Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục New Zealand ngay tại Việt Nam
Phim ‘Trạm cứu hộ trái tim’ tập 5: Nghĩa bị mẹ vạch mặt?
Nếu thông tin này chính xác, smartphone trong tương lai của Xiaomi sẽ có pin vượt trội hơn so với các sản phẩm hiện tại như Galaxy S24 Ultra, OnePlus 13 và những thông tin rò rỉ về Galaxy S25 Ultra.Khi mà thị trường smartphone đang thiếu sự đổi mới, thời lượng pin vẫn là một lĩnh vực có thể cải thiện. Trong khi Galaxy S25 Ultra được cho là giữ nguyên dung lượng 5.000 mAh, các đối thủ của Samsung đang chuẩn bị tham gia cuộc đua về dung lượng pin với những con số ấn tượng và Xiaomi là một ví dụ tiêu biểu.Báo cáo của Digital Chat Station cho biết chiếc điện thoại Redmi mới của Xiaomi có điểm trừ là không hỗ trợ sạc không dây nhưng bù lại, người dùng sẽ không cần phải sạc pin thường xuyên.Mặc dù đã có những smartphone với dung lượng pin lớn hơn 7.500 mAh nhưng chúng thường cồng kềnh và không phù hợp cho việc sử dụng hằng ngày. Mẫu Redmi mới được cho là sẽ có thiết kế mỏng nhẹ hơn, không giống như những thiết bị khổng lồ với pin 10.000 mAh. Nếu so sánh, các mẫu điện thoại như Realme GT 7 Pro (6.500 mAh), OnePlus 13 (6.000 mAh) và RedMagic 10 Pro Plus (7.050 mAh) sẽ không thể cạnh tranh với dung lượng pin của Xiaomi.Digital Chat Station cũng cho biết Xiaomi không chỉ dừng lại ở pin 7.500 mAh mà còn đang nghiên cứu một mẫu điện thoại với dung lượng pin lớn hơn. Điều này có thể giúp cuộc chiến dung lượng pin smartphone ngày càng trở nên gay cấn hơn trong năm 2025, thậm chí kéo dài sang năm 2026 khi mà Samsung cũng đang nghiên cứu công nghệ pin xếp chồng để cải thiện dung lượng cho Galaxy S26 Ultra.Lợi ích của pin lớn không chỉ nằm ở thời gian sử dụng giữa các lần sạc mà còn giúp giảm thiểu việc sạc, từ đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Sự phát triển trong công nghệ pin chắc chắn sẽ là một chủ đề thú vị trong tương lai và những thông tin về chiếc Redmi mới đang khiến nhiều người dùng háo hức chờ đợi.
Đội tuyển Tây Ban Nha: Vực sâu liền kề đỉnh cao
Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế), cho biết, Cục Dân số đã tham mưu Bộ Y tế trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật Dân số và dự thảo luật Dân số, có đề xuất 3 nhóm chính sách lớn là: duy trì mức sinh thay thế; giảm mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; nâng cao chất lượng dân số.Trong đó, với chính sách duy trì mức sinh thay thế, dự thảo luật đề xuất quy định, mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định bình đẳng, tự nguyện trong việc sinh con, thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng.Đồng thời, dự thảo luật cũng đề xuất cho phép lao động nữ khi sinh con thứ 2 được kéo dài thời gian nghỉ thai sản 7 tháng thay vì 6 tháng; tạo điều kiện cho phụ nữ sinh đủ 2 con ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp được hỗ trợ thuê, mua nhà ở xã hội. Theo ông Dũng, trước đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 nhằm duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc, ngăn chặn xu hướng mức sinh giảm tại một số tỉnh, thành.Trong đó đã đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, trong đó khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi…Đồng thời, xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ như các dịch vụ thân thiện với người lao động: đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sĩ gia đình... Quy hoạch, xây dựng các điểm trông, giữ trẻ, nhà mẫu giáo phù hợp với điều kiện của bà mẹ, nhất là các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị.Bên cạnh đó, hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con như tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng chống suy dinh dưỡng; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con...Đồng thời có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con: mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình.Theo Bộ Y tế, mức sinh tại Việt Nam liên tục giảm trong các năm gần đây, xuống dưới mức sinh thay thế (từ 2,11 con/phụ nữ năm 2021 còn 1,96 con/phụ nữ), và dự báo tiếp tục giảm nếu không can thiệp hiệu quả.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
