Quay cảnh tai nạn, đăng Facebook là ‘thảm sát, cướp cạy két sắt.., ‘Tập Sống Đểu' bị xử phạt
9 năm trước, U.19 Việt Nam tạo nên lịch sử cho bóng đá trẻ Việt Nam khi lọt vào bán kết U.19 châu Á 2016, đồng nghĩa giành tấm vé thông hành đến U.20 World Cup 2017. Dù nằm ở bảng đấu khó khăn, song các học trò HLV Hoàng Anh Tuấn vẫn vượt qua vòng bảng cùng thành tích bất bại (thắng 1, hòa 2). Ở tứ kết, cú ra chân chớp nhoáng của Trần Thành đưa đội bóng của ông Hoàng Anh Tuấn vượt qua U.19 Bahrain để đoạt vé đến sân chơi thế giới. Đến nay, đây vẫn là lần dự vòng chung kết World Cup duy nhất trong lịch sử của bóng đá nam ở sân chơi 11 người.Dù sau đó không vượt qua vòng bảng U.20 World Cup 2017 (đứng cuối bảng với 1 điểm), nhưng thế hệ trẻ dự sân chơi thế giới năm ấy như Quang Hải, Tấn Tài, Tiến Dũng, Hoàng Đức, Văn Hậu, Đình Trọng, Đức Chinh, Tiến Linh... đã trở thành hạt nhân nòng cốt, đưa U.23 Việt Nam bước đến ngôi á quân U.23 châu Á 2018, rồi tạo nên kỷ nguyên thành công cùng đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo.Nói vậy để thấy, việc dự World Cup (dù chỉ là ở cấp độ trẻ) có ý nghĩa thế nào trên hành trình vươn mình của những "măng non". Tại đây, các cầu thủ trẻ được cạnh tranh với những nền bóng đá mạnh nhất để tích lũy kinh nghiệm và rèn bản lĩnh trận mạc. Với nền bóng đá trẻ còn non yếu, nơi các cầu thủ trẻ từ U.17 đến U.20 chỉ đá khoảng 15-20 trận mỗi năm, dự World Cup chẳng khác nào một đặc ân.Có lẽ bởi vậy, U.17 Việt Nam sẽ được đầu tư đặc biệt cho mục tiêu dự U.17 World Cup 2025. Do Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) tăng số suất dự World Cup cho châu Á từ 4 lên 8 đội, cơ hội đã mở ra rõ ràng. Từ giờ đến vòng chung kết U.17 châu Á 2025 (diễn ra vào tháng 4 tại Ả Rập Xê Út), các cầu thủ trẻ còn 2 tháng để chuẩn bị. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chốt xong ứng viên huấn luyện đội, đó là một HLV Nhật Bản với bề dày kinh nghiệm làm bóng đá trẻ. Dự kiến trong tháng này, đội sẽ hoàn thiện kế hoạch tập huấn dài hạn ở trong nước cũng như quốc tế (kéo dài khoảng 2 tuần) để có điểm rơi thể lực và phong độ tốt nhất.Để giành vé vượt qua vòng bảng (tương đương suất dự World Cup) ở bảng đấu có U.17 Nhật Bản, U.17 Úc và U.17 UAE là nhiệm vụ cực khó. Song, bóng đá trẻ luôn có chỗ cho bất ngờ. U.17 Việt Nam từng thắng 3-2 trước U.17 Úc tại giải U.17 châu Á 2016. Hay với UAE, bóng đá trẻ Việt Nam cũng có những kết quả khả quan. Chướng ngại lớn nhất gọi tên U.17 Nhật Bản, nhưng hãy tin với một HLV đến từ xứ mặt trời mọc, U.17 Việt Nam sẽ có "bộ não" hoàn hảo để phân tích và đọc vị đối thủ. Cũng giống U.17, lứa U.22 Việt Nam sẽ bước vào sân chơi lớn mang tên SEA Games 33 (trước đó là vòng loại U.23 châu Á 2026). Tất nhiên, so chuyện mơ World Cup với SEA Games dường như khập khiễng. Nhưng nên nhớ, với nền bóng đá trẻ vốn rất thiếu sân chơi cho người trẻ, mọi giải đấu đều rất quan trọng. Đây không thuần túy là chuyện thành tích, mà còn là tận dụng mọi giải đấu có thể để các cầu thủ gặt hái bài học. Đơn cử 8 năm trước, chính cú ngã ở SEA Games 29 (năm 2017) đã tạo động lực để lứa Quang Hải, Công Phượng vùng dậy mạnh mẽ và tạo nên phép màu Thường Châu.Chỉ sợ cầu thủ trẻ không có cơ hội để cọ xát. Còn bất kể sân chơi nào, dù lớn hay nhỏ, đều có ý nghĩa quan trọng để gom góp niềm tin. Bóng đá Việt Nam từng vươn ra châu Á, song mới chỉ chớm ở mức tiệm cận có thể gây bất ngờ. Thất bại cuối giai đoạn HLV Park Hang-seo nắm quyền cho thấy, bóng đá Việt Nam còn thiếu nhiều yếu tố để thành công, mà trong số đó có nền tảng mong manh của bóng đá trẻ. Đội tuyển Việt Nam đang tiến gần đến giai đoạn chuyển giao. Lứa 1995 - 1998 sẽ chạm dần ngưỡng bên kia sườn dốc sau 2, 3 năm nữa. Dù vậy, liệu lứa trẻ đã sẵn sàng thay thế? Muốn mơ mộng ở vòng loại World Cup 2030, vẫn cứ phải thành công ở sân chơi Đông Nam Á, rồi mới đi từng bước lên bậc thang cao hơn.Mơ SEA Games hay World Cup, chúng ta cũng cần lộ trình đi từ thấp đến cao và nghiêm túc phấn đấu cho từng mục tiêu. Nếu "dục tốc bất đạt", bóng đá trẻ Việt Nam khó thành công.Hàng quán từng bị 'bóc phốt' có dị vật trong món ăn nay buôn bán ra sao?
