Dịp 30.4 - 1.5, người trẻ rủ nhau 'ngủ 5 ngày 5 đêm'
'Đây là series về ẩm thực văn hóa vùng miền vào dịp tết đến xuân về với mục đích tôn vinh giá trị ẩm thực truyền thống', bà Lê Hạnh - đại diện đơn vị sản xuất TV Hub chia sẻ.Chương trình truyền hình Siêu bếp quảng bá ẩm thực Việt vừa khởi tranh mùa đầu tiên mang đến một không gian ẩm thực đặc sắc, nơi món ăn giao thoa giữa truyền thống và hiện đại cùng những sáng tạo tinh tế. Tập 1 có chủ đề Tinh hoa món Việt vừa lên sóng HTV7 tạo không khí vui vẻ đầu năm, với sự dẫn dắt câu chuyện duyên dáng của MC Tuyền Tăng, hai đầu bếp: Nguyễn Thanh Cường - quán quân MasterChef Việt Nam mùa 3 và Ryan Phạm - đầu bếp cho nhiều chương trình ẩm thực của truyền hình VTV, HTV... cùng 2 phụ bếp: diễn viên Việt Trang - thành viên nhóm kịch Chuồn Chuồn Giấy, diễn viên Huỳnh Quý - Top 3 trong cuộc thi Học viện danh hài.Giữ vai trò nhận xét, chia sẻ cảm nhận về các món ăn tại Siêu bếp tập 1 là 3 khách mời: đạo diễn Lê Hoàng; CEO Hoàng Hương Giang - nhà sáng lập và chủ sở hữu của chuỗi Đậu Homemade cùng Young Ju - ca sĩ người Hàn Quốc tại Việt Nam.Quán quân MasterChef Việt Nam mùa 3 Nguyễn Thanh Cường mang đến Siêu bếp 3 món ăn: gà roti cháy thố, mì xào hoàng gia và canh sườn xương rồng quyện trà ô long bắt mắt.Chef Ryan đem đến 3 món ăn: gà xông hương, giò heo kho củ kiệu hương cóc non và lẩu mắm xiên que. Về món gà xông hương, chef Ryan chia sẻ đã kết hợp nhiều cung bậc hương từ mía, sả, lá chanh thái, trà lài...; dùng phương pháp xông hơi gà trong niêu, dùng nhiệt tác động vào gà giúp cho thịt gà chín mềm nhưng vẫn giữ được độ giòn, độ ngọt của gà. Thời gian xông gà khoảng 1 tiếng, chỉ dùng nhiệt tác động vào các nguyên liệu, hoàn toàn không dùng nước. Món này ăn kèm xôi được sử dụng mỡ gà để nấu cùng, có thêm nước cốt dừa và lá dứa để xôi thêm béo thơm.Với món lẩu mắm xiên que, chef Ryan sáng tạo món ăn bằng cách xiên các nguyên liệu vào que để mang đến trải nghiệm thưởng thức mới cho thực khách. Anh đồng thời cũng chia sẻ bí quyết nấu lẩu mắm, để có nước lẩu ngon thì kết hợp giữa mắm cá linh và mắm cá lóc. Siêu bếp gồm 6 tập sẽ mang đến cho khán giả hương vị tết qua mỗi món ăn, tạo nên sự kết nối ý nghĩa giữa thế hệ trẻ và truyền thống văn hóa ẩm thực Việt. Chương trình không chỉ giúp khán giả hiểu mà còn tự hào về di sản ẩm thực dân tộc. Việc tái hiện các món ăn truyền thống theo cách hiện đại vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa trong nhịp sống mới. Chương trình cũng mong muốn mang đến những bữa tiệc sum vầy ý nghĩa, thể hiện tình yêu văn hóa Việt và giúp thế hệ trẻ gìn giữ giá trị tết qua từng món ăn.
