Khám phá ngôi nhà Anh quốc cổ điển kiểu mẫu của một nhà thiết kế thời trang
Nhận được phản ánh của người dân, vào những ngày cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 2025, PV Thanh Niên đã có mặt tại TT.Lăng Cô để ghi nhận thực trạng bờ biển vịnh Lăng Cô bị rác bủa vây. Theo đó, tại đoạn bờ biển tại tổ dân phố Loan Lý (TT.Lăng Cô) xuất hiện rất nhiều rác, đây là khu vực có nhiều hàng quán kinh doanh, nên bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Đi dọc bờ biển, hàng tá rác là túi ni lông, bao tải, vỏ chai nhựa, chai thủy tinh… dạt vào dày đặc, kéo dài nhiều km. Nhiều người dân sống trong khu vực cho biết, tình trạng này xuất hiện nhiều năm nay, nhất là vào thời điểm không khí lạnh, triều cường cao đẩy rác từ biển vào.Mỗi ngày, các chủ hộ kinh doanh hàng quán ven biển đều dọn rác, nhưng chỉ sau một đêm rác lại dạt vào, chất thành từng đống lớn.Tại các khu vực không có hộ kinh doanh, rác xuất hiện càng nhiều, gây ảnh hưởng đến cảnh quan của khu du lịch nổi tiếng."Hàng ngày quán chúng tôi phải cử ra một người để dọn rác nhưng vẫn không xuể, khối lượng rác quá nhiều, trôi từ biển vào nên dọn rồi đâu lại vô đấy. Có thể số lượng rác này từ các con sông đổ ra biển, sau đó theo sóng dạt vào bờ", một chủ một cơ sở kinh doanh ở bãi biển vịnh Lăng Cô nói.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Hoàng Trọng Huy, Phó chủ tịch UBND TT.Lăng Cô, cho biết tình trạng rác trôi vào bờ biển thường xuất hiện vào thời điểm không khí lạnh, triều cường cao. Số lượng rác quá lớn và trôi vào liên tục nên địa phương không thể xử lý thường xuyên."Thời điểm này biển động, không khí lạnh nên lượng khách đến với vịnh Lăng Cô không nhiều, trước khi thời tiết chuyển biến tốt, nắng lên chúng tôi sẽ huy động lực lượng dọn dẹp, làm sạch bờ biển để đón du khách", ông Huy nói.Vịnh Lăng Cô nằm dưới chân đèo Hải Vân, thuộc địa bàn TT.Lăng Cô, H.Phú Lộc (TP.Huế), từng được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn là "Vịnh đẹp nhất thế giới" vào năm 2009. Với vẻ đẹp hoang sơ, bãi cát trắng mịn, nước biển xanh… hàng năm, địa điểm này thu hút số lượng lớn du khách nghỉ dưỡng, lưu trú. Việc rác "tấn công" các bãi tắm gây mất mỹ quan, làm xấu đi hình ảnh của vịnh biển này.Nhận diện, kiểm soát nguy cơ tai nạn lao động
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
Tuyên bố chấn động về vụ rơi máy bay MH370
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Không kể trời mưa gió, các CĐV của Trường ĐH Nha Trang vẫn đội mưa đến sân bóng để cổ vũ cho các cầu thủ của trường mình, trong lượt thi đấu giữa Trường ĐH Nha Trang và ĐH Khánh Hòa, tại vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây Nguyên, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III-2025 cúp THACO. Đặt niềm tin vào các cầu thủ phố biển của Trường ĐH Nha Trang, Lê Thanh Trúc chia sẻ, chuyện nắng mưa không phải là vấn đề, chỉ cần đội chủ nhà giành được chiến thắng thì tất cả công sức mà nữ CĐV cùng nhóm bạn đến cổ vũ là xứng đáng.Đặc biệt, nhóm CĐV còn chuẩn bị thêm trống và kèn để cổ vũ, khiến cho không khí tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang trở nên sôi động hơn. Trước đó, Trường ĐH Nha Trang đã giành chiến thắng trước đội Trường ĐH Đà lạt với tỷ số cách biệt 5-0.Trong trận đấu với Trường ĐH Khánh Hòa, đội chủ nhà đã giành chiến thắng với tỷ số 2-0, đồng thời tiến thắng vào vòng bán kết của vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây Nguyên.
Trả lời bạn đọc 12.9.2022
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.