Tưng bừng ngày hội Game Việt Nam lần đầu được tổ chức
Chương trình diễn ra tại Trường THPT số 1 An Nhơn, Bình Định vào lúc 14 giờ, với sự tham gia trực tiếp của 1.500 học sinh thị xã An Nhơn, sẽ là dịp quan trọng để học sinh tìm hiểu về ngành nghề, điểm chuẩn, chương trình đào tạo, học phí... tại các trường ĐH.Chương trình được tường thuật trực tiếp tại thanhnien.vn.Năm nay lứa học sinh đầu tiên học theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 sẽ tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH với nhiều điểm khác biệt so với những năm trước.Trong bối cảnh này, học sinh lớp 12 trên cả nước nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng rất cần được cung cấp thông tin và giải đáp những vướng mắc, đồng thời cần được định hướng nghề nghiệp để có thể lựa chọn được ngành học một cách đúng đắn.Mặc dù trời nắng nóng và 14 giờ chương trình mới diễn ra, nhưng ngay từ sớm học sinh từ 6 trường THPT của TX.An Nhơn trong màu áo xanh đã tập trung đông đủ tại Trường THPT số 1 An Nhơn.Cùng với đó là lãnh đạo các trường cũng quan tâm tham dự, gồm có thầy Nguyễn Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường THPT số 1 An Nhơn 2; thầy Lê Quốc Gia, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu; thầy Phan Công Nhơn, Phó hiệu trưởng Trường THPT Hoà Bình; thầy Huỳnh Vũ Quý, Hiệu trưởng Trường THPT số 2 An Nhơn; thầy Trần Nam Hải, Phó hiệu trưởng Trường THPT số 3 An Nhơn và thầy Nguyễn Quang Lâu, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trường Tộ.14 giờ 30: Chương trình Tư vấn mùa thi trao 8 suất học bổng Nguyễn Thái Bình, mỗi suất 1 triệu đồng do Trường ĐH Tài chính marketing (5 suất) và Trường ĐH Thái Bình Dương (3 suất) tài trợ, dành cho những học sinh có thành tích học tập tốt, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.14 giờ 40: Cũng trong chương trình hôm nay, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn phối hợp cùng Báo Thanh Niên tặng 100 cuốn Cẩm nang tuyển sinh 2025 do Báo Thanh Niên thực hiện như món quà may mắn cho học sinh 6 trường THPT: số 1 An Nhơn 1, số 2 An Nhơn , số 3 An Nhơn, Nguyễn Trường Tộ, Hòa Bình, Nguyễn Đình Chiểu.14 giờ 40: Chương trình tư vấn đợt 1 chính thức bắt đầu.Tham gia tư vấn đợt 1 có đại diện các trường ĐH:Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính – Marketing, lưu ý học sinh khi đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT dành cho học sinh theo học chương trình mới và các trường ĐH có nhiều điều chỉnh đề án tuyển sinh.Thạc sĩ Phụng cho hay Bộ GD-ĐT đã công bố quy chế thi tốt nghiệp THPT và đề thi mẫu. Đối với kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ, tuy chưa có quy chế chính thức nhưng các em cần lưu ý: Không còn các phương thức xét tuyển sớm. Hiện chỉ còn một phương thức xét tuyển sớm là xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ. Các trường đa phần có xét tuyển thẳng, xét học bạ, xét điểm thi đánh giá năng lực, xét điểm V-SAT và xét điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc phương thức kết hợp giữa điểm học bạ và điểm THPT... Những năm trước phương thức xét học bạ có thể sử dụng lớp 10, 11, học kỳ 1 lớp 12 nhưng năm nay Bộ GD-ĐT yêu cầu phải sử dụng điểm của cả năm lớp 12.Theo dự thảo, các trường được mở nhiều tổ hợp xét tuyển khác nhau. Về điểm ưu tiên, không được quá 10% trong tổng điểm 3 môn. Năm 2025 các trường quy về một thang điểm chung dù sử dụng nhiều phương thức xét tuyển.Bộ GD-ĐT đồng ý cho các trường sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quy đổi ra một thang điểm