Thích thú với bộ ảnh cưới thời bao cấp của cặp đôi 9x
Sau 2 lượt trận, đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn chưa có chiến thắng nào. Đoàn quân của HLV Nguyễn Đình Long hòa 0-0 với đội Trường ĐH Trà Vinh, sau đó để thua 1-2 trước đội cựu vô địch ĐH Huế. Tính đến lúc này, đội chủ nhà mới có 1 điểm duy nhất.Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng bắt buộc phải giành chiến thắng khi gặp đội Trường ĐH Quy Nhơn vào chiều nay. Vì chỉ khi có 4 điểm, thầy trò HLV Nguyễn Đình Long mới hy vọng giành vé đi tiếp vào tứ kết. "Không còn sự lựa chọn nào khác. Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng cần phải chiến đấu hết mình ở trận cuối Trường ĐH Quy Nhơn. Mục tiêu chắc chắn là giành chiến thắng thì mới mong vào tứ kết", ông Long khẳng định.Trong khi đó, đội Trường ĐH Quy Nhơn đã thắp lại hy vọng giành vé tứ kết sau lượt trận thứ 2. Tại trận ra quân, đại diện của khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên để thua sít sao 0-1 trước ĐH Huế. Nhưng đến trận thứ 2, đội bóng của HLV Thái Bình Thuận đã nhập cuộc với quyết tâm cao độ, để thắng thuyết phục 3-1 trước đội Trường ĐH Trà Vinh.Vào lúc này, Trường ĐH Quy Nhơn đang có 3 điểm và chỉ cần có 1 điểm ở trận cuối là sáng cửa đi tiếp. Tuy nhiên, HLV Thái Bình Thuận dự báo đội bóng của ông sẽ gặp nhiều khó khăn khi đối đầu với chủ nhà trong trận đấu quyết định. "Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng có lợi thế sân nhà, quen mặt sân và có đông đảo khán giả sát cánh cổ vũ. Họ chơi khá gắn kết và sở hữu đội hình nhiều cầu thủ có thể hình tốt. Tuy nhiên, chúng tôi muốn đi tiếp vào vòng trong và mục tiêu là phải có điểm ở trận cuối vòng bảng", HLV Bình Thuận nhận định.
Thi đấu đôi công với Hàn Quốc, đội tuyển Thái Lan nhận thất bại trên sân nhà
Ngày 20.2, bà Hồ Thị Nguyên Thảo, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết với mục tiêu tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt từ 8% trở lên, nhiều chỉ tiêu phát triển được điều chỉnh cho phù hợp trên cơ sở tính toán.Cụ thể, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng phải đạt tăng trưởng 11,23%; dịch vụ tăng 8,02%; tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 375 triệu USD; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 5.900 tỉ đồng; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 25.800 tỉ đồng...Để tạo nguồn lực, động lực, năng lực mới góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP, UBND tỉnh Phú Yên đề nghị bổ sung 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trên các lĩnh vực, gồm: khơi thông nguồn lực và thúc đẩy đầu tư tư nhân, tạo động lực mới cho phát triển; điều hành, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công; thúc đẩy tiêu dùng, thu hút khách du lịch; đẩy mạnh xuất khẩu; thu ngân sách nhà nước; tăng trưởng tín dụng; chuyển đổi số, công nghệ số.UBND tỉnh Phú Yên đang phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư để xúc tiến hoàn thiện thủ tục, sớm khởi công xây dựng cảng biển Bãi Gốc; kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Tâm - giai đoạn 1; đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp công nghệ cao… Tỉnh Phú Yên cũng chủ động làm việc với Tổng công ty ACV để sớm khởi công Nhà ga T2 - Cảng hàng không Tuy Hòa. Đây được xem là một trong những dự án lớn có tính đột phá, tạo động lực phát triển cho tỉnh Phú Yên.Bà Cao Thị Hòa An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên, khẳng định tỉnh này hoàn toàn có thể đạt được chỉ tiêu nói trên nếu có giải pháp hiệu quả, quyết tâm cao, hành động quyết liệt hơn.HĐND tỉnh Phú Yên kêu gọi các cấp, các ngành, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và nhân dân chung sức, đồng lòng, tập trung khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế để phát triển, khơi thông các "điểm nghẽn", "nút thắt" để đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện, đồng bộ. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu sở, ngành, chính quyền các cấp trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành, nhất là trong giải quyết kịp thời, tháo gỡ khó khăn của người dân và doanh nghiệp.
