Thấy dị vật trong món ăn, sao nhiều người chọn ‘bóc phốt’ lên mạng xã hội?
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay thứ tư ngày 22.1.2025.KQXS Đồng Nai, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đà Nẵng, Khánh Hòa...Ký hiệu trúng đặc biệt:Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.Tổng kết giải thưởng các hạng mục ĐTDV Mùa Đông 2023: Saigon Phantom vô đối
Phiên chợ là sáng kiến của cô và trò Trường mầm non Tân Phong, quận 7, diễn ra từ 23.12.2024 tới hết ngày 3.1.2025. Trước khi phiên chợ diễn ra, nhà trường kêu gọi phụ huynh cùng các bé đóng góp các món đồ đã qua sử dụng nhưng vẫn còn giá trị trên 70%, như: đồ chơi, sách truyện, quần áo, vật dụng trang trí… Sau khi được phụ huynh mang đến trường những món đồ dùng, đồ chơi, các cô giáo cùng với trẻ sẽ phân loại, làm sạch, tái chế, cho vào túi cẩn thận để bày trí các gian hàng theo từng chủng loại riêng biệt. Trong phiên chợ "Yêu Thương", nhiều gian hàng thú vị được bày bán, các em nhỏ, giáo viên, phụ huynh của trẻ cùng nô nức đi chợ, trải nghiệm gian hàng 0 đồng, gian hàng sách và đồ dùng trẻ em, gian hàng đồ dùng trang trí, gian hàng đồ chơi... Nét thú vị là những món đồ tại đây được bày bán với mức giá "không quy định" - tức là tùy vào lòng hảo tâm của người mua hoặc trao tặng miễn phí, tạo cơ hội cho các gia đình khác có thể tận dụng lại.Cô Phạm Bảo Hạnh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Phong, cho biết phiên chợ "Yêu Thương" không chỉ hướng đến việc góp phần cải tạo môi trường học tập, trang bị thêm mảng xanh cho nhà trường mà còn giáo dục trẻ em ý thức bảo vệ môi trường và tinh thần tương thân tương ái. "Trẻ được tham gia chọn lọc, phân loại đồ dùng, học cách chia sẻ và cảm nhận niềm vui từ việc cho đi. Đây là những bài học quý giá giúp hình thành nhân cách đẹp cho trẻ ngay từ nhỏ. Phiên chợ "Yêu Thương" cũng là cách để cô và trò cùng đón chào xuân 2025", cô Bảo Hạnh nói.Chị Trần Thị Thy Ân, phụ huynh em Bùi Trần Minh Tú hiện đang học lớp lá 4, cho hay đây là đầu tiên chị được trải nghiệm phiên chợ "Yêu Thương" do nhà trường tổ chức. Đây là một dịp để phụ huynh tăng cường kết nối với trường học, giao lưu với các phụ huynh khác. "Tôi thấy được sự sáng tạo, năng động và ý nghĩa nhân văn của phiên chợ. Từ đây các bé sẽ hiểu và biết cách sống xanh, biết chia sẻ với các bạn nhỏ khác", chị Thy Ân chia sẻ.Trong suốt thời gian diễn ra, phiên chợ "Yêu Thương" đã nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo phụ huynh và cộng đồng. Chỉ buổi chiều hôm qua, ngày 3.1, phiên chợ được phụ huynh ủng hộ 12.130.000 đồng. "Trong số các đồ dùng, đồ chơi, sách vở mà phụ huynh gửi đến phiên chợ, nhà trường dành một phần để gửi đến một số trường mầm non khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM nhằm chia sẻ niềm vui đến các bé mầm non khác. Với số tiền phụ huynh ủng hộ sau phiên chợ, nhà trường sẽ công khai minh bạch, sử dụng cho việc cải tạo môi trường xanh sạch đẹp và xây dựng không gian học tập, vui chơi lý tưởng cho trẻ", cô Bảo Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết.Nhằm giúp trẻ được trải nghiệm không khí đón xuân, hiểu về tết truyền thống của quê hương, nhiều trường mầm non tại TP.HCM có những hoạt động cụ thể, để trẻ được tự tay làm sản phẩm, sống trong không khí sôi động của ngày xuân.Như Lớp mẫu giáo Tatu, TP.Thủ Đức, cho trẻ được quan sát và cùng làm mứt dừa dưới sự hướng dẫn của các cô giáo. Các bé Trường mầm non Sao Mai, quận 8 cũng vừa được sống trong không khí đón tết sớm khi trường lớp được trang trí hoa mai, hoa đào, trẻ em được cùng các cô giáo làm bánh kẹp, làm mứt mãng cầu, từ đây các trẻ được biết về nguyên liệu và cách làm ra các món ăn tết truyền thống của quê hương.Từ nay tới trước thời gian nghỉ tết Nguyên đán, các cơ sở giáo