Trong khi cuộc chiến pháp lý giữa Blake Lively và Justin Baldoni vẫn đang căng thẳng thì vợ của Ryan Reynolds lại phải đối mặt với vụ kiện phỉ báng thứ hai trị giá 7 triệu USD từ người đứng đầu công ty quản lý khủng hoảng truyền thông. Ngày 4.2, Jed Wallace của công ty quản lý khủng hoảng Street Relations có trụ sở tại Texas đệ đơn kiện Blake Lively với cáo buộc phỉ báng lên Sở dân quyền California, Mỹ, theo People. Trước đó, ngôi sao 37 tuổi đã nộp đơn yêu cầu Wallace cung cấp lời khai sau khi cáo buộc Wallace được nhóm quan hệ công chúng của Justin Baldoni thuê để hỗ trợ cho chiến dịch bôi nhọ tên tuổi của Lively. Tuy nhiên đơn yêu cầu này sau đó đã bị hủy bỏ. Các luật sư của Wallace tuyên bố rằng Lively không có bằng chứng nào hỗ trợ cho những cáo buộc mà cô đưa ra chống lại Wallace và Street Relations. Nguyên đơn yêu cầu Lively bồi thường thiệt hại ít nhất 7 triệu USD kèm theo lệnh của tòa án tuyên bố Wallace không có hành vi quấy rối hoặc trả thù nữ diễn viên.Đáp lại, nhóm luật sư đại diện cho vợ của Reynolds cho rằng vụ kiện mới nhất này góp thêm vào nỗ lực làm quên lãng tiếng nói của Lively lên án hành vi quấy rối tình dục trước đó.Cuộc chiến pháp lý giữa Lively và Baldoni bắt đầu vào tháng 12.2024, khi nữ diễn viên khiếu nại bạn diễn kiêm đạo diễn bộ phim cả hai đóng chính về hành vi quấy rối tình dục. Ngôi sao 37 tuổi cáo buộc Baldoni có hành vi sai trái trong quá trình sản xuất phim và thực hiện chiến dịch bôi nhọ trả đũa nhằm hủy hoại danh tiếng của cô. Đến ngày 16.1, Baldoni phản bác lại bằng vụ kiện trị giá 400 triệu USD chống lại Blake Lively và chồng là Ryan Reynolds cùng người đại diện của họ là Leslie Sloane với cáo buộc tống tiền, phỉ báng và nhiều tội danh khác.
Thế chấp sổ đỏ vay tiền, nhưng không đủ để chữa bệnh cho con
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau:Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Cũng trong ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết tổ chức các cơ quan của Quốc hội, số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.Tổ chức mới của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 ủy ban, giảm 4 ủy ban so với hiện nay, gồm: Ủy ban Pháp luật - Tư pháp; Ủy ban Kinh tế - Tài chính; Ủy ban Văn hóa - Xã hội; Ủy ban Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại; Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường; Ủy ban Dân nguyện - Giám sát; Ủy ban Công tác đại biểu.Quốc hội cũng đã tiến hành bầu các phó chủ tịch Quốc hội khóa XV đối với các ông Lê Minh Hoan, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT và ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.Nghị quyết về việc bầu phó chủ tịch Quốc hội đối với các ông Lê Minh Hoan, Vũ Hồng Thanh cũng được Quốc hội biểu quyết thông qua sau đó.Ông Lê Minh Hoan (sinh năm 1961), quê Đồng Tháp, trình độ thạc sĩ kinh tế học, đại học kiến trúc. Ông Hoan là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XI, XIII, XIV, XV. Ông từng là Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp từ 2016 - 2020. Tới 4.2021, khi đang là Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, ông Hoan được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho tới khi bộ này sáp nhập với Bộ TN-MT để thành lập Bộ Nông nghiệp - Môi trường.Ông Vũ Hồng Thanh (sinh năm 1962), quê Hải Dương, trình độ kỹ sư chế tạo máy giao thông. Ông Thanh là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIV, khóa XV. Từ năm 2016 tới nay, ông Thanh là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Trại sáng tác văn học năm nay quy tụ hơn 30 nhà văn, nhà thơ đến từ TP.HCM. Tham dự lễ khai mạc có ông Đào Mỹ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên; Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM; các nhà thơ, nhà văn đến từ TP.HCM, Tây nguyên... và các trí thức, văn nghệ sĩ Phú Yên.
