cho biết nên căn cứ trên hiệu quả thực tế công việc chứ không áp giờ cụ thể.Bạn đọc Bình Hoàng cho rằng không nên áp khung giờ giấc cố định phải ngồi ở trường làm việc từ sáng đến chiều. Bạn đọc này nêu lý do: "Từ lâu lắm rồi, đã có một thời Bộ Giáo dục quy định giáo viên phải làm việc 8 giờ một ngày tại trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải bỏ ngay, vì không hiệu quả và gây nhiều phiền toái cho giáo viên và cả ban giám hiệu trong công tác quản lý nữa. Công việc giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên có tính đặc thù nên không nhất thiết phải làm việc 8 giờ/ngày. Thời nay có công nghệ cao, cứ gì phải ngồi tập trung với nhau mới có thể trao đổi, bàn bạc? Bây giờ còn có những nghề có thể làm ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính và wifi là được".Tài khoản MrLucabarazi đưa quan điểm: "Mỗi tuần 23 tiết nhưng lại bắt đi làm từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là sai rồi. Còn việc giáo viên phải làm hết việc của họ là điều hiển nhiên, việc họ làm không đạt thì đã có quy chế/quy định".Người đọc lấy tên tài khoản Bạn đọc mới nêu quan điểm không nên cứng nhắc quy định giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, nên để giáo viên được dạy hết tiết có thể về, công việc miễn sao hoàn thành là được.Đồng quan điểm này, bạn đọc với tài khoản 25270 chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng thời gian không nhất thiết phải nguyên tắc quá. Quan trọng là hiệu quả giảng dạy. Nếu bạn ở trường 4 tiếng mà học sinh của bạn vẫn tốt thì không vấn đề gì. Trong trường hợp phải ở lại đủ 8 tiếng thì vẫn không sai vì bạn đã hưởng lương cho 8 tiếng mỗi ngày".Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết theo cá nhân cô, giáo viên tiểu học khác giáo viên bậc THPT. Vì thường là giáo viên chủ nhiệm tiểu học đảm nhiệm dạy hầu hết các môn trong một lớp, đồng hành với các con suốt cả ngày, trừ một số tiết thuộc về các môn nghệ thuật, thể dục và kỹ năng, ngoại ngữ. Tuy nhiên các tiết này không chiếm nhiều thời gian nên giáo viên có thể được nghỉ ngơi trong thời điểm các môn học này diễn ra. Thời gian này, thầy cô có thể chăm sóc cho bản thân, lo công việc gia đình và nâng cao trình độ, ra ngoài giao tiếp học hỏi cũng là những việc cần thiết và bổ trợ cho việc định hướng và phát triển nghề nghiệp cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Theo cô Thảo sẽ rất là hợp lý khi giáo viên ở trường cả ngày trong giờ hành chính để theo kịp các con nhưng với điều kiện lương phải đảm bảo cuộc sống của các thầy cô. "Hiện nay, lương giáo viên tiểu học không cao, kiêm nhiệm nhiều nên sẽ thiệt thòi nếu bắt các thầy cô phải đồng hành suốt cùng các con. Nên chăng, cần tính thêm các tiết ở trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thầy cô một cách thỏa đáng thì đôi bên đều đạt được sự đồng thuận. Ví dụ như trường luôn có giáo viên để kịp thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh khi các con có sự cố hay sự việc bất ngờ xảy ra. Các con được thầy cô quan tâm, chăm sóc sâu sát và kịp thời giáo dục và hỗ trợ các con. Nhưng khi mà điều kiện làm việc, lương bổng còn chưa tốt như các trường ngoài công lập thì việc yêu cầu giáo viên đồng hành suốt cùng con trong cả ngày ở trường sẽ rất khó mà các thầy cô an tâm và đồng thuận. Phần Lan là nước làm được điều này, chúng ta nên nhìn cách quốc gia này triển khai chính sách giáo dục để thấy nghề giáo với mức lương cao và môi trường làm việc tốt để giáo viên yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình", cô Thảo chia sẻ thêm.Theo cô Thảo, hiện nay tại các trường tiểu học có tổ chức bán trú, giáo viên nếu tham gia công tác phục vụ quản lý bán trú được chi trả thêm phụ cấp hàng tháng, số tiền này được cộng thêm vào tiền lương mà các giáo viên được nhận hàng tháng, do đó việc giáo viên ở lại trường làm việc từ sáng tới chiều là hợp lý.Còn giáo viên bậc THPT, các giáo viên dạy theo tiết thì việc giáo viên phải ngồi làm việc ở trường từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là không cần thiết, trừ khi trường có phòng học bộ môn, phân công giáo viên trực phòng để hỗ trợ học sinh khi học sinh cần. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi chưa có phòng học bộ môn để trực như trên.Cô Phương Thu (tên giáo viên được thay đổi), giáo viên chủ nhiệm một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết với các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học, không chỉ dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, học tập nâng cao chuyên môn, làm hoàn thành các công tác hồ sơ mà cô còn hỗ trợ công tác tổ chức, phục vụ bán trú của các em học sinh vào các giờ học sinh ăn trưa, ngủ trưa (có được tính phụ cấp thêm, chi trả hàng tháng cùng lương). Do đó cô thường có mặt, làm việc ở trường từ 7 giờ sáng tới 17 giờ chiều để giải quyết sổ sách, chấm tập vở cho học sinh và thấy thời gian làm việc như trên là hợp lý. "Nghị quyết 08 chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ viên chức TP.HCM là động lực để đội ngũ giáo viên cố gắng hoàn thành xuất sắc, hiệu quả công việc được giao", cô cho biết.Trả lời Thanh Niên Online, một cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM cho biết câu chuyện hiệu trưởng khuyến khích giáo viên làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 để giải quyết hết công việc trường lớp ở trường, chăm lo tốt cho học sinh học chậm, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các đồng nghiệp, về nhà có thể lo việc gia đình, nghỉ ngơi có mục tiêu tích cực, hướng tới ý nghĩa nhân văn là vì học sinh. Điều này có thể là thỏa thuận, nội quy lao động trong mỗi tập thể, để hướng tới mục tiêu cao nhất là hiệu quả công việc. Tuy nhiên khi cán bộ quản lý trường học đưa ra một quy định nào, cần thông điệp, cách thức lan tỏa thông điệp rõ ràng để thuyết phục đội ngũ, vì sao phải làm như vậy, làm như vậy để đạt được mục tiêu gì, đo lường hiệu quả công việc bằng cách nào, nếu đạt được mục tiêu thì sẽ được những giá trị gì, được ghi nhận như thế nào...? Đồng thời, theo cán bộ cấp phòng GD-ĐT này, hiệu trưởng có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trước một số nhân sự cốt cán, năng lực làm việc tốt, có thể truyền cảm hứng, họ sẽ làm gương cho việc tập trung ở trường làm việc và cùng hỗ trợ đội ngũ của mình qua các việc như trao đổi bài giảng, tập huấn bồi dưỡng kiến thức... Dần dần, khi thấy hiệu quả, việc này sẽ được lan tỏa rộng hơn trong toàn thể đội ngũ. Và tất nhiên, trường học cũng cần chú ý cơ sở vật chất, bàn ghế, hệ thống mạng... phục vụ việc làm việc của giáo viên."Thực tế cho thấy nhiều trường ngoài công lập, ngoài việc làm 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi ngày ở trường, vào thứ bảy hàng tuần đội ngũ giáo viên còn tập trung ở trường để bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, và giáo viên đều tự giác, chủ động tham gia. Quan trọng là họ thấy hiệu quả, và việc học tập này bổ ích thật sự, mang lại giá trị thật sự", vị này trao đổi.
Bệnh dại là một bệnh nhiễm virus nặng gây viêm não tủy cấp tính, do vi rút dại lây từ động vật có vú sang người, khi đã lên cơn dại tỷ lệ tử vong là 100%.Tại Việt Nam, bệnh dại xuất hiện ở nhiều địa phương, nguồn truyền bệnh chính là chó, mèo. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm. Năm 2023 số người điều trị dự phòng bệnh dại là 674.888 người tăng hơn 45% so với năm 2022; cả nước cũng ghi nhận 82 ca tử vong do bệnh dại tại 30/63 tỉnh thành, phố. Tính đến cuối năm 2024, cả nước ghi nhận 84 ca tử vong do bệnh dại tại 34/63 tỉnh, thành phố. Bệnh dại có thể dự phòng bằng tiêm vắc xin hay huyết thanh kháng dại, tiêm ngay lập tức và đúng phác đồ có thể phòng bệnh 100%. Tuy nhiên, nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của bệnh dại còn rất chủ quan, lơ là, không tiêm phòng huyết thanh kháng dại, vắc xin phòng dại kịp thời sau khi bị động vật nghi dại cắn hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định. Nhiều trường hợp được chỉ định tiêm kết hợp huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại nhưng vì băn khoăn chi phí tiêm chủng cao, tâm lý sợ tốn kém tiền bạc nên đã trì hoãn mũi tiêm hoặc không tiêm. Lo ngại hơn, vì chủ quan và thiếu thông tin, người dân bị phơi nhiễm với bệnh dại đã không đến cơ sở y tế để tư vấn, tiêm phòng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Bên cạnh đó, còn có những trường hợp lại tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận. Đơn cử, ca tử vong do bệnh dại ghi nhận tại thôn O Đất, xã Ia Băng, H.Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai vào ngày 8.8.2024. Ngoài trường hợp tử vong là anh D., địa phương còn ghi nhận 11 trường hợp phơi nhiễm. Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, trước đó, anh D. bị chó của gia đình cắn, đến cơ sở y tế để xử lý vết thương, nhưng không khai báo và cũng không tiêm huyết thanh kháng dại, vắc xin phòng bệnh dại. Con chó sau khi cắn anh D. đã bị người nhà đập chết làm thịt để ăn. Kết quả điều tra cho thấy, xác minh có 11 người phơi nhiễm; trong đó, 2 người nguy cơ rất cao do trực tiếp làm thịt chó, 9 người tiếp xúc với trường hợp tử vong do bệnh dại.Tháng 5.2024, bà D. sinh năm 1971, ngụ phường Long Tâm (TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) bị mèo cào vào chân với vết xước trầy ở da, chảy máu nhẹ, do nghĩ mèo nhà nuôi nên bà D. chủ quan không đi tiêm dự phòng sau phơi nhiễm. Tháng 11.2024, bà D. có biểu hiện bị sốt, mệt mỏi, đau họng, khó thở và người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu với chẩn đoán bệnh dại viêm cơ Tim cấp và tử vong sau đó vài ngày.Ngoài ra, thực trạng hiện nay cho thấy một số nhân viên y tế vẫn còn e ngại trong việc tiêm kết hợp huyết thanh kháng dại và vắc xin dại, cho rằng có nhiều tác dụng phụ. Do đó, việc triển khai đưa huyết thanh kháng dại vào các điểm tiêm chủng, còn e dè các phản ứng sau tiêm.Theo thống kê của ngành Y tế, những năm gần đây bình quân cả nước có khoảng 600 nghìn người bị chó, mèo cắn và trên 70 người tử vong mỗi năm dù đã có vắc xin cho cả người và động vật. Bệnh dại luôn giữ vị trí có số ca tử vong nhiều nhất trong các bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, chi phí để giải quyết hậu quả khi bị chó, mèo cắn và các hệ lụy của bệnh dại tiêu tốn gần 1.000 tỉ đồng/năm.Bệnh dại còn gây ảnh hưởng đến an sinh xã hội và các khía cạnh của đời sống như gây đau khổ cho gia đình nạn nhân; vết thương do chó cắn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm thần của nạn nhân có thể suốt đời; mất cơ hội vui chơi giải trí, nghiên cứu, học tập, làm việc và gây ảnh hưởng môi trường.Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) là đơn vị trong nước, sản xuất huyết thanh kháng dại để dự phòng bệnh dại cung cấp cho các cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc trong gần 30 năm nay. Không ngừng áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại và tuân thủ GMP vào trong sản xuất. IVAC đã cải tiến thành công sản phẩm huyết thanh kháng dại tinh chế với tên thương mại mới là IVACRIG hiệu quả và an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm IVACRIG (huyết thanh kháng dại tinh chế) được sản xuất từ huyết thanh ngựa áp dụng theo công nghệ tinh chế tiên tiến. Mỗi lô IVACRIG được đưa ra thị trường sau khi trải qua 3 cấp đánh giá về an toàn thuốc và được Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế cấp giấy chứng nhận chất lượng sau khi xem xét đầy đủ hồ sơ sản xuất lô và kiểm soát chất lượng.IVACRIG là sản phẩm có độ tinh sạch cao, an toàn, hiệu quả với giá thành hợp lý góp phần điều trị dự phòng cho người bị động vật nghi dại cắn, trung hòa virus dại giảm các khả năng gây phản ứng phụ, các phản ứng phụ (nếu có) chỉ thoáng qua và dễ dàng giải quyết như đau tại chỗ, đỏ, ngứa.Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Người dân khi bị chó mèo cắn cần kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại, tuyệt đối không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận. Chủ quan sẽ trả giá đắt.
