'Sale đậm 8.3': 'Lên hạng' nhan sắc, cầm hơn 100 ngàn là mua được hàng
Ngày 12.1, tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết tỉnh này đã vươn lên dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, minh chứng rõ nét cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong cải cách hành chính.Theo báo cáo số 12/BC-VPCP ngày 2.1 của Văn phòng Chính phủ về tình hình và kết quả cải cách thủ tục hành chính năm 2024, Cà Mau đạt 91,06 điểm, tăng 1,43% so với năm 2023, giữ vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng các địa phương. Xếp sau là Bình Định với 90,54 điểm, tăng 1,73% và Bắc Giang với 89,49 điểm, tăng 2,59%.Những thành tựu của tỉnh Cà Mau trong cải cách hành chính không phải là ngẫu nhiên. Năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh này đã ban hành hơn 120 văn bản chỉ đạo, tập trung nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính. Một trong những điểm đáng chú ý là chiến dịch cao điểm kéo dài 69 ngày đêm mang tên "Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Cà Mau", cùng với việc xây dựng các khu dân cư điện tử.Cà Mau cũng chủ động cắt giảm thời gian giải quyết của 20 thủ tục hành chính; đồng thời kiến nghị các bộ, ngành T.Ư sửa đổi và bổ sung 12 thủ tục hành chính. Ngoài ra, tỉnh đã phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần tối ưu hóa quy trình giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp.Đặc biệt, UBND tỉnh đã thí điểm thành lập Phòng cải cách hành chính trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh; thực hiện sắp xếp lại các phòng chuyên môn thuộc Sở Xây dựng và Ban Quản lý Khu kinh tế. Điều này giúp tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả làm việc và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.Trong lộ trình xây dựng chính quyền điện tử, Cà Mau đang vận hành song song 2 trung tâm dữ liệu hiện đại, với năng lực lưu trữ lên đến 135TB. Trung tâm dữ liệu chính của tỉnh đã đạt chuẩn ISO/IEC về hệ thống quản lý an toàn thông tin.Đặc biệt, ứng dụng chính quyền điện tử CaMau-G đã được triển khai rộng rãi, tích hợp hơn 50 ứng dụng và tiện ích nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tương tác dễ dàng với chính quyền. Tính năng phản ánh hiện trường tích hợp trong ứng dụng đã trở thành công cụ đắc lực để xử lý những vấn đề bất cập trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ công và cải thiện môi trường kinh doanh.Vấn đề lớn của Ukraine không thể giải quyết bằng viện trợ Mỹ
Chiều 3.3, thừa ủy quyền của Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, đại diện lãnh đạo Phòng An ninh đối ngoại Công an thành phố tổ chức trao quyết định công nhận đơn vị điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 cho Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng. Tại buổi trao thưởng, thượng tá Đặng Công Vinh, Phó trưởng phòng An ninh đối ngoại, trao quyết định của ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, về việc công nhận Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng là đơn vị điển hình phong trào.Trong đó, Đội trật tự du lịch biển đóng vai trò nòng cốt, có nhiều thành tích ấn tượng, phối hợp hiệu quả với lực lượng địa phương, nhất là công an, biên phòng, góp phần xây dựng thương hiệu biển Đà Nẵng bình yên, an toàn, thân thiện, hiếu khách.Theo Phòng An ninh đối ngoại, năm 2024, Đội trật tự du lịch biển chủ động bố trí lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các phường ven biển, trong đó có tổ tuần tra thực hiện mô hình "đảm bảo an ninh trật tự du lịch biển".Đội trật tự đã phát hiện, phối hợp Công an P.Phước Mỹ xử lý 9 vụ trộm cắp/9 nghi phạm. Tập thể đội cùng 3 cá nhân Nguyễn Hồng Vân, Phan Thanh Trinh, Lê Thị Ý Linh được Giám đốc Sở Du lịch tặng giấy khen; anh Phan Thanh Trinh còn được UBND P.Phước Mỹ tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.7 thành viên trong đội được Ban quản lý biểu dương về thành tích mật phục bắt nghi phạm trộm cắp ở bãi biển.Năm 2024, thành viên Đội quản lý trật tự du lịch còn được Ban quản lý biểu dương 41 lần tìm lại tài sản giá trị cho du khách bỏ quên, đánh rơi (điện thoại, ví tiền, túi xách, đồng hồ Rolex…); hỗ trợ tìm kiếm 251 trường hợp trẻ đi lạc, bàn giao cho gia đình.Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng với P.Thanh Bình (Q.Hải Châu) là 2 đơn vị được TP.Đà Nẵng công nhận điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 trên toàn địa bàn TP.Đà Nẵng.