để xét trong các tổ hợp môn. Vì thế các em có thể không cần phải thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ nếu có chứng chỉ ngoại ngữ và nếu trường ĐH đó có quy đổi điểm chứng chỉ này.14 giờ 50: Học sinh Bảo Hân 12A1 Trường THPT số 2 An Nhơn đặt câu hỏi: "Nhu cầu nhân lực liên quan đến khối ngành kinh tế, luật, quản trị trong thời gian tới ra sao? Những năm gần đây một số ngành mới như công nghệ tài chính, kinh tế số…, có phải đây là xu hướng của thị trường lao động trong tương lai? Các ngành học mới trong lĩnh vực này của trường hiện nay?"PGS-TS Phạm Khánh Nam, Hiệu trưởng Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước, thuộc ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH), giải đáp: "Các ngành học này có nhu cầu rất cao trong thời gian tới. Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8-10% trong 5-10 năm tới nên nhu cầu nhân lực lĩnh vực này ngày càng nhiều.Xu hướng tích hợp công nghệ vào kinh tế, quản lý và quản trị, kinh doanh. Bên cạnh đó là kinh tế số, tài chính số. Các doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, hướng đến cộng đồng.Những công việc liên quan đến luật, pháp lý cũng tăng nhu cầu. ĐH Kinh tế TP.HCM năm nay mở 3 ngành mới: phân tích dữ liệu, quản trị doanh nghiệp bền vững và môi trường, chương trình đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế của ngành tài chính ngân hàng.14 giờ 55: Một học sinh đặt câu hỏi: "Phương thức xét tuyển kết quả học bạ THPT có khác gì với xét theo tổ hợp môn điểm học bạ?"Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng giải đáp: Phương thức xét học bạ Trường ĐH Tài chính Marketing có 2 hình thức: 1. HS đạt một trong 4 điều kiện: có kết quả học tập tốt THPT: học sinh giỏi lớp 10, 11, 12; Học sinh trường chuyên có điểm trung bình trung trên 6.0; Học sinh nhất nhì ba cấp tỉnh, cấp thành phố hoặc thành viên đội tuyển quốc gia hoặc có IELTS 5.5 trở lên. 2. HS dùng tổ hợp môn 3 môn nếu không có 1 trong 4 điều kiện trên.15 giờ: Tuyết Phụng, học sinh lớp 12A2 TrườngTHPT só 2 An Nhơn hỏi: "Trong bối cảnh việc tuyển sinh ĐH cần điều chỉnh để thích ứng với chương trình giáo dục mới, kế hoạch tuyển sinh năm 2025 của có những điểm nào đáng lưu ý? Những ngành nghề nào trường chú trọng đầu tư phát triển trong thời gian tới?".Thạc sĩ Đỗ Văn Cao, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, giải đáp: "Năm nay Trường ĐH Nha Trang giữ 2 phương thức xét tuyển: điểm đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và điểm thi tốt nghiệp. Trường có sơ tuyển điểm học bạ. Năm 2025 trường mở 7 ngành và chuyên ngành mới như công nghệ chế biến, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng chất lượng cao, ngành thủy sản thông minh chương trình liên kết, hệ thống nhúng IoT...".15 giờ 5: Đỗ Văn Lộc, học sinh lớp 12A2 Trường THPT số 1 An Nhơn hỏi: "Hiện nay những ngành nào của công nghệ thông tin đang là xu hướng và cơ hội việc làm cao? Những ngành nào phù hợp với nữ?".Thạc sĩ Hoàng Thanh Tú, Phó trưởng phòng Thông tin-Truyền thông, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), giải đáp: Những gì nam giới có thể làm thì nữ giới cũng hoàn toàn có thể làm được, điều quan trọng là các em có hứng thú và khả năng hay không. Các ngành học thuộc công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực, như trí tuệ nhân tạo, an toàn thông tin, kỹ thuật phần mềm... Các em nên có nền tảng tốt về toán học".