Siêu phẩm cầu vồng giúp U.23 Việt Nam thắng Malaysia, 99% vào tứ kết sớm
Theo BGR, trong khi cả thế giới đang đổ dồn sự chú ý vào sự kiện CES 2025 đang diễn ra tại Las Vegas (Mỹ), thì Samsung âm thầm chuẩn bị cho một công bố lớn với sự kiện Galaxy S25 Unpacked sắp tới.Theo đó, bên cạnh bộ ba điện thoại cao cấp Galaxy S25, S25 Plus và S25 Ultra, 'gã khổng lồ' công nghệ Hàn Quốc còn dự kiến tung ra một vũ khí bí mật khác, đó là dịch vụ thuê thiết bị phần cứng mang tên 'AI Subscription Club' cho phép người dùng sở hữu điện thoại Galaxy và các thiết bị khác như robot AI Ballie với một mức phí trả theo tháng.AI Subscription Club ra mắt lần đầu tại Hàn Quốc vào tháng trước, ban đầu chỉ dành cho các thiết bị gia dụng. Với việc mở rộng sang smartphone và tablet, Samsung mong muốn mang đến cho người dùng cơ hội trải nghiệm các sản phẩm công nghệ mới nhất mà không cần phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua.Ý tưởng này không mới, trước đây Apple từng ấp ủ kế hoạch tương tự cho iPhone nhưng sau đó đã hủy bỏ. Mô hình cho thuê này được cho là sẽ kết hợp dịch vụ bảo trì với trả góp. Đặc biệt, việc nâng cấp lên các mẫu điện thoại mới nhất cũng sẽ trở nên đơn giản hơn.Dự kiến ra mắt cùng gói thuê thiết bị, dòng Galaxy S25 hứa hẹn sẽ là tâm điểm của sự kiện Unpacked. Tuy nhiên, người dùng cũng lo ngại về việc giá bán của Galaxy S25 Ultra có thể sẽ tăng. Liệu gói dịch vụ này có phải là 'chiêu bài' của Samsung để xoa dịu người dùng?Mặc dù Apple đã từ bỏ ý tưởng này, nhưng với tiềm lực và sự quyết tâm của mình, Samsung hoàn toàn có thể 'lội ngược dòng' và tạo ra một xu hướng mới trên thị trường công nghệ. Gói đăng ký phần cứng được kỳ vọng sẽ là bước tiến chiến lược, giúp Samsung củng cố vị thế dẫn đầu và thu hút thêm người dùng.Pháp mất thế ở Niger
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
Khai mạc giải vô địch võ cổ truyền trẻ - thiếu niên toàn quốc năm 2023
TP.HCM: Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Xinh (ngụ số 387 Bà Thiên, tổ 8, ấp Xóm Bưng, xã Nhuận Đức, H.Củ Chi); Ban Tiếp công dân - Văn phòng UBND TP.HCM trả lời đơn của bà Trần Bích Thủy - Giám đốc Công ty TNHH Tân Phúc Hồng (số E3/101/1, ấp 5, xã Đa Phước, H.Bình Chánh) và một số người dân khác có tên trong đơn; UBND H.Củ Chi trả lời đơn của ông Võ Văn Tổng (ngụ tổ 8, ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi); Công an Q.Phú Nhuận trả lời đơn của bà Phạm Thị Lệ Thùy (ngụ số 136/19A Trần Quang Diệu, P.14, Q.3); Công an Q.Phú Nhuận trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Mai Trâm (ngụ số 150/9 L1 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5); bà Nguyễn Thị Phụng (ngụ số 312 Bình Lợi, P.13, Q.Bình Thạnh) và bà Đỗ Thị Thủy (ngụ số 359/1/9H1 Lê Văn Sỹ, P.13, Q.3); Công an Q.1 trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Hợp (ngụ số 89 Cao Thắng, P.17, Q.Phú Nhuận); UBND Q.10 trả lời đơn của ông Lê Dương Hoài Thương (ngụ số 15/1 đường TA05, P.Thới An, Q.12) - Là người đại diện theo ủy quyền của ông Trần Văn Chánh; Hội Cựu Thanh niên xung phong TP.HCM (636 Võ Văn Kiệt, P.1, Q.5) trả lời đơn của ông Đinh Tiến Long (ngụ số 1C6, ấp 25, xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn) cùng một số người khác có tên trong đơn.UBND H.Cẩm Mỹ, Đồng Nai trả lời đơn của ông Trịnh Xuân Toàn (ngụ tổ 4, ấp Suối Lức, xã Xuân Đông, H.Cẩm Mỹ); Ban Tiếp công dân - Văn phòng HĐND - UBND TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi trả lời đơn của ông Đinh Long Huệ (HKTT: tổ 2, P.Nghĩa Lộ, TP.Quảng Ngãi; địa chỉ liên hệ: số 201 Nguyễn Trãi, TP.Quảng Ngãi); Công an H.Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu trả lời đơn của ông Thái Văn Duy (ngụ số 133 Phạm Hữu Chí, thị trấn Long Điền, H.Long Điền); UBND tỉnh Long An trả lời đơn của ông Nguyễn Lê Toàn (ngụ ấp Bình Cang, xã Bình Thạnh, H.Thủ Thừa); Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông trả lời đơn của bà Hồ Thị Trĩ (ngụ thôn Xuyên Hải, xã Đức Xuyên, H.Krông Nô)...Bạn đọc có thể liên hệ Ban Công tác Bạn đọc - Báo Thanh Niên để biết thêm chi tiết.
