Người dùng tháo chạy, Bybit thiệt hại 5 tỉ USD sau vụ hack lớn nhất lịch sử
Theo TechRadar, Apple đang bí mật thử nghiệm kết nối vệ tinh Starlink của SpaceX trên iPhone, mở ra khả năng người dùng iPhone sẽ sớm có thêm một lựa chọn kết nối khi ở vùng không có sóng di động.Hiện tại, iPhone đã có tính năng kết nối vệ tinh khẩn cấp thông qua nhà cung cấp Globalstar. Tuy nhiên, dịch vụ này còn nhiều hạn chế, chủ yếu dùng để liên lạc khẩn cấp và gửi tin nhắn ngắn.Trong khi đó, Starlink với mạng lưới vệ tinh phủ sóng rộng khắp, hứa hẹn mang đến kết nối ổn định và tốc độ cao hơn, cho phép người dùng thực hiện nhiều tác vụ hơn như nhắn tin, gọi điện và thậm chí là xem video.Theo nguồn tin từ Bloomberg, Apple đã tích hợp hỗ trợ Starlink vào bản cập nhật iOS 18.3 mới nhất và đang tiến hành thử nghiệm với một nhóm người dùng iPhone. Nhà mạng T-Mobile của Mỹ, hiện là đối tác của SpaceX trong việc cung cấp dịch vụ Starlink cho điện thoại di động, cũng xác nhận đang thử nghiệm tính năng này với người dùng iPhone.CEO Elon Musk của SpaceX cho biết Starlink hiện có thể hỗ trợ hình ảnh, nhạc và podcast có độ phân giải trung bình trên iPhone. Trong tương lai, Starlink sẽ hỗ trợ cả video có độ phân giải trung bình.Nếu hợp tác thành công, đây sẽ là một bước tiến lớn, mang đến cho người dùng iPhone trải nghiệm kết nối vệ tinh vượt trội. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ khi nào Apple sẽ chính thức ra mắt tính năng này và phạm vi phủ sóng sẽ rộng đến đâu.Xôi cốm Kiều Mộc giản dị, thanh tao xứ Đoài
Nam Phương có niềm yêu thích đặc biệt với môn sinh học và niềm đam mê với STEAM (Science - khoa học; Technology - công nghệ; Engineering - kỹ thuật; Art - nghệ thuật và Mathematics - toán học). Điều này có thể minh chứng bằng việc năm học 2022 - 2023, khi đang là học sinh (HS) lớp 9, Phương đạt giải ba kỳ thi HS giỏi cấp thành phố môn sinh học. Và từ năm học lớp 8 đến nay, năm nào nữ sinh cũng có đề tài đạt giải cấp thành phố kỳ thi Khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học. Những đề tài em nghiên cứu đều gần gũi, gắn liền với thực tiễn đời sống, sức khỏe HS, sức khỏe cộng đồng.Năm lớp 8, Nam Phương thực hiện đề tài "Nghiên cứu tác động của việc học trực tuyến đối với sức khỏe HS và phát triển một cẩm nang nhằm cải thiện sức khỏe thể chất cho HS tại TP.HCM". Đề tài được thực hiện sau thời gian học trực tuyến vì dịch Covid-19, Nam Phương chứng kiến trẻ em TP.HCM nói riêng và toàn thế giới nói chung đều phải học trực tuyến, từ đó có thể có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Đề tài này được trao giải nhì cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố HS trung học.Lớp 9, Nam Phương có đề tài "Nghiên cứu và tạo ra các giải pháp giáo dục lối sống lành mạnh cho HS thế hệ Z tại TP.HCM". Tới lớp 10, nữ sinh tiếp tục cải thiện đề tài này ở mức độ nghiên cứu chuyên sâu hơn. Trong đó, Nam Phương đã nghiên cứu, sau đó viết thành tập truyện tranh nội dung về sinh hoạt, thói quen của HS; những hiệu quả mang lại đối với những thói quen lành mạnh, những hậu quả không tốt với những thói quen xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Công trình được trao giải ba cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố HS trung học.Hiện tại, ở lớp 11, Nam Phương đang thực hiện đề tài "Nghiên cứu và chế tạo bộ lọc làm từ vật liệu tiên tiến của thế giới để cải thiện chất lượng không khí trong lớp học". Nghiên cứu trên giúp Nam Phương giành giải đặc biệt cuộc thi Ý tưởng sáng tạo năm học 2023 - 2024 cấp trường. Hiện đề tài cũng lọt vào vòng sơ loại cấp thành phố. Nữ sinh 16 tuổi chia sẻ: "Hiện nay, do hiện tượng nóng lên toàn cầu và chất lượng không khí bị suy giảm từ khí thải, ô nhiễm, sức khỏe của HS khi học cả ngày trong lớp bị ảnh hưởng nhiều. Em muốn tìm ra giải pháp cải thiện sức khỏe cho các bạn HS, cụ thể là thực hiện ngay tại lớp mà chúng em đang học".Không chỉ dừng lại ở những cuộc thi trong nước, nữ sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) còn nỗ lực tại nhiều sân chơi quốc tế. Tại kỳ thi Indonesia