Món ngon này tốt cho đường ruột và giảm viêm. Nó cũng giúp giảm mức cholesterol "xấu" (LDL). Sữa chua chứa kali giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ tăng huyết áp. Nó cũng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi, vitamin K2 và magiê, cần cho tim.
Trao tiền bạn đọc giúp vợ chồng nghèo chữa bệnh
Ngày 7.3, HĐND tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (chuyên đề), thông qua nghị quyết bầu ông Lê Trường Sơn giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước.Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Bình Phước đã thông qua nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 đối với với ông Huỳnh Anh Minh (nghỉ hưu trước tuổi, theo Nghị định 177/2024 ngày 31.12.2024 của Chính phủ).Đồng thời thông qua nghị quyết bầu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước (nhiệm kỳ 2021-2026) đối với ông Lê Trường Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh và Ủy viên UBND tỉnh đối với bà Nguyễn Thụy Phương Thảo, Giám đốc Sở Tài chính.Kỳ họp cũng thông qua nghị quyết miễn nhiệm các Ủy viên UBND tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Võ Tất Dũng (nguyên Giám đốc Sở Xây dựng), ông Nguyễn Quốc Dũng (nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT), ông Phùng Hiệp Quốc (nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) và ông Trần Văn Hướng (nguyên Giám đốc Sở TN-MT) và bà Bùi Thị Minh Thúy (nguyên Giám đốc Sở KH-CN).Hiện, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước gồm có: bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh; 3 Phó chủ tịch gồm: ông Trần Văn Mi, bà Trần Tuyết Minh và ông Lê Trường Sơn.Ông Lê Trường Sơn sinh năm 1976, thường trú tại TP.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Ông Lê Trường Sơn có trình độ cử nhân kinh tế, cử nhân chính trị.Trước khi được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, ông Sơn đã từng trải qua các chức vụ như: Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh; Bí thư Thành ủy Đồng Xoài, Chủ tịch UBND TP.Đồng Xoài; Phó ban Nội chính Tỉnh ủy; Phó giám đốc Sở LĐ-TBXH; Bí thư Tỉnh đoàn Bình Phước...

4 lý do tại sao tập thể dục là bí quyết để giữ lửa 'yêu'
Giải bóng rổ VBA 2023: Nha Trang Dolphins chơi thăng hoa
Hô Tra chỉ cách trung tâm H.Tân Uyên chừng 20 km nhưng mỗi khi nhắc đến, cảm giác như đâu đó xa lắm, tận thâm sơn cùng cốc và luôn khiến các tay lái ngán ngẩm bởi đường vào bản vẫn đang... chờ lên đời, đất đá ngổn ngang. Ngồi xe vào Hô Tra chẳng khác gì một chuyến hành trình "vượt ngàn chông gai". Thế nhưng chốn non xa ấy là thủ phủ của loài địa lan nổi tiếng không chỉ Lai Châu mà khắp vùng Tây Bắc. Dân bản Hô Tra gọi giản đơn là cây lan đội tán, nhưng về xuôi người đời xưng tụng mỹ miều hơn là lan Trần Mộng - gợi về tích truyện vua Trần mơ thấy hương sắc loài hoa lan trong giấc mộng ngày xưa. Thủ phủ trung chuyển địa lan Trần Mộng những ngày giáp tết