Thay đổi sinh kế từ di sản
Các tổ chức, doanh nghiệp được giao hạn ngạch phát thải và nếu vượt quá hạn ngạch được giao thì phải đóng thuế hoặc mua hạn ngạch, tín chỉ CO2. Đối với thị trường CO2 nội địa, giá bán CO2 sẽ phụ thuộc vào quy định chính sách của quốc gia.Giải pháp kinh doanh nông sản kiểu mới của Sendo
Trang Newsweek ngày 28.2 đưa tin những con “tàu bạc” là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm ứng phó tình trạng già hóa dân số. Theo đó, những chuyến tàu này sẽ có thiết kế những tiện nghi như giường ngủ, nhà vệ sinh dành riêng cho người cao tuổi. Ngoài ra còn có bình oxy, nút gọi khẩn cấp và đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản.Trong khi đó, tờ Hoàn Cầu thời báo cho hay những chuyến đi trên tàu bạc sẽ đáp ứng thay đổi trong sở thích du lịch của người lớn tuổi, tập trung vào trải nghiệm văn hóa sâu rộng. Đây cũng được xem là một loại hình kinh tế mà Trung Quốc đang đầu tư nguồn lực, đó là “kinh tế bạc”, với việc phát triển công nghệ nhằm hiện đại hóa chăm sóc người cao tuổi, cùng những mô hình dịch vụ hướng đến nhóm đối tượng này. Hiện có khoảng 1 phần 5 dân số Trung Quốc từ 60 tuổi.Một số chuyên gia kinh tế cho rằng những người đã về hưu có thời gian và nguồn tài chính cho những trải nghiệm du lịch, do đó xây dựng hạ tầng và phương tiện tập trung vào người cao tuổi có thể mang lại nguồn thu cho địa phương đón tiếp những vị khách lớn tuổi.Ông G.A. Donovan, từ Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc (trụ sở tại Mỹ), nói với Newsweek rằng nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc đang nhắm đến nhóm nhân khẩu học lớn tuổi, là sự thay đổi lớn so với thế hệ trước đây, khi Trung Quốc còn chính sách một con và những gia đình sẽ dành phần lớn nguồn lực đầu tư cho đứa con duy nhất của họ.Song, ông Donovan nhận định "nền kinh tế bạc" tại Trung Quốc là xu hướng mang tính thời điểm và Trung Quốc vẫn sẽ cần chính sách kinh tế sâu rộng nhằm duy trì mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% GDP.
Khuất tất trong gói thầu mua hàng ngàn bồn nước tặng đồng bào vùng cao Quảng Trị
Vòng chung kết toàn quốc:
Truyền thông gọi người đàn ông này là Khaldoun F, 28 tuổi, gốc Syria. Vụ việc được xét xử tại tòa án ở thành phố Rotterdam (Hà Lan). Anh bị cáo buộc đã bí mật tháo bao cao su khi quan hệ dù cô gái nói trước là không muốn, theo trang tin Daily Mail (Anh).
Quán triệt sâu sắc đường lối quốc phòng toàn dân
Trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn), Cục Cảnh sát kinh tế (C03) Bộ Công an đề nghị truy tố 41 bị can ở 6 nhóm tội danh. Trong đó Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo") Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị đề nghị 3 tội.Với tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, C03 cáo buộc bị can Hậu đã gây thiệt hại 504,5 tỉ đồng tài sản nhà nước. Ở tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Hậu gây thiệt hại 459 tỉ đồng. Để được lãnh đạo các địa phương tạo điều kiện, giúp Hậu làm dự án, bị can này đã đưa hối lộ tổng số tiền 132 tỉ đồng (gồm 72,5 tỉ đồng và 2,6 triệu USD) cho 9 người.Tại tỉnh Vĩnh Phúc, bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy nhận 25 tỉ đồng và 1 triệu USD; ông Lê Duy Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh nhận 20 tỉ đồng và 1,3 triệu USD; ông Phạm Hoàng Anh, cựu Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy nhận 400 triệu đồng và 20.000 USD; ông Nguyễn Văn Khước, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD; ông Chu Quốc Hải, cựu Giám đốc Sở TN-MT nhận 100 triệu và 20.000 USD; ông Hoàng Văn Nhiệm, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD.Tại Quảng Ngãi, ông Đặng Văn Minh, cựu Giám đốc Sở GTVT nhận 22,6 tỉ đồng và 240.000 USD. Trong đó, ông Minh hưởng lợi 10,6 tỉ đồng và 40.000 USD, đưa 6 tỉ đồng và 40.000 USD cho ông Cao Khoa, cựu Chủ tịch UBND tỉnh; đưa 6 tỉ đồng cho ông Lê Viết Chữ, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh.Nhóm 17 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Phạm Ngọc Cương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 459 tỉ đồng liên quan 10 gói thầu tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi. Người gây thiệt hại ít nhất là Nguyễn Xuân Nhâm, cựu Hiệu trưởng Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, với số tiền 3,1 tỉ đồng.Các bị can Phạm Văn Vọng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; Phùng Quang Hùng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Hòa Bình, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ làm thiệt hại 289 tỉ đồng.Cùng tội này, ông Cao Đại Nghĩa, cựu Phó trưởng phòng Giá đất (thuộc Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất, Bộ TN-MT); Đinh Thị Thu Hương, cựu Trưởng phòng Giá đất bồi thường tái định cư (thuộc Chi cục Quản lý đất đai, Sở TN-MT Vĩnh Phúc) và Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty Nam Hà bị cáo buộc gây thiệt hại 200 tỉ đồng. Ông Đỗ Doãn Khánh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ gây thiệt hại gần 55 tỉ đồng trong 4 gói thầu và ông Ngô Đức Vượng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, gây thiệt hại 33 tỉ đồng tại 3 gói thầu.Trong nhóm 5 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng có bà Nguyễn Thị Hằng, cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn, bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 485 tỉ đồng tiền thuế.Riêng bị can Đặng Trung Hoành, cựu Chánh văn phòng Huyện ủy Mang Thít (Vĩnh Long) bị đề nghị tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, hưởng lợi 810 triệu đồng.Quá trình điều tra, C03 đã kê biên 1.440 bất động sản, phong tỏa 43 tài khoản và sổ tiết kiệm của các bị can. Thu giữ 41,5 tỉ đồng, 534 lượng vàng SJC và 1,1 triệu USD; các bị can và người liên quan đã nộp khắc phục 118 tỉ đồng và 900.000 USD.Theo C03, ngoài 41 bị can bị đề nghị truy tố, một số cá nhân có hành vi vi phạm ở các mức độ khác nhau nhưng chưa đủ căn cứ hoặc chưa đến mức xem xét trách nhiệm hình sự, nhưng cơ quan này đã có văn bản kiến nghị cơ quan chủ quản xử lý nghiêm theo quy định.Ngoài ra, quá trình điều tra, C03 còn xác định có dấu hiệu sai phạm của cá nhân liên quan. Song do thời hạn điều tra đã hết, C03 tách thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi sai phạm của cá nhân này để tiếp tục điều tra, xử lý sau.