dục mầm non như Trường mầm non 19/5 Thành Phố (quận 1); Trường mầm non Thành Phố (quận 3); Trường mầm non Nam Sài Gòn (quận 7)... đều có nhiều hoạt động như phiên chợ tết, các gian hàng để trẻ học gói bánh chưng, khắc dưa hấu, làm mứt tết, thêu tranh ngày tết, cắt dán tô màu linh vật của năm... vừa giúp trẻ được rèn luyện sự khéo léo của đôi tay (vận động tinh), biết cách làm việc nhóm, đồng thời để giúp trẻ được vui đón xuân, lồng ghép các bài học trực quan về tình cảm gia đình, phong tục tập quán quê hương, các hoạt động đều có sự tham gia của phụ huynh để tăng cường sự kết nối gia đình và nhà trường...
Game giải đố The Walking Dead Match 3 Tales chính thức ra mắt toàn cầu
Ngày 18.3, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Chính phủ đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Đoàn Thanh niên Chính phủ và phát động thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ 1, nhiệm kỳ 2025 - 2030.Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Thuỷ, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó bí thư Đảng uỷ Chính phủ; anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn.Phát biểu tại chương trình, anh Bùi Hoàng Tùng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ, Bí thư Đoàn Thanh niên Chính phủ cho biết, ngày 6.3.2025, Ban Thường vụ T.Ư Đoàn đã ban hành quyết định thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Chính phủ. Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của một tổ chức Đoàn tương đương cấp tỉnh với 51 cơ sở trực thuộc cùng hơn 300.000 đoàn viên đang công tác, học tập tại các bộ, cơ quan ngang bộ; các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước. Thay mặt các Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn Chính phủ mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đoàn Chính phủ giai đoạn 2025 - 2027, anh Bùi Hoàng Tùng trân trọng cảm ơn lãnh đạo Đảng ủy Chính phủ, Ban Bí thư T.Ư Đoàn đã tin tưởng, tín nhiệm giao nhiệm vụ."Chúng tôi nhận thức rằng, đây là vinh dự lớn lao, đồng thời là nhiệm vụ và trọng trách rất quan trọng mà cấp ủy và tổ chức đã tin tưởng giao phó. Chúng tôi xin hứa sẽ không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị; tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đoàn kết, dân chủ, sáng tạo, phát huy trí tuệ tập thể trong công tác lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác đoàn và phong trào thanh niên Chính phủ góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng ủy Chính phủ và đóng góp vào thành công chung của công tác đoàn và phong trào thanh niên cả nước", anh Tùng chia sẻ.Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ với công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác xây dựng Đảng bộ Chính phủ ngày càng vững mạnh nói riêng, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Chính phủ phát động đợt thi đua chào mừng đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ 1, nhiệm kỳ 2025 - 2030 và Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.Phát biểu tại chương trình, ông Lại Xuân Lâm, Phó bí thư Đảng ủy Chính phủ, cho biết Đoàn Thanh niên Chính phủ được thành lập trước những bối cảnh nhiệm vụ mới của đất nước và thời đại. "Thường trực, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ mong muốn các đồng chí tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tiếp nối các giá trị của các thế hệ đi trước, phát huy sức trẻ và nhiệt huyết, cùng nhau đoàn kết, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để có nhiều đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc", ông Lâm nói. Ông Lại Xuân Lâm đánh giá cao 3 mục tiêu mà Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Chính phủ đã xác định, đặc biệt là mục tiêu thứ 3: phát huy mạnh mẽ vai trò tiên phong, xung kích, sáng tạo của