Xúc động đại gia đình 3 thế hệ đưa bà nội U.90 đi chơi biển
Những nhân vật tuổi Tỵ nổi tiếng nói trên hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, y tế hoặc nghệ thuật. Sau đây là một số nét nổi bật về những nhận vật nổi tiếng này.Ông Tập Cận Bình, sinh ngày 15.6.1953, năm Quý Tỵ. Ông được bầu làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp vào ngày 23.10.2022, và tái đắc cử Chủ tịch nước Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp vào ngày 10.3.2023. Khi ông Tập tái đắc cử Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3, Tân Hoa xã đưa tin dưới sự lãnh đạo của ông, nền kinh tế Trung Quốc đang tiến bước trên một mô hình hiện đại hóa chưa từng thấy trước đây. GDP của Trung Quốc đã tăng lên 121.000 tỉ nhân dân tệ (khoảng 17.370 tỉ USD) từ mức 53.9000 tỉ nhân dân tệ vào năm 2012.Vị nguyên thủ quốc gia tuổi Tỵ thứ hai là ông Volodymyr Zelensky, sinh ngày 25.1.1978, nhằm ngày âm lịch là 17.12.1977, năm Đinh Tỵ. Ông trở thành tổng thống của Ukraine kể từ ngày 20.5.2019 cho đến nay. Trước khi nhậm chức, ông đã nổi tiếng với tư cách là một người dẫn chương trình, diễn viên, diễn viên hài và đạo diễn.Ngoài ra, Tống thống Zelensky được tạp chí Time (Mỹ) vinh danh là Nhân vật của năm 2022. Ông Emmanuel Macron, sinh ngày 21.12.1977, năm Đinh Tỵ. Ông Macron trở thành vị tổng thống trẻ tuổi nhất nước Pháp vào ngày 14.5.2017, khi chưa tròn 40 tuổi sau nỗ lực tranh cử mà nhiều người từng cho rằng khó có thể thành công. Khi đó, ông Macron còn trở thành nhà lãnh đạo trẻ nhất trong số những nước quyền lực nhất thế giới, theo Reuters. Ông đã đắc cử nhiệm kỳ hai vào năm 2022.Ông Macron kết hôn với bà Brigitte Trogneux, người lớn hơn ông 24 tuổi và là cô giáo cũ của ông tại một trường trung học. Bố mẹ ông phản đối quyết liệt mối tình này, nhưng trước sự kiên định của ông Macron, cuối cùng họ phải chấp nhận cho hai người kết hôn vào năm 2007.Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus sinh ngày 3.3.1965, năm Ất Tỵ. Vào năm 2017, ông Tedros, người Ethiopia, đã làm nên lịch sử khi trở thành người châu Phi đầu tiên đắc cử chức Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với nhiệm kỳ 5 năm. Ông Tedros đã tự mô tả là “người con của chiến tranh”, theo AFP. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tedros chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng y tế lớn. Năm 2018, dịch Ebola bùng phát tại Cộng hòa Dân chủ Congo và mất đến 2 năm mới được kiểm soát. Năm 2020, Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu và tàn phá thế giới.Vào tháng 5.2022, ông được các nước thành viên của WHO bầu chọn cho nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai, khi không có ứng viên nào tranh cử với ông Tedros cho vị trí tổng giám đốc WHO, trong bối cảnh có nhiều khó khăn trong việc đối phó đại dịch Covid-19.Taylor Alison Swift sinh ngày 13.12.1989, năm Kỷ Tỵ. Cô trở thành tỉ phú vào tháng 10.2023, là nghệ sĩ âm nhạc đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng tỉ phú của tạp chí Forbes, chủ yếu dựa trên các bài hát và màn trình diễn của cô. Tính đến ngày 20.1.2025, tài sản của ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ này là 1,6 tỉ USD, theo Forbes.Taylor Swift cũng được tạp chí Time vinh danh là Nhân vật của năm 2023, trở thành người phụ nữ đầu tiên xuất hiện hai lần trên trang bìa Nhân vật của năm kể từ khi Time bắt đầu truyền thống bình chọn nhân vật của năm từ năm 1927. Swift lần đầu được vinh danh là Nhân vật của năm vào năm 2017, khi cô được công nhận là một trong những người phá vỡ sự im lặng mà đã truyền cảm hứng cho phụ nữ lên tiếng về hành vi sai trái về tình dục.Những cố lãnh đạo sinh năm Tỵ của một số nước có cố Chủ tịch nước Trung Quốc Mao Trạch Đông (sinh ngày 26.12.1893, năm Quý Tỵ) và cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy (29.5.1917, năm Đinh Tỵ). Ngoài ra, những cựu lãnh đạo một số nước sinh năm Tỵ gồm có cựu Thủ tướng Anh Tony Blair (sinh ngày 6.5.1953, năm Quý Tỵ) và cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (sinh ngày 14.9.1965, năm Ất Tỵ).