chính là Sapa. Ở thủ phủ trung chuyển lan Trần Mộng, các thương lái nhăn nhó kêu khó bởi giá bán ra năm nay không như giấc... mộng trần. Các năm trước, mỗi ngồng lan ngày cận tết, giá chạm khung từ 500.000 - 1 triệu đồng, một chậu lèo tèo đôi mươi bông đã có giá 20 triệu mà còn không đủ bán. Nhưng năm nay, lượng mua giảm mạnh, giá lan rớt thê thảm khi chưa bằng phân nửa so với cùng niên vụ trước đó. Trong khi đó, ở các "phiên chợ online", thị trường mua bán Trần Mộng lại rất nhộn nhịp, giá cây địa lan này cực "thơm", với những lời rao đầy hấp dẫn kiểu như: "79 ngồng hoa, giá 20 "củ" (20 triệu - PV), ship tận nhà, vào tận cửa, bê tận giường, cân chỉnh hoa đến khi mãn nguyện".Tìm về Hô Tra, nhịp sống những ngày giáp tết thật an nhàn, nhà nào cũng xum xuê các chậu địa lan xếp quanh, những cây đã đủ đầy cành lá, ngồng hoa chi chít, được tập kết về bãi chờ "trôi" về Hà Nội. Đến vườn nhà Vàng A Pa trong lúc ông chủ vườn đang chăm chút lại những chậu lan mới lớn, dành cho tết năm sau, A Pa phấn khởi: "Năm nay nhà mình được hơn 100 chậu, nhưng tính chậu to chỉ được khoảng 10 thôi. Vườn mình giờ chỉ còn chậu bé mới được một năm, chưa đủ tuổi xuất nên mình đem dưỡng, thay đất, đôn chậu, trộn tro trấu, phân bò để oải, rồi đắp đôn để sang năm chậu nào đạt thì bán". Hỏi về độ tuổi lý tưởng của lan Trần Mộng khi xuống núi, Vàng A Pa cho biết: "Chậu nào để lâu nhất được 4 năm, không để được hơn đâu, vì 4 năm là đẹp lắm rồi, thương lái họ đến họ ra giá cao mua hết nên không để dành được. Còn trung bình 2 năm là bán được hết". Trước sân nhà Vàng A Chùng, nườm nượp các chậu lan to oạch, những chậu ít hoa lắm đếm ra cũng toàn trên 20 ngồng. Một chậu 32 ngồng mập khỏe, thuộc giống Trần Mộng xanh ngọc, dự báo nở đúng tết, được A Chùng bán giá 1,5 triệu ngay tại vườn, bao luôn việc vận chuyển ra đến trung tâm H.Tân Uyên. Một mức giá mà dân chơi lan Trần Mộng miền xuôi khó nghĩ tới mỗi dịp tết về. Nhớ lại cung đường vào bản Hô Tra, chuyện đi xe thôi đã gật gù nhiêu khê lắm lắm, vậy mà còn chuyển cả chậu lan về huyện, tính sơ trọng lượng cũng hơn 40 kg, lại lồm cồm đủ hoa lá, tính riêng việc bọc đùm, băng bó, mất gần 1 giờ mới xong. Chở chậu lan từ Hô Tra xuống huyện mất gần 2 giờ đánh vật với cung đường hiểm trở, công vận chuyển thôi cũng đã xứng tầm. Hỏi A Chùng sao rẻ thế, cậu cười toe: "Anh em lên tận bản mua, mình bán thế thôi, năm nay thời tiết thuận nên nhà mình trồng được nhiều. Lan nó cũng như người ấy, nuôi nó khỏe thì lên nhiều ngồng, các chậu to nhà mình năm nay có đến 60 - 70 ngồng hoa". Hô Tra hợp với giống địa lan Trần Mộng bởi là sự hợp thành nhiều thuận lợi, từ thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước… Tách biệt với thế giới bên ngoài vì giao thông không thuận lợi, nhưng nhờ thế mà Hô Tra có được bầu không khí trong lành, cây lan ở đây phát triển rất mạnh. Ngồng dài đo được hôm ở nhà Vàng A Chùng hơn 1,2 m, đếm ra hơn 40 