Lao động làm việc kém năng suất, công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng được không?
Điều đáng chú ý là cả Selena Gomez và Hailey Bieber đều diện trang phục đồng điệu với đầm đen quây ngực, kết hợp cùng kiểu tóc buông xõa khi xuất hiện trên thảm đỏ.Một nguồn tin tiết lộ với DailyMail: "Selena không muốn có một bức ảnh khó xử với Hailey để rồi ngày hôm sau cả thế giới sẽ bàn tán về nó. Đây là đêm của cô ấy. Cô ấy là người trao giải cho bộ phim Emilia Pérez, một tác phẩm mà Selena rất tự hào. Vì thế, Selena muốn sự chú ý đổ dồn vào điều đó".Tuy nhiên, chủ nhân bản hit Good For You khẳng định rằng cô không có vấn đề gì với việc chào hỏi Hailey Bieber nếu họ tình cờ gặp nhau.Nguồn tin này cũng nhắc lại một sự việc trong quá khứ: "Selena từng chụp hình với Hailey, nhưng sau đó những tin đồn vô căn cứ bị phát tán. Bởi vậy, nếu họ chạm mặt nhau, tất nhiên Selena sẽ chào hỏi vì cô ấy là một người thân thiện. Nhưng cô ấy chỉ muốn tránh bị chụp hình chung hoặc đứng gần Hailey, vì nếu điều đó xảy ra, sẽ có hàng trăm câu chuyện được thêu dệt".Tại buổi tiệc hậu Oscar ở Beverly Hills (Mỹ), Selena Gomez xuất hiện rạng rỡ trong một chiếc đầm đen lấp lánh, tỏa sáng trên thảm đỏ. Trước đó, tại lễ trao giải Oscar, mỹ nhân 9X sánh bước cùng hôn phu của mình - nhà sản xuất âm nhạc Benny Blanco.Trong khi đó, Hailey Bieber tham dự tiệc của Vanity Fair mà không có chồng đi cùng. Bên trong sự kiện, nữ người mẫu được bắt gặp trò chuyện cùng Zoë Kravitz và Madison Beer. Bà mẹ một con khoe vẻ đẹp thanh lịch trong thiết kế cổ điển của Yves Saint Laurent.Sự vắng mặt của Justin Bieber tại bữa tiệc này diễn ra chỉ một ngày sau sinh nhật lần thứ 31 của anh. Gần đây, người hâm mộ bày tỏ lo lắng về sức khỏe của nam ca sĩ, khi những bức ảnh paparazzi cho thấy anh trông tiều tụy và kiệt sức hơn bình thường. Nhiều suy đoán trên mạng xã hội cho rằng "hoàng tử nhạc pop" có thể đang sử dụng chất kích thích.Tuy nhiên, vào tháng 2, đại diện của Justin Bieber đã lên tiếng với TMZ, phủ nhận hoàn toàn tin đồn này: "Những câu chuyện xoay quanh việc Justin sử dụng chất cấm hoàn toàn không đúng sự thật". Người đại diện cũng nhấn mạnh rằng, nam ca sĩ đang ở một trong những giai đoạn hạnh phúc nhất cuộc đời mình.