thanh niên góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, doanh nghiệp; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong hội nhập quốc tế, chuyển đổi số quốc gia, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. "Có thể khẳng định, chặng đường phía trước của các đồng chí rất nhiều hứa hẹn và vẻ vang nhưng cũng rất nhiều khó khăn, thử thách và áp lực với những công việc mới, phương thức, mô hình hoạt động mới chưa có trong tiền lệ. Nhất là trong bối cảnh khẩn trương tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị", ông Lâm nhấn mạnh.Ông tin tưởng tuổi trẻ Chính phủ hôm nay sẽ là những người tiếp tục góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Nội dung đơn kháng cáo nêu, bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh) không đồng ý với việc tòa sơ thẩm tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung (là em gái cố NSƯT Vũ Linh) được hưởng 15% tổng giá trị tài sản của cha bà để lại.Theo bà Loan, những tài sản gồm căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm; chiếc xe ô tô và 3.007 m2 đất tại Thủ Đức được cố NSƯT Vũ Linh tạo lập vào các năm 1991, 1995 và 1998, sau khi ông tách hộ khẩu ra ở riêng và không còn ở nhà tại đường Võ Di Nguy (phường 9, quận Gò Vấp) với ông Võ Thành Nhiêu, bà Nhung.Do đó, không có căn cứ cho rằng bà Nhung có công sức đóng góp vào khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh và được hưởng 15%.Cũng theo đơn kháng cáo, phía bà Loan cho rằng tòa sơ thẩm đã viện dẫn Án lệ số 05/2016/AL. Theo nội dung án lệ "trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế…".Trong khi đó, bà Nhung khởi kiện yêu cầu tòa bác hàng thừa kế thứ nhất và toàn bộ di sản thuộc hàng thừa kế thứ 2. Tòa đã xác định bà Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bà Nhung thuộc hàng thừa kế thứ hai và chỉ được hưởng khi không còn ai ở hàng thứ nhất.Cạnh đó, HĐXX áp dụng lẽ công bằng, thì phải xem xét đến việc bà Loan đã bị phân biệt đối xử khi phía nguyên đơn cho rằng bà là con nuôi, con không hợp pháp và tại phiên tòa sơ thẩm đã có những lời gay gắt về đời sống riêng tư của bà.Trường hợp tòa án giải quyết trên cơ sở nhân văn, tình cảm, lẽ ra phải hỏi ý kiến, phân tích để bà đồng ý và ghi nhận sự tự nguyện nếu bà muốn giúp đỡ bà Nhung thì bản án mới thấu tình, đạt lý.Theo bản án sơ thẩm tuyên ngày 7.1, bà Hồng Loan là con nuôi hợp pháp và là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cố NSƯT Vũ Linh; bà Hồng Nhung được nhận 15% giá trị tài sản mà cố nghệ sĩ để lại...HĐXX xét thấy, bà Hồng Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bà Nhung là hàng thừa kế thứ hai nên không được hưởng di sản khi hàng thừa kế thứ nhất còn sống. Tuy nhiên, trong khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh tạo lập phải tính đến công sức của bà Nhung.Từ năm 1973, cố NSƯT Vũ Linh là diễn viên sân khấu và đi lưu diễn khắp nơi. Bà Nhung đã phụng dưỡng, chăm sóc mẹ già, bà Hồng Loan, quán xuyến gia đình… để cố nghệ sĩ có thời gian tập trung lo sự nghiệp, đạt được nhiều thành tựu. Khi cố NSƯT Vũ Linh bệnh nặng và ở những ngày cuối đời, ông đã đưa bà Nhung và con gái của bà về sống chung.Thời điểm cố NSƯT Vũ Linh mất, bà Nhung và những người thân khác đã trực tiếp tổ chức, sắp xếp hậu sự cho ông. Dù số tiền dùng để lo ma chay có thể từ tiền phúng viếng, nhưng thời điểm đó không phải là vấn đề tài chính mà trên hết là tình yêu thương, là sự tôn kính của mọi người dành cho ông.HĐXX đã căn cứ Án lệ 05/2016/AL và lẽ công bằng theo Khoản 3, Điều 45 bộ luật Tố tụng dân sự để xét công sức và hoàn cảnh hiện nay của bà Nhung và tính bằng 15% tổng giá tài sản của cố NSƯT Vũ Linh là không trái pháp luật, là lẽ công bằng.
'Kỳ lạ' chiếc thùng không rõ chủ nhân ở ngã tư Hóc Môn
Trẻ chậm kinh hoặc mất kinh