$691
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của 99994y com. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ 99994y com.Ngày 20.1, liên quan đến vụ tranh chấp di sản thừa kế của ông Võ Văn Ngoan (nghệ sĩ Vũ Linh), bà Võ Thị Hồng Nhung đã nộp đơn kháng cáo. Trong đơn, bà Nhung viết: "Tôi chân thành cám ơn Hội đồng xét xử đã vì lẽ phải, sự công bằng, đánh giá đúng những nội dung, tình tiết là sự thật khách quan của vụ án, giải tỏa những oan ức mà gia đình chúng tôi đã phải chịu đựng trong suốt thời gian qua, xem xét và tuyên công nhận cho tôi một số quyền lợi ích hợp pháp theo quy định. Gia đình chúng tôi thật sự muốn dừng vụ việc để cho anh chúng tôi được yên nghỉ như những lời thẩm phán chủ tọa đã nói trong phiên xét xử sơ thẩm, dù rằng những yêu cầu của chúng tôi vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên, vừa qua phía Hồng Loan đã nộp đơn kháng cáo cũng như có những chia sẻ trên truyền thông. Do đó nay tôi có đơn này kháng cáo một phần đối với bản án sơ thẩm".Theo bà Hồng Nhung, việc tòa sơ thẩm xác định Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh) thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng 85% giá trị di sản là không đúng. Bà Nhung cho rằng Hồng Loan không phải con nuôi hợp pháp vì cố NSƯT Vũ Linh không đi đăng ký con nuôi; các giấy giao nhận việc nuôi con nuôi, giấy khai sinh do UBND quận Phú Nhuận cấp là không đúng quy định. Bản án sơ thẩm nhận định NSƯT Vũ Linh nhận nuôi Hồng Loan ngay tình và quan hệ với chủ hộ là "con"; mọi người trong gia đình đều thừa nhận cố nghệ sĩ nhận nuôi bà Loan từ nhỏ… là không đúng. Theo bà Nhung, Hồng Loan được một người quen đưa về cho mẹ của bà nuôi dưỡng. Sau khi mẹ bà mất, cố NSƯT Vũ Linh cùng cả gia đình nuôi dưỡng bà Loan. Việc yêu thương chăm sóc bà Loan là tấm lòng thương người; việc khai quan hệ với chủ hộ là "con" là những thủ tục để bà Loan sinh sống, học tập. Bên cạnh đó, bà Nhung cho rằng, từ nhỏ đến lúc trưởng thành, Hồng Loan không thực hiện được nghĩa vụ trách nhiệm của người con... Khi nghệ sĩ Vũ Linh qua đời, bà Nhung cùng con gái và người thân, bạn bè thân thiết của ông lo tang lễ một cách chu đáo và trang trọng. Hồng Loan không đóng góp, không lo cho tang lễ của ông mà chỉ tranh thủ làm thủ tục thừa kế sang tên tài sản.Đối với căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm, phường 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM, bà Nhung cho rằng căn nhà này đã được cố nghệ sĩ cho Hồng Phượng thông qua hợp đồng bằng lời nói. Khi cố nghệ sĩ qua đời đã không thay đổi ý định, nên không còn là di sản ông.Từ những căn cứ trên, bà Nhung cho rằng Hồng Loan không phải con nuôi hợp pháp của nghệ sĩ Vũ Linh và không đủ điều kiện hưởng di sản của cố nghệ sĩ để lại. Những năm cuối đời, khi biết mình bị bệnh nặng, NSƯT Vũ Linh đã chọn bà cùng Hồng Phượng về ở cùng để chia sẻ và cho Hồng Phượng căn nhà để ở, làm nơi thờ cúng.Bà Hồng Nhung làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà và bác toàn bộ yêu cầu phản tố của Hồng Loan. Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Kết quả, HĐXX quyết định bà Hồng Nhung được chia 15% di sản của cố NSƯT Vũ Linh, còn 85% còn lại thuộc quyền sở hữu của Hồng Loan. Khối di sản bao gồm: nhà đất số 5 Đoàn Thị Điểm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM; 3.007 m2 đất tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) và một xe ô tô. Đến ngày 17.1, Hồng Loan đã cùng luật sư đến TAND TP.HCM để nộp đơn kháng cáo một phần bản án sơ thẩm. Theo nội dung đơn kháng cáo, Hồng Loan không chấp nhận về việc TAND TP.HCM tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung được hưởng 15% tổng giá trị di sản mà cố nghệ sĩ để lại.Hồng Loan làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm theo hướng không cho bà Hồng Nhung hưởng 15% di sản của nghệ sĩ Vũ Linh. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của 99994y com. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ 99994y com.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Công, Phó chủ tịch UBND H.Cẩm Giàng, cho biết: "Qua nửa thế kỷ sau đợt trùng tu vào năm 1974, chùa Giám đã bị xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu công trình, không còn đủ an toàn trong quá trình sử dụng trong các hoạt động tôn giáo, nên buộc phải hạ giải, trùng tu". Hiện, toàn bộ ngôi chùa đã được hạ giải, để thuận lợi cho việc bảo quản, trùng tu, tôn tạo di tích, đơn vị thi công đã cho lắp đặt hệ thống mái che.️