bông, A Chùng cho biết ngồng dài trên 1 m là phổ biến, có những ngồng dài đến cả sải tay, gần 1,5 m. Để chuyển được những chậu địa lan từ Hô Tra về xuôi, ngày trước chỉ có thương lái từ Sapa sang định giá, thu gom và vận chuyển, năm nay người Hô Tra tự lo luôn phần việc này. Châu A Thào, "tổng tiêu đầu" địa lan của Hô Tra cho biết: "Bọn em tập hợp lan trong bản lại, dùng băng chính bó chậu, thuê xe đầu kéo vào chở mỗi chuyến được 20 chậu về huyện rồi tiếp tục thuê xe tải đưa về Hà Nội". Chứng kiến câu chuyện trồng lan, chăm sóc lan, cho đến cách thức đem giống hoa đặc hữu ở Hô Tra đến người tiêu dùng, hiểu được vì sao năm nay lan Trần Mộng giá mềm hơn các năm trước.Không phải vì kinh tế xuống, cũng không phải người chơi không mặn mà, mà là phương cách kinh doanh của người trồng lan đã thay đổi, không còn lệ thuộc nhiều vào thương lái trung gian. Trước đây, thương lái có cách mông má, gán ghép câu chuyện, đẩy sản vật đặc sản vùng miền lên thành cao quý, gắn với vua chúa, kiểu như là lan tiến vua, lan vua nằm mộng… cốt đẩy giá sản vật vượt ngưỡng. Trong khi người trực tiếp gắn liền với sản vật - trường hợp này là cây địa lan ở Hô Tra - lại bị o ép giá tơi tả. Phương tiện truyền thông phát triển, cũng giúp dân bản như Châu A Thào hiểu thêm nhu cầu thị trường và cách thức lấy gốc đem bán tận ngọn ở thời bây giờ không còn là bí mật hay quá khó. Lan Trần Mộng quay về giá trị đúng nhờ hình thức kinh doanh như thế. Nguồn lợi kinh doanh đến trực tiếp với người tạo ra sản phẩm, qua đó khuyến khích người trồng lan ở Hô Tra tối ưu được thế mạnh vốn có, từ việc nhân giống, chăm sóc, phát triển quy mô thành một vùng địa lan thủ phủ của Lai Châu. Chuyển lan xuống Hà Nội từ đầu tháng 1.2025, bày gian hàng trên đường Cổ Linh, đến chiều tối 28 tháng chạp, Châu A Thào cùng các anh em ở bản Hô Tra linh đình với bữa tiệc ở trung tâm H.Tân Uyên, kết thúc chuyến đem lan về phố thành công mỹ mãn. Thào khoe: "Bọn em bán hết anh ạ, hơn 200 chậu, giá trung bình trên 200.000/ngồng". Các chậu lan A Thào mang từ Hô Tra xuống, chậu bé nhất 15 ngồng bông, nhiều nhất 68 ngồng, một thu nhập đáng để vui mừng. Cũng nhờ thông tin rộng mở, những hộ trồng lan ở Hô Tra như nhà Vàng A Chùng với 9 năm kinh nghiệm chăm sóc và nhân giống lan Trần Mộng, nay đều tự chủ tất cả các công đoạn, từ gieo trồng, chăm sóc, giao bán. Hôm ở vườn nhà Vàng A Pa, gặp một chậu lan có màu nâu tím lạ mắt đang trổ bông, hỏi ra mới biết A Pa lấy giống từ Trung Quốc sang để ươm thử hơn năm nay, cây phát triển khỏe, ngồng hoa dài.A Pa hào hứng bảo chỉ sang năm sau là có thể nhân giống ra rộng được. Hiện lan Trần Mộng ở Hô Tra đang có 7 màu khác nhau, phổ biến có xanh ngọc, vàng chanh, xanh lơ, vàng nâu… Cả 140 hộ ở bản Hô Tra đều trồng địa lan. Thống kê từ Phòng Nông nghiệp H.Tân Uyên, tính bình quân mỗi hộ 100 chậu, giá thị trường thấp nhất là 1 triệu/chậu, đủ để Hô Tra năm nay tưng bừng tết lớn.