Đợt 2 gồm các chuyên giaTại chương trình, đại diện trường ĐH sẽ chia sẻ về kế hoạch tuyển sinh năm 2025, nhu cầu nhân lực liên quan đến khối ngành kinh tế, luật, quản trị, kỹ thuật, công nghệ trong thời gian tới, đặc biệt là những ngành học xu hướng như công nghệ tài chính, kinh tế số, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…Chọn học ngành theo sở thích hay theo nhu cầu của thị trường lao động; chọn ngành chung chung hay ngành đặc thù, cụ thể; giữa các cơ sở của một trường thì điều kiện đầu vào, điểm chuẩn, chương trình đào tạo và học phí có khác nhau… là những vấn đề được học sinh phụ huynh quan tâm, cũng sẽ được các chuyên gia giải đáp tại chương trình tư vấn.10 tháng chưa tái lập mặt bằng
Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy khi điều chuyển một số đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ LĐ-TB-XH về Bộ Nội vụ vừa có họp tổng hợp sơ bộ kết quả bước đầu sắp xếp, tổ chức bộ máy.Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ (Bộ Nội vụ), cho biết kết quả bước đầu tổng hợp nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để thuận lợi cho công tác sắp xếp, bố trí nhân sự, nhất là người đứng đầu khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức đã có trên 60 cán bộ, công chức viết đơn tình nguyện nghỉ sớm.Trong đó, có những cán bộ là vụ trưởng sinh năm 1967 còn trên 4 năm công tác. Đây là những tấm gương cán bộ, Đảng viên gương mẫu đã chủ động xin nghỉ công tác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình sắp xếp bộ máy, tạo điều kiện để thế hệ kế cận tiếp nối công việc, vận hành thông suốt bộ máy.Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Chỉ đạo đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần gương mẫu, chia sẻ công việc với tổ chức trong bối cảnh sắp xếp, bố trí cán bộ và tạo điều kiện, cơ hội để bố trí cán bộ trẻ, cán bộ trong diện quy hoạch để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao. Ban Chỉ đạo sẽ báo cáo bộ trưởng biểu dương, tôn vinh và ghi nhận.Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng nhấn mạnh nguyên tắc khẩn trương, quyết liệt, chặt chẽ, công tâm, khách quan, minh bạch được quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đặc biệt là những đơn vị thuộc diện sắp xếp; đồng thời, yêu cầu các đơn vị này cần tiếp tục bám sát vào chỉ đạo của Ban Chỉ đạo T.Ư, Chính phủ và quy định của pháp luật để triển khai và tránh bỏ sót nhiệm vụ.Hiện Bộ Nội vụ có 20 đơn vị; theo định hướng chuyển 2 đơn vị sang Ủy ban Dân tộc và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ còn 18 đơn vị.Cơ cấu tổ chức của Bộ LĐ-TB-XH gồm 21 đơn vị, theo định hướng chuyển chức năng, nhiệm vụ và đơn vị tương ứng sang Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc thì Bộ LĐ-TB-XH còn 17 đơn vị. Sau sắp xếp tinh gọn bộ máy, giữ nguyên tên Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Nội vụ. Theo dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ được Bộ Tư pháp thẩm định hồi tháng 1. Sau khi sắp xếp, hợp nhất Bộ Nội vụ có 23 đơn vị đầu mối, giảm 12 đơn vị (đạt tỷ lệ giảm 35%).Trong đó, hợp nhất 9 đơn vị thuộc 2 bộ có chức năng tham mưu tổng hợp chung, gồm: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước và lao động, Tạp chí Tổ chức nhà nước và lao động, Trung tâm Công nghệ thông tin.Hợp nhất, sắp xếp 6 đơn vị thực hiện chức năng tham mưu, quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức lại thành 3 đơn vị thuộc bộ, gồm: Vụ Công tác thanh niên và bình đẳng giới, Cục Quan hệ lao động và tiền lương, Cục An toàn lao động và Bảo hiểm xã hội.Duy trì 11 đơn vị, gồm 7 đơn vị thuộc Bộ Nội vụ và 4 đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB-XH.