Kinh hoàng ô tô quay đầu trên cao tốc, suýt gây tai nạn nghiêm trọng
Ngày tết đến, chúng ta thường thấy người lớn lì xì cho trẻ nhỏ để chúc chăm ngoan, học giỏi. Mở rộng hơn, con cháu ngày nay cũng lì xì cho cha mẹ, ông bà để chúc sức khỏe, bình an. Bạn bè, đồng nghiệp lì xì nhau để chúc năm mới vạn sự như ý...Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, lì xì xuất phát từ tiếng Trung Hoa 利事 (lợi sự), tức là chúc cho một năm mới với những điều lợi ích, may mắn.Tại Việt Nam, chúng ta hay tặng cho nhau một bao lì xì hình chữ nhật màu hồng hoặc màu đỏ, màu biểu tượng cho thành công, thắng lợi, hạnh phúc, an lành. Trong bao lì xì, đồng tiền lớn hay nhỏ không quan trọng.Thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ, lì xì từ lâu đã trở thành một phong tục, có ý nghĩa gián tiếp nhắc nhở mọi người hãy làm những thiện sự (việc tốt) để có những hoa trái thiện lành. từ những nhân thiện để chúng ta có hoa trái thiện lành.Như vậy, chỉ là lời chúc, lì xì còn là một cách chúng ta nương vào đó để nhắc nhở mình làm những việc có lợi cho chính mình, mọi người xung quanh, xã hội và cả môi trường.Theo Viện chủ tu viện Khánh An, bao lì xì thường có màu đỏ có thể giải thích là do xuất phát từ lửa. Về cơ bản, chúng ta hay nói ngọn hồng nhưng màu của lửa được cụ thể hóa lên màu đỏ - màu của lợi ích, màu của thắng lợi, vinh quang, chói sáng. Bên cạnh đó, trong văn hóa của nhiều nước châu Á, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, thịnh vượng... nói chung là màu của những điều tốt đẹp. Vì vậy, ngày tết không thể thiếu màu đỏ, bao lì xì đa phần của màu đỏ cũng vì mang ý nghĩa chúc cho nhau những điều tốt đẹp như vậy. Ngoài ra, ngày tết người Việt còn có tục đi chùa hái lộc. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, lộc là một mầm nhú ở trên các cây xanh, thường mùa xuân thì nảy nở đâm chồi. Người Việt xưa có tục lên chùa hái lộc đầu năm, theo thông lệ đó, người ta đến chùa sẽ cầm về chiếc lá, cành hoa ở chùa về nhà mang tính biểu tượng như lộc, từ đó sinh sôi nảy nở cho ra hoa thơm trái ngọt. Tất cả đều chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, tục đi chùa hái lộc đầu năm đã không còn phù hợp trong lối sống hiện tại. Ngày nay, nhiều chùa ở Việt Nam được bao phủ bởi cây cối để cho góp phần cho không gian tươi xanh. "Nếu ai đi chùa đầu năm cũng hái lộc, bứt lá, bẻ cành, ngắt hoa thì sẽ rất phản cảm, mất đi hình ảnh đẹp, một môi trường nhiều người đến chiêm ngưỡng nên nếu có thể chúng ta chỉ cần quán nguyện lộc ở trong tâm thức của mình. Những hạt giống tươi tốt, đẹp, thơm trong trái tim mình cố gắng vun bồi, nuôi dưỡng thì có được lộc tốt nơi chính mình khi tiếp xúc Đức Phật hay hơn là mình bẻ cành, chiết lá mang về nó không còn phù hợp trong bối cảnh hôm nay", thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ.
Vào ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, đa số người dân buôn bán bận rộn suốt những ngày qua mới có thời gian để đi chợ để chọn hoa, chọn vật phẩm trang trí và đồ dự trữ cho những ngày Tết. Các shipper cũng tranh thủ chạy nốt vài chuyến cuối giao bưu phẩm kịp cho khách hàng trước Tết.Không khí bận rộn, nhộn nhịp vẫn thường thấy vào những ngày cận Tết. Đường sá tại những khu chợ, đường hoa luôn tấp nập người qua lại, ai cũng chất đầy những sắc màu của Tết như chậu hoa, đồ trang trí, thực phẩm...
Chúc thí sinh thi tốt bằng... công thức toán
Tempest là nhóm nhạc nam thần tượng Hàn Quốc được thành lập vào tháng 3.2022, trực thuộc công ty Yuehua Entertainment, gồm 7 thành viên, trong đó có ca sĩ người Việt - Hanbin (tên thật là Ngô Ngọc Hưng, sinh năm 1998), là giọng ca và vũ công chính của nhóm. Tên gọi Tempest của nhóm có nghĩa là "cơn bão mạnh", với thông điệp mang đến những năng lượng mạnh mẽ và màn trình diễn bùng nổ.