International IOT Olympiad (tạm dịch: Kỳ thi Olympic IOT quốc tế Indonesia) Phương tham dự với dự án mang tên "Tổng hợp Nanoparticle Fe3O4 như một nền tảng cho việc vận chuyển thuốc nhắm mục tiêu nghiên cứu thành phần chất dẫn thuốc ở mức độ rất nhỏ".Tại kỳ thi The 9th International Invention Innovation Competition in Canada, iCAN 2024 (kỳ thi Sáng tạo sáng chế quốc tế lần thứ 9 tại Canada) nữ sinh Việt Nam tham gia với dự án mang tên "Ứng dụng thiên địch sâu bệnh trong kiểm soát các loại sâu hại chính trên rau quả". Đây là đề tài thuộc lĩnh vực hóa sinh, nghiên cứu về các loại sâu bệnh ảnh hưởng đến ngành thực phẩm của Việt Nam.Trong vòng báo cáo Hội nghị toàn quốc về công nghệ sinh học năm 2024 tổ chức tại ĐH Huế, nữ sinh TP.HCM báo cáo dự án "Nghiên cứu về tác động của paracetamol đối với tế bào ung thư vú" để xem liệu loại thuốc giảm đau này có làm ung thư phát triển không. Đây là đề tài Nam Phương và các đồng tác giả thực hiện tại Viện Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).Chia sẻ với PV Báo Thanh Niên, Nam Phương cho hay mơ ước của Phương là có cơ hội được thực tập và làm việc trong các viện nghiên cứu về tế bào học của các đại học lớn trên thế giới. "Ước mơ được học tập và nghiên cứu về tế bào gốc, trở thành nhà khoa học về lĩnh vực này góp phần cải thiện sức khỏe con người và cụ thể là giúp ích cho sự phát triển ngành sức khỏe tại Việt Nam luôn thôi thúc cho em không ngừng cố gắng mỗi ngày", nữ sinh lớp 11 bộc bạch.Điều đặc biệt, Nam Phương chính là chị gái của Lê Nam Long, bạn trẻ nhỏ tuổi nhất trong số 14 Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2023, sở hữu những thành tích khủng về môn toán, tin học, khoa học. Ngày 1.1.2024, khi được vinh danh, Nam Long đang là học sinh lớp 7 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.Hai chị em Nam Phương và Nam Long có cha và mẹ đều đồng hành cùng mình trong học tập và nghiên cứu khoa học vì đây là thế mạnh của gia đình cũng là ước mơ nghề nghiệp trong tương lai của cả hai bạn. Chị Lê Thảo Trang, mẹ của Nam Phương và Nam Long, cho hay tùy mỗi độ tuổi của các con mà gia đình lựa chọn những kỳ thi hoặc những hoạt động nghiên cứu phù hợp để đảm bảo rằng các con được tiếp xúc và làm việc trực tiếp với khoa học đúng quy chuẩn và phù hợp với năng lực, tính cách cũng như đam mê trong từng lĩnh vực của từng bạn. Điều quan trọng là không gây áp lực cho các con.Ví dụ như Nam Phương rất yêu thích ngành sinh học nên những đề tài lựa chọn cũng phần lớn hướng đến ngành công nghệ sinh học sau này. Với Nam Long, do có tư duy về khoa học tự nhiên như toán, lập trình nên những nghiên cứu khoa học cũng tập trung vào mảng lập trình, khoa học máy tính hay máy thông minh…Năm 2024, Nam Phương đạt danh hiệu Học sinh 3 tốt cấp thành phố. Nữ sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa còn giành nhiều thành tích tại các kỳ thi quốc tế. Như năm học lớp 9, Phương giành 2 huy chương vàng, 2 huy chương bạc ở World Scholar's Cup tại Dubai - UAE - kỳ thi tranh biện tiếng Anh quốc tế. Khi là học sinh lớp 10, Phương giành huy chương bạc kỳ thi Indonesia International IOT Olympiad tổ chức tại Jakarta. Nữ sinh cũng giành huy chương bạc môn toán và huy chương đồng môn khoa học tại kỳ thi NEO science Olympiad (Olympic khoa học NEO) tổ chức tại New York, Mỹ.Tại Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM lần 9 (ngày 4 và 5.11.2024), Nam Phương là đại biểu nhỏ tuổi nhất (16 tuổi). Nam Phương chia sẻ: "Được học tập trong ngôi trường mà bạn bè xung quanh đều là các HS tài giỏi, em luôn ưu tiên việc học tập trên lớp, sắp xếp hoàn thành bài vở trước tiên. Đối với những dự án, đề tài nghiên cứu khoa học luôn cần nhiều thời gian thực nghiệm, đo đạc số liệu, lấy mẫu… Do đó, không thể làm nhanh 1 - 2 tháng là xong mà là cả một quá trình, từ 4 - 5 tháng trở lên hoặc thậm chí cả năm học. Do đó, mỗi năm học, em chỉ chọn làm một đề tài. Trong suốt năm học đó, em sẽ theo sát sự hướng dẫn của thầy cô, các cố vấn khoa học và luôn bám theo tiến trình các chuyên gia đưa ra để hoàn thành đúng kế hoạch".