Vì sao nhiều người 'chốt đơn' lúc nửa đêm?
Ở ngoại ô Altadena của Los Angeles, cư dân lâu năm Alita Johnson đã quay trở lại ngôi nhà mình, đã bị thiêu rụi trong cơn cháy rừng.Bà Johnson nói: “Lãnh đạo cứu hỏa Pasadena cần phải bị sa thải…Tôi sẽ quay lại câu hỏi tại sao lại không có đủ nhân viên tại chỗ".Và trong khi thế giới tập trung chú ý vào những khu dân cư nổi tiếng bị tàn phá gần Malibu, cộng đồng đa dạng về kinh tế và chủng tộc ở các khu lân cận cũng phải chịu thiệt hại nặng nề.Bà Johnson cho rằng khu phố của bà, nơi nhiều thế hệ gia đình da màu và Latinh sinh sống, đã bị chính quyền bỏ mặc.“Tôi ước gì họ thành thật và nói với chúng tôi rằng chúng tôi sẽ phải tự lo. Có lẽ tôi đã có thể cứu được ngôi nhà của mình. Có lẽ hàng xóm của tôi, chúng tôi đã có thể hợp tác với nhau. Lẽ ra chúng tôi đã có thể cứu được tất cả ngôi nhà của mình. Tôi biết chuyện đó cũng không chắc, cũng không có cơ sở thực tế. Nhưng lẽ ra chúng tôi đã có thể thử xem sao", bà Johnson chia sẻ.Nhiều cư dân Altadena nói với Reuters rằng họ không hề thấy lính cứu hỏa nào khi họ chạy trốn khỏi khu vực đang cháy.Những người mất nhà ở đây lo lắng rằng khoảng cách thu nhập rất lớn giữa "khu nhà giàu" Malibu với Altadena sẽ quyết định khu vực nào được ưu tiên khi đến lúc bắt đầu công việc xây dựng lại.Họ cũng lo ngại khoản chi trả bảo hiểm sẽ không đủ để xây dựng lại những ngôi nhà mà họ đã mua được với giá rẻ từ nhiều thập niên trước...Có nghĩa là những ngôi nhà này có thể bị mất giá nếu được khôi phục.Giống như nhiều người, ông Jess Willard III đã sống ở đây phần lớn cuộc đời. Ông đang trở lại đống đổ nát của ngôi nhà của mình để cố gắng vớt vát một số tài sản.“Mẹ tôi đã mua căn nhà này. Tôi chuyển đến đây khi tôi đang học lớp 8 - khi tôi 13, 12 hay 13 tuổi gì đó. Và các con tôi, gần đây chúng đều sống ở đây", ông Jess kể lại.Với con số thương vong vẫn tiếp tục tăng, các trận cháy rừng quét qua Los Angeles đã thiêu rụi gần 10.000 công trình kiến trúc.Bà Johnson cho biết: “Không có gì giúp mọi người chuẩn bị để đương đầu mức độ tàn phá này. Không có hướng dẫn. Không có hướng dẫn nào cả".Sở cứu hỏa Quận Los Angeles đã không trả lời yêu cầu bình luận về khiếu nại của cư dân Altadena.