PGS-TS-NGND Huỳnh Văn Hoàng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, qua đời
Chẳng ai rõ khởi nguồn từ đâu, nhưng kể từ thời điểm những ngày cuối tháng Chạp đến nay, cụm từ "thắng đời 1 – 0" ngập tràn mạng xã hội.Chẳng hạn, nam diễn viên Nguyễn Bình An đăng ảnh lên trang cá nhân Facebook, trong đó anh chụp ảnh selfie, phía sau là người vợ (á hậu Phương Nga) đang lau nhà, kèm trạng thái: "Thắng đời 1 – 0".Không lâu sau đó, nam diễn viên này cũng tiếp tục đăng ảnh cảnh người vợ đang rửa chén bát, cùng dòng status: "Thắng đời 2 – 0".Những trạng thái của diễn viên điển trai này thu hút 240.000 lượt yêu thích, vô số tương tác qua bình luận, chia sẻ.Rất nhiều câu chuyện "thắng đời" tương tự. Đào Ngọc Tuyên, sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng, chia sẻ bức ảnh chụp kèm bằng lái xe gắn máy và cho biết "thắng đời 1 – 0" vì có giấy phép lái xe đúng kế hoạch đã đề ra.Nhiều người trẻ cũng khoe "thắng đời 1 – 0", "thắng đời 2 – 0", "thắng đời 3 – 0"… khi có người yêu trước dịp tết, cầu hôn thành công, "tậu" được ô tô, cây mai trước nhà trổ nhiều hoa đúng mùng 1 tết…Nguyễn Hoàng Tuyển, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nói: "Truy cập TikTok, Facebook, Threads… toàn thấy "thắng đời 1 – 0", "thắng đời 2 – 0" mà không hiểu ý nghĩa. Nhưng sau khi lướt comment (bình luận) thì đã hiểu"."Thắng đời" là cách nói thể hiện sự niềm hạnh phúc khi được cuộc đời ưu ái. Nhờ đó mà có được những niềm vui. Chẳng hạn như: hoàn thành đồ án trước kỳ nghỉ tết, ra trường đúng hạn, không nợ môn, biếu ba mẹ món quà ý nghĩa… Đó có thể là những niềm vui lớn hơn như: tự mua được xe máy, xây được nhà. Và một niềm vui tương ứng 1 - 0", Tuyển giải thích.Chị Đỗ Thị Thanh Thùy (34 tuổi), làm việc ở Khu công nghiệp VSIP (tỉnh Quảng Ngãi), nói: "Dù đã... có tuổi, nhưng tôi cũng "đu trend". Thấy trào lưu "thắng đời" ngập tràn mạng xã hội nên tôi cũng tham gia".Theo chị Thùy, "thắng đời" nghĩa là khi có được những điều ý nghĩa trong cuộc sống. Và điều ý nghĩa ấy khiến tâm trạng thoải mái hơn, vui vẻ hơn."Như tôi năm nay đã "thắng đời 2 – 0". Khi đã lấy chồng và đã có con trong năm vừa qua. Hy vọng những may mắn tiếp tục mỉm cười trong năm 2025 này", chị Thùy nói.Đến nay, khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đã hết, nhiều người trẻ đã bắt đầu đi làm, đi học lại, nhưng trào lưu này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.Minh chứng là nhiều người vẫn khoe đã "thắng đời 1 – 0", "thắng đời 2 – 0" khi nhận được lì xì rất nhiều, biết nấu thêm nhiều món ăn, "ăn" tết nhưng không tăng cân, gặp được người thân sau nhiều năm xa cách, được hứa tăng lương…Trái ngược với "thắng đời" là "thua đời". Theo Lâm Quỳnh An, sinh viên Trường ĐH Phạm Văn Đồng (tỉnh Quảng Ngãi), "thua đời" là chưa hoàn thành được một việc gì đó, gặp thất bại trong cuộc sống. "Như còn nợ môn, một số kế hoạch bị trì hoãn… Nhưng những người trẻ "thua đời" không bi quan, chán nản. Ngược lại, tôi và nhiều người trẻ xem việc "thua đời" là động lực để cố gắng, nỗ lực hơn nhằm "thắng đời". Vì cuộc đời này không trải đầy hoa hồng, mà có những khó khăn, thử thách để người trẻ vượt qua. Tôi sẽ luôn sống dưới lăng kính tích cực, kỳ vọng sẽ "thắng đời" thật nhiều".