Yêu cầu trên đối với lực lượng CSGT được nêu trong văn bản của UBND TP.HCM gửi Công an TP.HCM và Sở TT-TT về việc tăng cường hiệu quả việc triển khai thực hiện Nghị định 168/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.Theo UBND TP.HCM, Nghị định 168/2024 có nhiều điểm mới, với nhiều hành vi tăng nặng mức xử phạt với các hình thức phạt bổ sung (trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe) đã thu hút đông đảo người dân và dư luận quan tâm, theo dõi.Sau hơn 1 tháng, tình hình trật tự an toàn giao thông trên cả nước nói chung, TP.HCM nói riêng đã có nhiều chuyển biến rõ rệt; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí, xử phạt đã giảm so với tháng liền kề.Tuy nhiên, việc tăng cao mức phạt hành chính, sự chưa kịp thời, đồng bộ trong nâng cấp hạ tầng kỹ thuật giao thông tại thời gian đầu áp dụng Nghị định 168/2024 cũng tạo ra những ý kiến trái chiều trên mạng xã hội.Tình trạng không chấp hành hiệu lệnh, chống người thi hành công vụ còn xảy ra, cá biệt có trường hợp cán bộ CSGT có hành vi thiếu chuẩn mực, vi phạm các quy định về tư thế, tác phong, văn hóa giao tiếp, ứng xử trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.Lợi dụng tình hình trên, các tổ chức phản động nước ngoài, trang cá nhân của số chống đối chính trị đã xuyên tạc, bóp méo sự thật, lan truyền thông tin sai lệch, đã tạo ra những luồng thông tin, dư luận xấu, ảnh hưởng đến việc thực thi Nghị định 168/2024.Trước tình hình trên, UBND TP.HCM giao Công an TP.HCM chỉ đạo các đơn vị CSGT chấn chỉnh tư thế, tác phong, văn hóa giao tiếp, ứng xử khi thi hành công vụ, chấp hành nghiêm các quy định, quy trình công tác và điều lệnh công an nhân dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ."Nghiêm cấm và xử lý nghiêm việc lợi dụng nhiệm vụ được giao để trục lợi, nhũng nhiễu, bỏ qua lỗi vi phạm. Việc phát hiện, xử lý các vi phạm phải khách quan, công tâm, đúng vụ việc, đúng hành vi vi phạm và tăng cường xử lý đối với các hành vi là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông", văn bản nêu rõ.Bên cạnh đó, Công an TP.HCM tiếp tục phân công cán bộ tiếp nhận phản ánh của người dân trên ứng dụng CSGT, VNeID, VNeTraffic, 1022, Công dân số TP.HCM TTGT, Help 114... để kịp thời giải quyết theo đúng quy định và thẩm quyền.Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu xử lý trách nhiệm đối với các cán bộ và lãnh đạo, chỉ huy thờ ơ, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc tiếp nhận và giải quyết tin báo, phản ánh của người dân về tình hình giao thông trên địa bàn đảm trách.Song song đó, ngành công an phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xóa bỏ các nội dung, trang web, đường dẫn, hội, nhóm, tài khoản cá nhân trên không gian mạng xuyên tạc, bóp méo sự thật, lan truyền thông tin sai lệch, kịp thời xử lý nghiêm để răn đe chung. UBND TP.HCM cũng giao Sở TT-TT chủ trì, trao đổi các cơ quan báo, đài trên địa bàn đăng tải thông tin chính xác, tích cực về tình hình trật tự, an toàn giao thông và hướng dẫn người dân phản ánh các vấn đề liên quan trên các ứng dụng (nêu trên) hoặc các trang Fanpage do Công an TP.HCM quản lý.Người dân tránh đăng tải các thông tin, hình ảnh chưa rõ nguyên nhân, nội dung vụ việc trên các trang mạng xã hội để các đối tượng xấu lợi dụng xuyên tạc gây mất an ninh trật tự. ️
Ngư dân Nguyễn Thạnh (H.Lý Sơn, Quảng Ngãi) là người câu được con cá nhám nặng hơn 200 kg. Ông Thạnh cho biết, con cá nhám mắc câu ở khu vực biển cách bờ khoảng 2 hải lý. Ông phải nhờ nhiều ngư dân khác giúp sức mới đưa được cá lên thuyền. Khi thuyền vào cảng cá Lý Sơn, ông Thạnh dùng xe cẩu đưa cá lên bờ."Đây là con cá lớn nhất tôi từng câu được. Nhiều thương lái nghe tin đã đến hỏi mua. Sau nhiều giờ thương lượng, tôi quyết định bán con cá với giá 70.000 đồng/kg, thu về số tiền 14 triệu đồng", ông Thạnh cho biết thêm.Theo đoạn clip ghi lại trên mạng xã hội Facebok, khi ông Thạnh đưa con cá nhám câu được về cầu cảng Lý Sơn, do con cá khá lớn nên phải dùng xe cẩu để đưa lên bờ.Theo ngư dân địa phương, cá nhám thường xuất hiện ở khu vực cách đảo Lý Sơn 1-2 hải lý, nhưng trọng lượng trung bình chỉ ngang một người lớn. Việc bắt được con cá nặng hơn 200 kg là điều hiếm gặp.Chiều 28.2, trao đổi với PV Thanh Niên, bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND H.Lý Sơn xác nhận thông tin trên và cho biết, cá nhám mà ngư dân Lý Sơn câu được không thuộc trong danh mục cấm khai thác.Hiện một số loài như nhám nâu, nhám nhu mì, nhám răng, nhám thu thuộc diện phải bảo tồn theo danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm. ️