Phong cách gợi cảm, sang trọng của ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung
Ngoài ra, chương trình “Triệu cây xanh - Vì một Việt Nam xanh” được triển khai từ năm 2021 cũng có nhiều thay đổi, hướng đến hạn chế khí thải CO2, tạo sinh kế cho người lao động địa phương.Hải Phòng: Chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng, một thanh niên bị triệu tập
Rachel Zegler đóng vai Bạch Tuyết và Gal Gadot vào vai hoàng hậu độc ác sẽ tham dự buổi chiếu tại rạp El Capitan ngày 15.3.Tuy nhiên, tờ Variety đưa tin hôm 11.3, chỉ có các nhiếp ảnh gia và nhân viên mới được phép đến gần thảm đỏ thay vì đội ngũ truyền thông.Người hâm mộ đang phản đối dữ dội khi Rachel Zegler (23 tuổi) được chọn vào vai Bạch Tuyết vào năm 2021 chỉ vì cô là người gốc Latinh.Ngoài ra, nữ diễn viên của phim West Side Story phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích khi cô nói rằng cốt truyện của bộ phim Bạch Tuyết năm 1937 đã "lỗi thời" vì hoàng tử "theo nghĩa đen là theo dõi Bạch Tuyết". "Bạch Tuyết sẽ không được hoàng tử cứu đâu. Cô ấy không mơ về tình yêu đích thực mà mơ về việc trở thành nhà lãnh đạo mà cô ấy biết mình có thể trở thành", Zegler nói với tờ Variety vào năm 2022.Zegler cũng phải đối mặt với nhiều phản ứng vì lên tiếng ủng hộ Palestine trên mạng xã hội và chia sẻ một bài đăng dài trên Instagram rằng Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông "không bao giờ biết đến hòa bình" sau khi ông đánh bại Kamala Harris trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái.Một phần trong thông điệp của nữ diễn viên có đoạn: "4 năm nữa đầy sự thù hận, đẩy chúng ta vào một thế giới mà tôi không muốn sống. Tôi đau lòng cho những người bạn, những người thức dậy trong nỗi sợ hãi mỗi ngày. Và tôi ở đây với các bạn để khóc, để hét lên, để ôm, nói về việc phe cánh tả tiếp tục làm chúng ta thất vọng trong việc mở ra một con đường mới phía trước".Sau khi mọi người kêu gọi sa thải Zegler khỏi bộ phim Nàng Bạch Tuyết do Marc Webb đạo diễn, cô đã đưa ra lời xin lỗi, nói rằng đã để "cảm xúc lấn át" mình khi nói về cuộc bầu cử."Tôi xin lỗi vì đã góp phần vào cuộc thảo luận tiêu cực. Tuần này là một tuần đầy cảm xúc đối với rất nhiều người trong chúng ta, nhưng tôi tin chắc rằng mọi người đều có quyền đưa ý kiến riêng, ngay cả khi nó khác với ý kiến của tôi", cô viết.Nữ diễn viên người Israel Gal Gadot (39 tuổi) là người ủng hộ quê nhà công khai trên mạng xã hội. Cô có bài phát biểu đầy nhiệt huyết vào ngày 4.3 tại hội nghị thượng đỉnh thường niên của Liên đoàn chống phỉ báng diễn ra ở New York.Ngôi sao phim Wonder Woman đã nói vào thời điểm đó: "Tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng trên đường phố Mỹ và nhiều thành phố khác trên thế giới, chúng ta sẽ thấy mọi người không lên án Hamas, mà lại ăn mừng, biện minh và cổ vũ cho cuộc thảm sát người Do Thái".Hãng Disney cũng phải đối mặt với phản ứng dữ dội vì chọn những người nhỏ bé vào vai 7 chú lùn trong bản làm lại. Sau đó, công ty đã thay đổi những chú lùn thành "sinh vật kỳ diệu" với mọi kích thước và giới tính.Nàng Bạch Tuyết sẽ ra rạp toàn cầu, trong đó có Việt Nam, vào ngày 21.3.
Ukraine sắp có vũ khí laser để đối phó mưa 'bom lượn' từ Nga
4 công trình của VTN Architects vinh dự giành chiếu thắng là công trình "Best of best" của giải thưởng lần này là như Grand World Phú Quốc, Trung tâm Giáo dục Học viện Viettel, Nhà Bát Tràng và Viettel Offsite Studio trong các hạng mục nghỉ dưỡng, giáo dục, công trình xanh.
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác
Khủng hoảng tuổi trung niên: Hãy đón nhận cơ hội cuộc đời này để sang trang!
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.