Tổng thống tiếp theo của Ấn Độ đã làm nên lịch sử như thế nào?
Anh Sơn Sô Phi cho biết anh luôn tâm niệm trách nhiệm của một cán bộ đoàn không chỉ là tổ chức các phong trào thanh niên mà còn phải gắn kết, đồng hành cùng người dân trong những hoạt động mang ý nghĩa thiết thực. Vì vậy, khi phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát được triển khai, anh đã nhanh chóng thành lập đội thanh niên tình nguyện gồm 15 đoàn viên tham gia hỗ trợ người dân.Địa bàn P.2, TX.Vĩnh Châu có đến 330 hộ nghèo và cận nghèo cần hỗ trợ xây dựng nhà ở. Từ thực tế đó, anh Phi tích cực kêu gọi nguồn lực, vận động nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí và cùng đoàn viên, thanh niên tham gia quá trình xây dựng, như tháo dỡ nhà cũ, vận chuyển vật liệu, san lấp nền…Với tinh thần xung kích và trách nhiệm của tuổi trẻ, đội tình nguyện do anh Phi thành lập trở thành lực lượng nòng cốt ở địa phương, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng những căn nhà kiên cố cho người dân. Từ khi phong trào được triển khai đến nay, đội đã hỗ trợ xây dựng 34 căn nhà cho các hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở.Chia sẻ về hoạt động ý nghĩa này, anh Phi nói: "Đây không chỉ là sự hỗ trợ về vật chất mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của tuổi trẻ đối với cộng đồng. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực vận động thêm nhiều nguồn lực để giúp nhiều hộ dân nữa có nơi ở ổn định".Đối với anh Phi và các thanh niên tình nguyện, phần thưởng lớn nhất chính là niềm vui của những hộ dân được giúp đỡ. Ngôi nhà khang trang không chỉ là nơi che mưa che nắng, mà còn là biểu tượng của sự sẻ chia, mang đến niềm vui, hy vọng. Anh Thạch Sức (27 tuổi), thành viên tham gia phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát, chia sẻ: "Tôi hỗ trợ ngày công lao động xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ dân tại địa phương. Thấy các cô chú hạnh phúc khi có căn nhà tươm tất, tôi vui lắm".Gia đình thuộc hộ cận nghèo ở địa phương, bà Tăng Soi (70 tuổi) được hỗ trợ căn nhà mới. Bà vui mừng nói: "Tôi tuổi cao, khó làm được các công việc nặng nhọc. May nhờ có các cháu đoàn viên, thanh niên đến hỗ trợ di dời đồ đạc để cất nhà mới, tôi rất vui và biết ơn các cháu".Tương tự, bà Lâm Thị Pó (74 tuổi) chia sẻ: "Gia đình nghèo nên có mơ tôi cũng không dám nghĩ đến việc có tiền để sửa chữa căn nhà bị dột nát. Nhờ các cháu thanh niên tình nguyện đến hỗ trợ sửa chữa, tôi có được căn nhà không bị gió lùa, mưa tạt. Tôi mừng rớt nước mắt".Anh Sơn Sô Phi còn tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa khác như "Ngày thứ bảy tình nguyện", "Chủ nhật xanh", vận động đoàn viên tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường, sửa chữa đường giao thông nông thôn, giúp đỡ gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Anh cũng là tấm gương điển hình trong phong trào hiến máu tình nguyện với trên 20 lần hiến máu.
keonhacai de
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư