Cận cảnh túi Lady Cloud từ đá thạch anh của Tia-Thủy Nguyễn dành cho Dior
Hôm nay (ngày 1.1), Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực thi hành, quy định việc nâng mức phạt tiền đối với hàng loạt hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong số này có lỗi chạy xe trên vỉa hè, vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều.Sáng 1.1, tổ công tác Đội Tuần tra dẫn đoàn (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) tuần tra xử lý tình trạng vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Lúc 8 giờ cùng ngày, anh L.T.K (29 tuổi, quê Sóc Trăng) điều khiển xe máy chở vợ chạy ngược chiều trên đường Điện Biên Phủ, đoạn ngã tư Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh). Phát hiện hành vi vi phạm, CSGT đã yêu cầu anh K. dừng xe kiểm tra.Làm việc với CSGT, anh K. xuất trình được các loại giấy tờ liên quan. Anh K. cho hay, 2 vợ chồng làm công nhân ở Bình Dương, sáng nay qua TP.HCM lấy đồ, do không biết đường nên đã chạy ngược chiều.Theo quy định, với hành vi nói trên, anh K. sẽ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng (trước đây là 1 - 2 triệu đồng) và trừ 2 điểm giấy phép lái xe.Khi được CSGT thông báo nghị định và mức phạt mới, 2 vợ chồng anh K. tỏ ra bất ngờ. Anh K. chia sẻ, cảm thấy mức phạt có phần "hơi nặng" nhưng hoàn toàn đồng tình với nghị định mới và nhận định theo thời gian, ý thức chấp hành giao thông của người dân sẽ dần thay đổi theo chiều hướng tích cực.Tiếp đó, CSGT phát hiện anh L.N.T (23 tuổi, quê Nam Định) chạy xe máy vượt đèn đỏ tại giao lộ Điện Biên Phủ - Xô Viết Nghệ Tĩnh.CSGT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với anh T. về hành vi không chấp hành đèn tín hiệu. Với hành vi này, anh T. bị phạt tiền 4 - 6 triệu đồng (trước đây là 800.000 - 1 triệu đồng) và trừ 4 điểm giấy phép lái xe.Anh T. cũng tỏ ra ngỡ ngàng khi biết mức phạt mới và cho hay từ nay sẽ không dám vi phạm giao thông, nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ."Phạt hơn nửa tháng lương, phạt 1 lần em nhớ cả đời, không dám tái phạm", anh T. chia sẻ.Lúc 9 giờ sáng, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức lập biên bản vi phạm hành chính anh Đ.X.Đ (ở TP.Thủ Đức) về hành vi chạy xe máy trên vỉa hè. Với lỗi này, anh Đ. bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng (trước đó 400.000 - 600.000 đồng), trừ 2 điểm giấy phép lái xe.Một số tài xế cho rằng mức phạt cao hơn so với giá trị phương tiện có thể dẫn đến tình trạng bỏ phương tiện.Quán ăn ở TP.HCM có thưởng Tết cho nhân viên: 'Gồng lỗ cũng ráng thưởng!'
Ngày 19.3, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng đoàn kiểm tra 1907 của Bộ Chính trị, đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh.Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nêu rõ, ngay sau khi có các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của T.Ư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt nghiêm túc, bài bản và khoa học; thành lập ban chỉ đạo, ban hành các quy định, quy chế, quy trình để tổ chức thực hiện; cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận bằng chương trình hành động và chỉ đạo các cấp ủy cơ sở, cấp ủy trực thuộc, chủ động việc tổ chức học tập, quán triệt triển khai.Đáng chú ý, sau khi có Kết luận 123, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã chủ động điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt trên 14%, giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng sở, ngành, cơ quan đơn vị để quyết tâm, nỗ lực ở mức cao nhất.Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và các tổ chức đảng được kiểm tra đã quán triệt sâu sắc, thái độ nghiêm túc, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản các nội dung; phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra về bốn nội dung được kiểm tra."Tỉnh Quảng Ninh có nhiều nội dung, cách làm chất lượng, đi trước; có nhiều kinh nghiệm so với cả nước từ tổ chức bộ máy, chuyển đổi số, cải cách hành chính, phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, có nhiều cách làm hay, sáng tạo. Các chủ trương, cách thức tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh đúng với chủ trương, quan điểm của T.Ư, chính sách pháp luật Nhà nước, phù hợp thực tế địa phương, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ đảng viên và nhân dân", Chủ tịch nước đánh giá.Chủ tịch nước đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh cần rà soát mục tiêu, xây dựng chương trình hoạt động rõ trong từng cơ quan, đơn vị, từng thành viên và tổ chức thực hiện quyết liệt, kiểm tra giám sát sâu sát. Chỉ rõ Quảng Ninh luôn được T.Ư xác định có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; là địa phương duy nhất trong cả nước có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc; là địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng có tốc độ đô thị hóa nhanh thuộc diện cao trong cả nước, Chủ tịch nước đề nghị Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần có các nhóm giải pháp để Quảng Ninh tiến nhanh, chắc, bền vững về mọi mặt, nhất là tiên phong đi đầu trong việc thực hiện bốn nội dung được kiểm tra.Đối với việc tổ chức thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong Đảng bộ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, Chủ tịch nước nhấn mạnh cần nghiêm túc quán triệt các nghị quyết, kết luận của Ban chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định, hướng dẫn..., bảo đảm cho bộ máy từ tỉnh đến cơ sở đi vào hoạt động bình thường, không để gián đoạn, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của toàn tỉnh...
Thúy Diễm tiết lộ cảnh bị 'ăn đòn' trong 'Trạm cứu hộ trái tim'
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hai bên đã có cuộc hội đàm rất thành công."Chúng tôi đã đặt lên bàn tất cả những gì mà hai nước có thể làm được, thúc đẩy mối quan hệ của hai nước đã có duyên nợ hơn 50 năm, trải qua các cung bậc khác nhau như đối tác toàn diện, đối tác chiến lược", Thủ tướng chia sẻ.Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, sau 16 năm thiết lập Đối tác toàn diện và 5 năm Đối tác chiến lược, hai nước thống nhất tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt Nam - New Zealand lên Đối tác chiến lược toàn diện."Khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện này sẽ tăng cường tin cậy chính trị và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và New Zealand trên tất cả các lĩnh vực, đáp ứng nguyện vọng, mong muốn cũng như sự ủng hộ của nhân dân hai nước chúng ta", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.Ông cho biết, việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện sẽ có "5 điều hơn", là tin cậy chính trị sẽ ở tầm mức cao hơn, chiến lược hơn, trong đó trao đổi đoàn cấp cao và các cấp trên các kênh thường xuyên hơn. Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược toàn diện 2025 - 2028 cần được sớm xây dựng và toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn.Thứ hai, hợp tác quốc phòng và an ninh thực chất hơn. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như gìn giữ hòa bình, an ninh hàng hải, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, hợp tác ứng phó với an ninh phi truyền thống và truyền thống. Thứ ba là hợp tác tác kinh tế, thương mại, đầu tư chặt chẽ, hiệu quả hơn. Theo đó, hai nước sẽ tăng cường tiếp cận thị trường của nhau, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa các chuỗi cung ứng và đa dạng hóa sản xuất để có thể đáp ứng các nhu cầu của hai bên.Khuyến khích doanh nghiệp hai nước mở rộng các hoạt động để thúc đẩy các thỏa thuận song phương về thương mại, đầu tư. Trong thời gian tới đây hai bên sẽ nâng thương mại hai chiều lên 3 tỉ USD.Thứ tư là đưa hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu trở thành trụ cột mới của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, tập trung triển khai các chương trình, dự án phát triển năng lượng tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế bền vững.Thứ năm là giao lưu nhân dân gắn kết chặt chẽ, đẩy mạnh các hợp tác phát triển nguồn nhân lực, lao động du lịch hiệu quả hơn, rộng hơn về phạm vi và đối tượng."Chúng tôi tin tưởng rằng, với việc chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện ngày hôm nay, quan hệ Việt Nam - New Zealand đã bước sang một trang sử mới, với những nội hàm hợp tác rất cụ thể", Thủ tướng khẳng định.Về phần mình, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon chia sẻ, ông rất vui được đứng ở đây, cùng với người bạn thân thiết - Thủ tướng Phạm Minh Chính, để công bố quyết định nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - New Zealand."Chúng tôi quan tâm tới việc làm sâu sắc hơn quan hệ thân thiết với Việt Nam và hy vọng đạt được nhiều thành công trong thời gian tới", Thủ tướng New Zealand nhấn mạnh.Thủ tướng Luxon khẳng định, 50 năm qua, hai nước đã thể hiện cam kết với những thành tựu phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước. Đồng thời cho biết, trong cuộc thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính, hai bên đã trao đổi nhiều vấn đề trọng tâm. Trong đó có việc, làm thế nào để thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. "Chúng tôi rất vui khi chứng kiến hành trình phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, chứng kiến thương mại hai nước tăng 40% trong vòng 5 năm qua. Chúng tôi biết rằng chúng ta còn nhiều dư địa để khai thác hơn nữa", Thủ tướng Luxon chia sẻ."Việt Nam là một điểm đến vô cùng hấp dẫn với các nhà đầu tư", Thủ tướng New Zealand nói và cho biết hai bên đã có nhiều thành tựu trong việc kết nối các nhà đầu tư, doanh nghiệp của hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, năng lượng tái tạo…Việt Nam và New Zealand đều có mục tiêu chung. Đó là xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, phát triển, vì sự phát triển thịnh vượng của từng quốc gia. "Chúng tôi mong muốn nâng cấp đối thoại quốc phòng - an ninh giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến thăm của tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand đến Việt Nam trong năm nay và mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn nữa", Thủ tướng New Zealand khẳng định. Cùng ngày, hai Thủ tướng đã chứng kiến các bộ, ngành, cơ quan của hai nước công bố logo chính thức kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.Trao đổi Biên bản thỏa thuận về hợp tác biến đổi khí hậu giữa Bộ TN-MT Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand; trao đổi Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand.Cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD-ĐT Việt Nam và Hội đồng các trường Đại học New Zealand trao Thỏa thuận hợp tác về đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.Nhân dịp này, hãng hàng không Vietjet công bố đường bay đầu tiên giữa Việt Nam và New Zealand, kết nối TP.HCM với Auckland - trung tâm kinh tế, du lịch và văn hóa của New Zealand.Hai Thủ tướng cũng chứng kiến trao đổi các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực y tế, chuyển đổi số, mua sắm hóa chất giữa các đối tác của hai nước.
Theo anh Toàn, có đọc những dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, được biết nắng nóng ở khu vực Nam bộ có khả năng kéo dài trong thời gian tới. Trong tháng 4, nắng nóng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và có thể tiếp tục xuất hiện nhiều ngày nắng nóng diện rộng.
LPBank sẽ đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát?
Theo đó, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc phê duyệt chủ trương chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Công an. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo, đề xuất.Phó thủ tướng cũng giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công an thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone theo đúng các quy định. Bảo đảm việc quản lý vốn nhà nước hiệu quả hơn và không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm, vi phạm pháp luật.Tổng công ty Viễn thông MobiFone trước đây trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, ủy ban này kết thúc hoạt động và chuyển quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước với 19 tập đoàn, tổng công ty về các bộ, ngành quản lý.Ngoài MobiFone, 18 tập đoàn, tổng công ty còn lại sẽ được giao về Bộ Tài chính quản lý, sau khi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động.