Giá trị Bitcoin cao nhất trong 1,5 năm qua
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 20.3.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Một vụ việc hành chính đang thu hút sự chú ý tại tỉnh Cà Mau. Sau gần một tháng tạm hoãn, sáng 19.3, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã mở lại phiên xét xử sơ thẩm vụ án khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai giữa một lão thành cách mạng, là bà Huỳnh Kim Liên và UBND huyện Thới Bình.Kể từ ngày 17.3.2025, TP.HCM đã mở rộng thêm 22 địa điểm cấp đổi giấy phép lái xe ngay tại các phường. Chỉ trong ngày đầu tiên triển khai, đã có 386 hồ sơ được tiếp nhận tại các điểm mới này. Tuy nhiên thì người dân cần lưu ý rằng không phải phường nào cũng thực hiện thủ tục này.Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc vừa công bố báo cáo vào Ngày quốc tế hạnh phúc (20.3), cho thấy Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng hạnh phúc thế giới.Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, Việt Nam đứng thứ 46, một bước tiến đáng kể so với vị trí 54 của năm 2024 và vị trí 65 của năm 2023. Đáng chú ý, Việt Nam hiện chỉ đứng sau Singapore (vị trí 34) trong khu vực Đông Nam Á.Báo cáo này cũng chỉ ra rằng Việt Nam là một trong 19 quốc gia có chỉ số hạnh phúc tăng, và cùng với Philippines, Trung Quốc và Mông Cổ là các đại diện của châu Á trong nhóm này. Đây là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được kể từ khi báo cáo này được công bố lần đầu tiên vào năm 2012.Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 21.3.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Ở trận ra quân, đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM khẳng định sức mạnh bằng chiến thắng 4-0 trước đội Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM trong khi đó đội Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn thất thủ 0-3 trước đội Trường ĐH Sài Gòn. Được đánh giá cao hơn, đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM quyết tâm giành trọn 3 điểm trước đội Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn để bảo vệ ngôi đầu bảng xếp hạng. Sức mạnh của đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đến từ sự đồng đều ở các vị trí trên sân, trong đó họ sở hữu gương mặt nổi bật, từng chơi ở giải U.19 quốc gia là Ngô Trần Quốc Huy, Nguyễn Huỳnh Minh Duy và Phan Ngọc Bảo. Không còn đường lùi, thầy trò HLV Phạm Văn Huân dốc toàn lực quyết đấu với đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM với hy vọng tạo được bất ngờ cho đối thủ. Cuộc chạm trán giữa đội Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn với đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM vì thế hứa hẹn hấp dẫn, không khoan nhượng.
Ai là người đã phát minh ra máy hút bụi đầu tiên trên thế giới?
Các VĐV nam chỉ được tham gia tối đa 3 nội dung thi đấu, các VĐV nữ được tham gia 4 nội dung thi đấu cho đơn vị hiện đang công tác. VĐV ở lứa tuổi dưới không được quyền tham dự nội dung thi đấu ở lứa tuổi trên. VĐV ở lứa tuổi trên được quyền tham dự nội dung thi đấu ở lứa tuổi dưới song phải thi đấu ở lứa tuổi dưới đến hết giải ở mỗi nội dung thi đấu, không được phép thay đổi.