Tuấn dẫn tôi lên núi. Những dãy núi đá ở xã Đỉnh Sơn sừng sững, cây cối um tùm. "Bên kia núi là thung lũng, nơi mình khởi nghiệp", Tuấn nói.Tuấn leo lên chiếc "ca bin" làm bằng những tấm gỗ rồi giật cho máy nổ. Trong chốc lát, chiếc "ca bin" đưa Tuấn lên đến gần đỉnh núi. Tôi men theo con đường mòn để lên núi. Con đường nhỏ, cheo leo vách đá và phải mất hơn 20 phút mới đến nơi. "Thời gian đầu mình cũng phải leo bộ như thế này. Ngày thả lợn vào rừng, mình phải nhờ 7 người khỏe mạnh, gánh từ 7 giờ đến 15 giờ mới vận chuyển xong 16 con lợn lên núi", Tuấn kể.Để giảm công sức đi lại, tiện cho việc vận chuyển lợn và các vật dụng, Tuấn lên mạng tìm hiểu và mày mò tự chế cáp treo. Cáp treo gồm 2 sợi dây cáp nối từ chân núi lên gần đến đỉnh và một cái "ca bin" bằng gỗ để ngồi. Tuấn lắp máy nổ trên "ca bin" để kéo sợi dây cáp thứ 3 cho "ca bin" di chuyển. Tuy nhiên, cáp treo chỉ hỗ trợ chiều lên, còn khi xuống vẫn phải cuốc bộ trên ghềnh đá lởm chởm.Đứng trên núi nhìn xuống là một thung lũng khá rộng được bao bọc bởi các dãy núi và rừng cây. Thung lũng này trước đây là nơi trồng ngô, sắn của vài gia đình, nhưng do đường đi khó khăn nên họ bỏ. Thấy đất bỏ hoang lãng phí, Tuấn tận dụng để thả lợn rừng và hiện nay đây đã trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của gần 200 con.Nhà nghèo nên Tuấn chỉ học đến lớp 3 rồi nghỉ. Lớn lên, Tuấn vào Nam làm công nhân rồi đi xuất khẩu lao động ở Ba Lan. "Sang Ba Lan, gặp phải dịch Covid-19 nên không có việc, mình chán nản và nghĩ sẽ quay về quê để bám rừng khởi nghiệp. Thung lũng này và phía trong còn có một số thung lũng nữa mình đã biết từ khi còn bé thường đi lấy củi cho gia đình nên nảy sinh ý định sẽ về nuôi lợn rừng theo mô hình hoang dã. Mình lên mạng tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm về nuôi lợn rừng và thấy rất khả thi nên quyết định về quê", Tuấn kể.Năm 2022, sau khi khảo sát kỹ lưỡng thung lũng, Tuấn quyết định mua 16 con lợn rừng để thả. Được sống trong môi trường hoang dã với diện tích khoảng 100 ha núi rừng, nguồn thức ăn tự nhiên khá dồi dào nên lợn phát triển tốt. Tuấn thỉnh thoảng bổ sung thêm các loại thức ăn như chuối, ngô hạt, mía. Đàn lợn vì thế rất gần gũi với ông chủ. Khi nghe tiếng gọi của Tuấn, đàn lợn rừng đang kiếm ăn trên núi kéo nhau chạy xuống. Để nhân giống đàn lợn, Tuấn nuôi nhiều lợn nái và những con lợn mẹ này sinh sản rất đều đặn. Nhờ sống trong môi trường hoang dã rộng lớn nên thịt lợn chắc, ngon. Thung lũng này cách biệt với khu dân cư và gần như không có người lui tới nên cũng thuận lợi trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn rừng.Sau 2 năm khởi nghiệp, Tuấn đã nhân đàn lợn lên gần 200 con và xuất bán khá nhiều lợn thịt và lợn giống. Lợn hơi được bán với giá 220-250 ngàn đồng/kg. Mỗi con lợn rừng nuôi 1 năm nặng khoảng 25 kg, xuất bán thu về 5-6 triệu đồng/con. Dù mới khởi điểm và đang ở giai đoạn nhân giống, nhưng cả lợn thịt lẫn lợn giống đã xuất bán, năm nay Tuấn thu về hàng trăm triệu đồng.Để mở rộng đầu ra, Tuấn tạo tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội, đăng tải clip về đàn lợn rừng của mình, thu hút sự theo dõi của nhiều người. "Nuôi lợn rừng theo mô hình này ban đầu không cần nhiều vốn, chi phí nuôi rất thấp, hiệu quả lại cao; chất lượng thịt ngon nên đầu ra rất rộng. Ở nước ta có nhiều vùng núi có địa hình tương tự, mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn có nhu cầu tìm hiểu và nuôi lợn rừng theo mô hình này", Tuấn bộc bạch.
Thương nhớ miền ‘đất sen hồng’
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.