Tiến sĩ Phạm Thái Vinh còn là một trong những tác giả sách giáo khoa giáo dục thể chất lớp 6, 7 (bộ sách Chân trời sáng tạo), đang tiếp tục thực hiện sách giáo khoa lớp 8.
Bí quyết du lịch tiết kiệm - Vui chơi thả ga cho kỳ nghỉ hè 2024
Với 13 lần ghi bàn tại AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam là đội ghi bàn nhiều thứ hai tại giải đấu năm nay, tính đến sau loạt trận bán kết lượt đi. Thành tích ghi bàn của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik hiện chỉ kém đương kim vô địch (ĐKVĐ) Thái Lan (19 bàn).Điều đáng chú ý tiếp theo, đội tuyển Việt Nam ghi bàn từ mọi hướng, các tình huống ghi bàn rất đa dạng. Đoàn quân của HLV Kim Sang-sik đã có bàn thắng được ghi bằng đầu (Doãn Ngọc Tân lập công trong trận đấu với Philippines ở vòng bảng), có bàn thắng từ các tình huống cố định (Doãn Ngọc Tân ghi bàn sau pha đá phạt góc trong trận đấu với Philippines, Nguyễn Tiến Linh đá phạt đền thành công trong trận gặp Singapore), có những pha giãn biên sau đó tạt vào trung lộ để các cầu thủ ở phía trong dứt điểm, phối hợp nhóm bật tường trung lộ, chuyền khe ghi bàn, lẫn các tình huống sút xa…Những người đã ghi bàn thắng từ các cú sút xa cho đội tuyển Việt Nam là Quang Hải trong trận thắng Myanmar 5-0 ở vòng bảng và Văn Vĩ trong trận thắng Lào 4-1 cũng ở vòng bảng.Trừ thủ môn, tất cả các tuyến khác nhau của đội tuyển Việt Nam đều đã có cầu thủ ghi bàn thắng cho đội nhà. Ở hàng hậu vệ, hậu vệ trái Văn Vĩ là người đã lập công cho đội tuyển Việt Nam. Ở hàng tiền vệ, chúng ta có Quang Hải (2 bàn), Hai Long, Doãn Ngọc Tân là những người đã chọc thủng lưới đối phương tại giải năm nay.Còn trên hàng tiền đạo, Tiến Linh, Xuân Son (mỗi người 3 bàn), Văn Toàn và Vĩ Hào là những chân sút đã có bàn thắng. Riêng Tiến Linh và Xuân Son đang áp sát danh hiệu vua phá lưới của AFF Cup năm nay.Chỉ có các trung vệ là chưa ghi bàn. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân. Đầu tiên, trung vệ có khả năng tham gia tấn công tốt nhất của đội tuyển Việt Nam hiện nay là Việt Anh chưa được thi đấu nhiều. Cầu thủ này mới ra sân 1 lần tại AFF Cup 2024, nhưng cũng bị thay ra khá sớm khi đội tuyển Việt Nam đối đầu với Philippines ở vòng bảng.Thứ nhì, do các phương thức ghi bàn vẫn rất đa dạng, nên đội tuyển Việt Nam chưa tập trung khai thác các tình huống lên tham gia tấn công và đánh đầu của các trung vệ, trong những pha bóng cố định. Không loại trừ khả năng ở các trận đấu cuối cùng của AFF Cup 2024, khi tính chất của các trận đấu mỗi lúc một căng thẳng hơn, khi các đội mỗi lúc một hiểu nhau hơn, thi đấu chặt chẽ hơn, chúng ta sẽ dần dần sử dụng phương án "săn bàn" này. Cũng về lý thuyết, cơ hội được ra sân của trung vệ Việt Anh trong những trận đấu tới sẽ cao hơn, khi HLV Kim Sang-sik cần thêm người để "trám" vào những khoảng trống ở hàng phòng ngự của đội tuyển Việt Nam, khi có cầu thủ ở khu vực này gặp thẻ phạt hoặc sa sút về mặt thể lực. Ở góc độ nào đó, đây cũng là "vũ khí bí mật" của đội tuyển Việt Nam ở giai đoạn cuối của giải. Chúng ta sẽ tập trung khai thác những pha bóng các trung vệ lên tham gia tấn công, đón đường chuyền của đồng đội từ những tình huống cố định, rồi đánh đầu ghi bàn. Trong lối chơi này, không chỉ có Việt Anh, Bùi Tiến Dũng cũng là trung vệ có khả năng đánh đầu ghi bàn không tồi.Đội bóng của HLV Kim Sang-sik càng đa dạng ở khả năng tiếp cận khung thành đối phương, các đối thủ càng khó đoán. Đúng thời điểm thích hợp, đội tuyển Việt Nam có thể sẽ sử dụng phương thức tấn công thích hợp, khiến các đối thủ không kịp trở tay.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Singapore Việt Nam thua SingaporeViệt Nam hòa Singapore